Trang chủBài thuốc NamPhương thuốc nam chữa Nôn mửa, lợm giọng

Phương thuốc nam chữa Nôn mửa, lợm giọng

Nôn mửa là ăn uống vào dạ dày rồi nôn ra. Nôn thì có tiếng mà không có vật, mửa lại có vật mà không có tiếng. Nhưng tiếng nôn có dài ngắn khác nhau, vật mửa ra có mửa đàm, mửa đồ ăn khác nhau. Có khi vì yếu dạ dày không thể tiếp thu đồ tanh lạnh, có khi vì trúng hàn, trúng thử, có khi vì khí kết đàm tụ, có khi do máu độc ứ đọng, có khi do hỏa tà xung lên mà nôn mửa. Nội kinh nói: Các chứng nôn mửa khí nghịch xung lên đều thuộc về tâm hỏa nên thể theo ý ấy mà chữa.

Phiên vị (Phiên vị là chứng ăn vào mửa ra, vì mừng giận, lo nghĩ, làm việc mệt nhọc, sợ hãi, thất tình làm hại tỳ vị, uất mà sinh đàm, đàm và khí cùng chồng nhau, chỉ nghịch lên mà không hạ xuống, nên ăn vào cứ đưa ngược lên mà không chuyển vận xuống được, nhưng gốc bệnh sinh ra có 4 điều: khí hư, huyết hư, có đàm, có nhiệt cho nên sinh ra bệnh hoặc đầy ách, hoặc đau, hoặc không muốn ăn uống, hoặc ợ hơi nuốt chua, sáng ăn chiều mửa, nên tìm nguồn gốc bệnh mà chữa.)

  1. Chứng đàm khí kết, ăn nghẹn, phiên vị

Hạt Cải củ, hạt Tía tô, hạt Cải trắng, 3 vị đều sao qua giã nát – Nhục Sơn tra Hương phụ mễ, 5 vị bằng nhau, tán, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước gừng.

  1. Phiên vị, mửa ra đàm
  • Mộc nhĩ mọc ỗ cây liễu, 6-7 cái, sắc uống là khỏi.
  • Củ cải, thắng mật chấm vào cắn ăn.
  • Trần bì sao chung với đất vách đàng tây, bỏ đất, lấy Trần bì tán, 1 lần uống 2 đồng cân, gừng 3 lát, táo 1 quả sắc nước uống.
  1. Phiên vị, sớm ăn chiều mửa, chiều ăn sớm mửa, mửa liên miên
  • Nước mía 5 cáp, nước cốt gừng 1 cáp, hòa đều hàng ngày uống 1 ít.
  1. Hạt sen già (bỏ vỏ bỏ tim) Đậu khấu, mỗi thứ 1 ít. Tán 1 lần uống 2 đồng cân với nước cơm lúc đói.
  2. Gừng già sống, giã vắt lấy nước cốt nấu cháo gạo tẻ thường ăn.
  3. Đất lòng bếp lâu năm 3 đồng cân tán uống với nước cơm đến lành thì thôi.
  4. Gạo nếp sao vàng, 1 cáp, Binh lang 1 hạt, Hồ tiêu 25 hạt. Đều tán 1 lần uống 1/2 đồng cân, Chỉ xác nấu lấy nước mà uống sau đó ăn cháo để dằn lên.
  5. Lợm mửa nước chua
  • Hạt cau khô 1 lạng, Trần bì, sao 3 đồng cân, đều tán 1 lần uống 1 đồng cân khi đói, dùng nước sôi pha 1 chén mật ong uống đến lành thì thôi.
  1. Tạp bệnh thương hàn, nôn ói, tay chân giá lạnh
  • Trần bì 4 lạng, gừng tươi 1 lạng, nước 2 bát, sắc còn 1/2 từ từ uống vào thì khỏi.
  1. Lợm giọng, muốn mửa mà không mửa được, vì dạ dày bị nhiệt
  • Trần bì 3 đồng cân, Tinh tre 3 đồng cân, gừng sống (giã lấy nước cốt) 1/2 bát sắc uống nóng, rất hay.
  1. Lợm giọng và bên trong có đàm lạnh
  • Củ nưa 1 lạng, phơi khô, tán, uống 1 lần 1 đồng cân với nước cơm.
  1. Mửa ra nước trong
  • Lá Ngải cứu khô, sắc nước uống, hết ngay.
  1. Nôn ói không dứt
  • Gạo nếp 1 cáp sao vàng, gừng tươi 1 củ xắt lát, đổ nước, sắc uống nóng bất cứ lúc nào.
  1. Hoắc hương 5 đồng cân, Hương phụ mễ 5 đồng cân, Trần bì (cả cùi

trắng) 2 lạng, gừng sống 3 lát, sắc uống nóng.

  1. Nôn mửa ra nước, đờm
  • Hạt cau khô (cắt lát, sao nóng) 1 quả, Trần bì sao 2,5 đồng cân đều tán, 1 bát nước sắc còn 1/2 uống nóng.
  1. Nôn ọc không ngừng, người giá lạnh
  • Rễ cây Ngô thù 3 lạng, cắt nhỏ, đổ nước, sắc đặc, uống nhiều lần thì khỏi.
  • Nước tiểu trẻ con cùng sắc với rễ Ngô thù, uống.
  1. Nôn mửa và khí nghịch lên
  • Hạt cải, tán, viên mật bằng hạt ngô đồng, 1 lần uống 7 viên với nước giếng ban mai (5 giờ sáng). Ngày 2 lần sáng sớm và chiều tối.
  1. Nôn khan, mình giá lạnh
  • Gừng sống nhai nuốt, là 1 vị thuốc chữa nôn rất hay.
  1. Nôn khan không thôi
  • Củ sắn dây giã nát lấy nước 1 thăng, uống.
  • Mía ép lấy nước 1 bát thêm 1 thìa nước gừng sống, đun sôi lên, uống ngày 3 lần.
  1. Đờm lạnh sinh lợm giọng
  • Lá lốt 1 lạng, tán bột trước lúc ăn lấy 1/2 đồng cân uống với nước cơm.
  1. Chợt bị lợm giọng
  • Bạch đậu khấu, nhai nhiều rất hay.
  1. Chợt bị mửa xốc lên, thức ăn không xuông được
  • Hoạt thạch sống tán bột, uống với nước ấm, mỗi lần 2 đồng cân, ăn bột mì nấu cho đè thuốc xuống.
  1. Vị hư, lợm giọng, nôn mửa có đờm
  • Nhân sâm 1 lạng sắc lên, cho vào một chén Trúc lịch, 3 thìa nước gừng uống ấm, đến khỏi thì thôi. Phương này đối với người già càng thích hợp.
  1. Hư hàn nôn mửa, thức ăn, thức uống không xuông được
  • Tế tân 1/2 lạng, Đinh hương 2,5 đồng cân tán bột, nấu Tai hồng làm thang uống 1 – 2 đồng cân.
  1. Nôn mửa nôn khan, quyết nghịch (đó là nhiệt chạy vào sâu)
  • Rễ lau 3 đồng cân, nấu với nước đồng tiện uống 3 lần thì khỏi
  1. An vào liền mửa, là trong bụng có hỏa
  • Đại hoàng 1 lạng, Cam thảo 1,5 đồng cân sắc uống ấm.
  1. Mửa xốc lên không thôi
  • Hoàng đơn 4 lạng, giâm 1/2 cân, đun cạn, cho vào chảo gang, đặt lên than hồng sấy khô, lấy giấm làm thang uống mỗi lần 7 viên.

Hoặc

  • Hỏa ma (rễ cây gai làm bánh) giã vắt lấy nước, gia tí muối uống.
  1. Mửa ra nước trong
  • Ngải cứu khô sắc uống.
  1. Nôn khan không ngớt
  • Củ sắn dây giã lấy nước uống 1 cân thì khỏi.

Hoặc

  • Nước mía hòa nước gừng uống 1/2 cân thì khỏi.
  1. Hơi đưa lên nôn mửa
  • Bạch giới tử viên với mật, uống với nước giếng ban mai và tối uống mỗi lần 7 viên.

    Bạch giới tử
    Bạch giới tử
  1. Bụng đầy nôn
  • Gừng sống 8 lạng, Bán hạ 5 cáp, sắc, chia 2 lần uống.
  1. Nôn mà ngực đầy
  • Ngô thù 1 cáp, Đại táo 20 quả, Gừng sống 1 lạng, Nhân sâm 1 lạng, sắc uống ngày 3 lần.
  1. Mửa xốc lên không ngớt, nhiều ngày không nuốt được cơm cháo và thuốc
  • Ngũ linh chi tán bột, mật chó hòa làm viên, cho rượu vào nấu cho tan ra mà uống, rồi húp ngay ít cháo nóng.
  1. Nôn thốc không thôi (nghiệm phương)
  • Nam nữ đều dùng được
  • Nhục quế, Bạch đàn, Trầm hương, Mộc hương – tán bột rồi viên, lấy lá Hoắc hương nấu làm thang, mài thuốc ra mà uống.
  1. Nôn mửa và thức ăn bị tắc ởngực
  • Bán hạ 3 lạng, Nhân sâm 1 lạng
  • Mật ong 4 lạng sắc chia ra uống trong 4 ngày.
  1. Nôn mửa, ăn uống vào liền mửa ngay, người yếu mất sức
  • Đảng sâm 3 lạng sắc uống nóng lại lấy nước sâm cho gạo, trứng gà và củ kiệu vào nấu cháo ăn.
  1. Khí nghịch lên ăn vào mửa ngay
  • Rễ tranh 2 lạng nấu với nước rễ lau uống.
  1. Lợm giọng, ăn uống không nuốt xuống được
  • Kinh Tam lăng sấy khô 1,5 lạng, Đinh hương 3 phân, tán bột, uống với nước sôi mỗi lần 1 đồng cân.
  1. Phiên vi nôn mửa
  • Củ cải nấu với mật cho ngấm ăn từng tí một.
  1. Tỳ hư phiên vị
  • Bạch đậu khấu, Sa nhân, mỗi vị 2 lạng, Đinh hương 1 lạng, gạo lâu năm 1 cân sao với đất thó cho sém, bô đất lấy thuốc, tán bột, trộn nước gừng viên, thang bằng nước gừng mỗi lần 100 viên.
  1. Phiên vị nghẹn hơi không thông
  • Đinh hương, Mộc hương mỗi vị 2 lạng tán bột, mài tí đất sét vàng với nước sôi hòa lẫn thuốc bột, uống mỗi lần 4 đồng cân.
  1. Nôn ọc, choáng váng run sợ, cơm nuốt không xuống
  • Bán hạ, gừng sống đều 1/2 cân, Phục linh 3 lạng, thái thành phiến sắc với nước uốhg ấm.
  1. Ruột xót (Nguyễn Hưng An)

Ruột bào xót rất khó chịu

  • Cho đàn ông
  • Xắt mỏng cả vỏ 1 trái bí đao non (cỡ ngón chân cái) chưng với đường phèn mà uống nước ăn cái, mỗi sáng 1 lần.
  • Cho đàn bà
  • Thui sơ 1 mớ rễ cây thuốc ngọt, sắc mà uống mỗi buổi tối.
  1. Phơi sương mãng cầu ta mà ăn (mãng cầu có gai)
  2. Rau dền trắng, rau sam, đường cát, chưng chung 3 món trên phơi sương sáng sớm uống và ăn cái.
  3. Sáng sớm, nấu 1 nồi cháo trắng’, để nguội mới ăn, ăn cả ngày, chỉ ăn cháo không.

– Rất dễ, công hiệu lạ thường.

  1. Chữa nôn ra máu
  • Củ sắn dây 20g – cỏ mực 20g
  • Trắc bách diệp (sao đen) 20g
  • Mạch môn (bỏ lõi) 20g – Lá tre 20g
  • Phấn lọ chảo 4g

Củ sắn dây, lọ chảo tán bột mịn, các vị khác nấu thành cao đặc, ngào bột kể trên làm viên.

Chữa nôn ra máu do bệnh dạ dày, liều kể trên dùng trong một ngày chia 3 lần uống, khi dùng hòa tan với nước sôi, để ngấm thuốc rồi uống.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây