Âm Lăng Tuyền

Huyệt vị

Âm Lăng Tuyền

Tên Huyệt Âm Lăng Tuyền

:

Huyệt nằm ở chỗ lõm (giống như con suối nhỏ = tuyền) ở dưới đầu xương chầy (giống hình cái gò mả = lăng), ở mặt trong chân (Âm) vì vậy gọi là Âm Lăng Tuyền.

Tên Khác:

Âm Chi Lăng Tuyền, Âm Lăng.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính

Huyệt Âm Lăng Tuyền

:

Huyệt thứ 9 của kinh Tỳ.

Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ .

Vị Trí huyệt

:

Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương

chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ sau-trong và mặt sau đầu xương chầy, chỗ bám của cơ kheo, dưới chỗ bám của cơ bán mạc, mặt trước cơ sinh đôi trong.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau và nhánh của dây thần kinh hông kheo.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Tác Dụng Tam Âm Giao:

Điều vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang.

Chủ Trị Tam Âm Giao

:

Trị khớp gối viêm, kinh nguyệt không đều, ruột viêm, di tinh, cổ trướng, tiểu không thông, tiểu dầm.

Phối Huyệt:

1. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị bụng bị lạnh (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Liệt Khuyết (Phế 7) + Thiếu Phủ (T.8) trị tâm thống (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Ẩn Bạch (Tỳ 1) trị trong ngực nóng, thình lình tiêu chảy (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị tiểu bí (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Địa Cơ (Tỳ 8) + Hạ Quản (Nh.11) trị bụng cứng (Tư Sinh Kinh).

6. Phối Giải Khê (Vị 41) + Thái Bạch (Tỳ 4) + Thừa Sơn (Bàng quang.57) trị thổ tả (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị đầu gối sưng (Ngọc Long Ca).

8. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị tiểu bí, bụng trướng nước (Châm Cứu Học Giản Biên).

9. Phối Chí Âm (Bàng quang.67) + Nhật Nguyệt 24) + Dương Cương (Bàng quang.48) + Đởm Du (Bàng quang.19) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị hoàng đản (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

10. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Đôn (C.1) trị tiểu khó (Châm Cứu Học Thượng Hải ).

11. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị cổ trướng (Châm Cứu Học Thượng Hải ).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng (theo mé bờ sau xương ống chân), sâu 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

Tham Khảo:

” Bệnh ở phía trên và trong cơ thể (thuộc về tạng) phải thủ huyệt Âm Lăng Tuyền” (Linh khu 1, 127).

“Nhiệt bệnh, rốn đau kịch liệt, lan lên ngực và hông sườn đau nhói, châm Dũng Tuyền + Âm Lăng Tuyền “ (Linh khu.23, 29).

Huyệt vị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận