Hoàng đản là bệnh có các biểu hiện mắt vàng, da vàng, nước tiểu vàng. Lãn ông cho Hoàng đản là một bệnh thuộc thấp, ví như men rượu ủ ấp thấp nhiệt làm ngấu nát mà vàng. Thiên Bình nhân khí tượng luận sách Tố vấn viết: Mắt vàng là hoàng đản (Mục hoàng giả, viết hoàng giả). Hoàng đản có nhiều loại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sách Kim quỹ yếu lược phân ra 5 loại: Hoàng đản, Cốc đản, Tửu đản, Nữ lao đản, Hắc đản.
Loại chứng trị tài, Tuệ tĩnh cùng chia ra Ngũ đản, song lấy hoàng hãn thay hắc đản.
Căn cứ vào tính chất của bệnh xưa kia Vệ sinh bảo giám phân âm hoàng, dương hoàng. Trương Trọng cảnh cũng chia ra như vậy. Cũng có y gia chia làm dương hoàng, âm hoàng, cấp hoàng. Thời này cũng chia theo âm hoàng, dương hoàng, cấp hoàng. Dương hoàng bệnh cấp thời gian ngắn, sắc vàng tươi, thuộc nhiệt, thuộc thực. Âm hoàng bệnh hoãn, thời gian mắc bệnh tương đối dài, vàng sạm, thuộc hư, thuộc hàn. Dương hoàng, âm hoàng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Dương hoàng chữa không tốt có thể chuyển thành âm hoàng do tỳ dương không phấn chấn, thấp hóa theo hàn (hàn hóa). Âm hoàng có thể chuyển thành dương hoàng do bị nhiễm lại ngoại tà, thấp nhiệt nội chưng làm mật tiết ra ngoài cơ phu. Cấp hoàng thường do vốn có tích nhiệt ỗ tỳ vị nay nhiệt độc ở ngoài lại tấn công vào, bệnh phát cấp dễ chết. Nguyên nhân gây bệnh thường là: thời tà (truyền nhiễm), ăn uống không tiết độ, tạng phủ bị bệnh chủ yếu là tỳ vị, và từ đó ảnh hưởng đến can đởm.
Khi bị thời tà thấp nhiệt từ ngoài xâm nhập vào trong và uất lại, làm trỏ ngại trung tiêu, gây nên sự chuyển hóa thất thường của tỳ vị. Lúc đó thấp và nhiệt tác động lẫn nhau, thấp bị nhiệt chưng, không ra ngoài bằng đường mồ hôi, cũng không ra bằng đường tiểu tiện được, và từ tỳ vị bốc lên can đởm làm cho can mất sự điều đạt, đởm tràn ra ngoài, đi vào cơ phu, và đi xuống bàng quang làm cho mắt,da, nước tiểu đều vàng.
Ăn uống không tiết độ hoặc ăn phải thứ ôi thiu, no đói thất thường hoặc uống rượu quá nhiều, đều làm cho tỳ vị bị tổn thương, gây nên sự rối loạn vận hóa của tỳ vị, từ đó thấp trọc được sinh ra ứ lại rồi hóa nhiệt, nhiệt bốc lên can đởm, làm đởm không theo đường cũ mà tràn ra cơ phu, xuống bàng quang gây vàng. Mặt khác, khi tỳ vị bị hư hàn hoặc do lao hư quá độ, hoặc bệnh hoàng chữa không kịp thời, làm tỳ vị tổn thương, thấp trọc được sinh ra và làm trỏ ngại ở bên trong, lúc đó thấp có thể hóa theo hàn (hóa hàn), hàn thấp uất trệ ở trung tiêu, làm trỏ ngại sự tuần hoàn của mật, mật sẽ tràn ra cơ phu và sinh vàng da.
Như vậy dương hoàng là do thấp theo nhiệt (Thấp tòng nhiệt hóa), và âm hoàng là do thấp theo hàn (thấp tòng hàn hóa). Vế điều trị thì với dương hoàng phải thanh nhiệt lợi thấp làm chính. Với âm hoàng phải kiện tỳ ôn hóa làm chính. Với cấp hoàng phải thanh nhiệt giải độc là chính. Tuệ Tĩnh cho rằng nếu thấp ở trên dùng phép phát hãn, ở dưới dùng phép lợi tiểu tiện để tiêu trừ thấp, bệnh sẽ khỏi. Những bệnh viêm gan siêu vi trùng, sơ gan, viêm túi mật gây vàng da đều thuộc phạm vi hoàng đản của y học cổ truyền.
Phân loại theo âm dương.
Dương hoàng.
Dương hoàng do thấp nhiệt gây nên. Có thể nhiệt nặng hơn thấp, có thể thấp nặng hơn nhiệt. Kim quỹ yếu lược cho là: Bệnh hoàng đản thường kéo dài 18 ngày. Chữa nó trên dưới 11 ngày thì khỏi, nếu không khỏi thì trở thành khó chữa.Triệu chứng: Mắt vàng, da vàng tươi, nước tiểu vàng, và thường kéo dài 3 tuần.
- Nếu nhiệt nặng hơn thấp thêm sốt, khát, nước tiểu ít, ỉa khó phân khô, bụng có thể trướng, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch huyền sác.
Phép điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp thêm tiết hạ.
Phương thuốc: Nhân trần cao thang gia vị (Thương hàn luận).
Nhân trần 30 g
Chi tử 15g
Đại hoàng 9g
Ý nghĩa: Nhân trần, Chi tử để thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng. Chi tử, Đại hoàng để thanh nhiệt tả hạ, có thể giải nhiệt độc. Thêm Xa tiền tử, Trư linh để thảm thấp, nếu bụng trướng thêm Chỉ thực Hậu phác để hành khí đạo trệ.
- Nếu thấp nặng hơn nhiệt thêm đầu nặng, ngực bụng đầy trướng ăn giảm, chán ăn, phân lỏng, rêu lưỡi dày bẩn hơi vàng, mạch nhu sác.
Phép điều trị: Lợi thấp thanh nhiệt, lợi thủy.
Phương thuốc: Nhân trần Ngũ linh tán gia giảm (Kim quỹ yếu lược).
Nhân trần 20g
Quế chi 5g
Bạch truật 9g
Bạch linh 9g
Trư linh 9g
Trạch tả 15g
Ý nghĩa: Nhân trần để thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng, Trư linh, Phục linh, Trạch tả để thảm thấp lợi thủy. Bạch truật để kiện tỳ trừ thấp, Quế chi để trợ giúp quá trình khí hóa của bàng quang. Thêm Hoắc hương, Đậu khấu để tuyên thông khí cơ, hóa thấp trọc.
Phương thuốc: Hoa mã đề tán mịn hòa với nước hoặc với nước cơm, uống 3-5 ngày (Nam dược thần hiệu).
Phương thuốc dùng cho Dương hoàng.
Dương hoàng thang (Trích từ Thuốc nam châm cứu).
Nhân trần 30g
Chi tử 12g
Vỏ đại sao vàng hoặc đại hoàng 10g
Mã đề 20g
Mạch nha 12g
Gia giảm:Có tiểu tiện ít thêm Tỳ giải.
Có sốt thêm Thanh hao Sài hồ
Có ăn kém thêm Ý dĩ 30g, Mạch nha 12g, củ sả 12g.
Có nôn thêm gừng, 16g Trúc lịch tự làm với 0.5m tre non.
Âm hoàng
Thấp thịnh dương suy (hoặc hoàng đản do hàn thấp).
Triệu chứng: Da vàng sạm, ăn ít, bụng đầy, mỏi mệt đau tức ỗ thượng, trung, hạ vị và dưới bò sườn, đi ỉa thất thường nước tiểu vàng, không sốt, rêu lưỡi trắng mỏng, hoặc hơi vàng và trơn, chất lưỡi nhợt, mạch nhu hoãn.
Phép điều tri: Ôn hóa hàn thấp.
Phương thuốc: Âm hoàng thang (Thuốc nam châm cứu)
Nhân trần 30g
Gừng khô 8g
Cam thảo dây 12g (sao vàng)
Quế tốt 4g
Ý dĩ 20g
Củ sả 10g
Ý nghĩa: Nhân trần để trừ thấp lợi tiểu chữa vàng da. Gừng khô để ôn trung hóa thấp. Quế để ôn kinh tán hàn. Ý dĩ để kiện tỳ trừ thấp. Củ sả để tiêu thực lợi tiểu. Cam thảo dây để kiện tỳ điều hòa các vị thuốc.
Phương thuốc: Nhân trần phụ truật thang gia vị (Y học tâm ngộ)
Nhân trần 5 đồng cân
Phụ tử 3 đồng cân
Bạch truật 4 đồng cân
Can khương 2 đồng cân
Cam thảo 2 đồng cân.
Ý nghĩa: Nhân trần, Phụ tử hợp với nhau có tác dụng ôn hóa hàn thấp, Bạch truật, Can khương, Cam thảo để kiện tỳ ôn trung. Thêm Phục linh Trạch tả để thảm thấp.
Nếu hư thêm Hoàng kỳ 5 đồng cân Đảng sâm 5 đồng cân.
Có cục ở dưới sườn thêm Uất kim 3 đồng cân. Đan sâm 4 đồng cân. Quy vĩ 3 đồng cân. Miết giáp 5 đồng cân. Cỏ roi ngựa 5 đồng cân. Tam lăng 2 đồng cân. Nga truật 2 đồng cân.
Phương thuốc: Nhân trần lý trung thang (Tức lý trung thang thêm Nhân trần).
Nhân trần, Đảng sâm, Can khương, Bạch truật, Cam thảo.Ý
nghĩa: Nhân trần để trừ thấp lợi tiểu, Lý trung để ôn trung tán hàn.
Can uất tỳ hư:
Triệu chứng: Đau âm ỉ cạnh sườn, bụng trên trướng, không muôn ăn, mắt không vàng, Chân tay mệt mỏi, nước tiểu bình thường, phân có lúc nhão, mạch huyền tế.
Phép điều trị: Phù tỳ sơ can.
Phương thuốc: Tiêu dao tán (Cục phương)
Sài hồ 3 đồng cân
Đương quy 3 đồng cân
Bạch thược 3 đồng cân
Bạch truật 3 đồng cân
Bạch linh 3 đồng cân
Cam thảo 1.5 đồng cân.
Ý nghĩa: Sài hồ để sơ can giải uất, Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết nhu can hoãn cấp, Bạch truật, Bạch linh để kiện tỳ trừ thấp. Cam thảo để ích khí hòa trung. Thêm Uất kim Thanh bì, Chỉ xác, Xuyên khung, Hương phụ để lý khí hành khí hoạt huyết.
Tỳ vị hư nhược.
Triệu chứng: Vàng da, cơ phu không nhuận, chân tay yếu cơ nhẽo, tim đập ít ngủ, phân lỏng, lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch nhu tế.
Phép điều trị: Kiện tỳ ôn trung, bổ dưỡng khí huyết.
Phương thuốc: Tiểu kiến trung thang gia vị (Thương hàn luận).
Thược dược 18g
Quế chi 9g
Chích cam thảo 6g
Sinh khương 10g
Đại táo 4 quả
Di đường 30g.
Ý nghĩa: Di đường để ích tỳ khí, dưỡng tỳ âm, ôn bổ trung tiêu, hoãn cái cấp của can, nhuận cái táo của phế. Cam thảo giúp Di đường, Quế chi để ôn trung ích khí hợp với Bạch thược để ích can tư tỳ. Sinh khương để ôn vị, Đại táo để bổ tỳ hòa dinh vệ.Nếu khí hư nhiều thêm Hoàng kỳ Đảng sâm, nếu huyết hư thêm Quy, Thục địa, nếu dương hư thêm Nhục quế bỏ Quế chi.
Cấp hoàng:
Bệnh phát triển rất cấp do tỳ vị có tích nhiệt lại bị nhiệt độc ở ngoài tấn công vào làm tổn thương dinh huyết.Triệu chứng: Bệnh đến nhanh cấp mạnh, đột nhiên có vàng da, sốt cao khó thở ngực đầy, hôn mê nhanh, xuất huyết ở mũi, ỗ hậu môn, ban chẩn, lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác, hoặc tế sác. Thường cấp cứu không kịp.
Phép điều trị: Lương huyết giải độc, thanh nhiệt cứu âm.
Phương thuốc: Nhân trần tả hoàng thang (Thẩm thị Tuân sinh).
Cát căn Hoàng liên
Bạch truật Xích linh
Nhân sâm Mộc thông
Đại táo Mộc hương
Phương thuốc: Tê giác tán (Thiên kim phương
Tê giác Chi tử Thăng ma
Gia sinh địa, Huyền sâm, Thạch hộc.
Ý nghĩa: Tê giác, Cát căn để thanh nhiệt giải độc. Nhân trần, Chi tử, Hoàng liên để thanh nhiệt lợi thấp Bạch thược, Sinh địa, Huyền sâm, Thạch hộc để thanh nhiệt cứu âm. Sâm Linh, Truật để kiện tỳ ích khí. Mộc thông để lợi tiểu, Khương Táo để điều hòa các vị thuốc. Mộc hương để hành khí chỉ đau.
Phân loại theo ngũ đản
1. Hoàng đản.
Triệu chứng: Mắt, da đều vàng, người nóng và lạnh, mệt mỏi.
Phép điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp.
Phương thuốc: Nhân trần, Ngũ linh tán (Xem dương hoàng).
2. Cốc đản (vị đản)
Triệu chứng: Sốt rét không muốn ăn, ăn rồi đầu váng, phiền nhiệt, mệt mỏi, ngực bụng đầy tắc, người vàng.
Phép chữa: Hòa tỳ vị, tiêu cốc khí.
Phương thuốc: Nhân trần trung hòa thang (Trích từ Giản minh Trung y nội khoa học)
Đương quy 2 đồng cân Phục linh 2 đồng cân
Bạch truật 1 đồng cân Trần bì 1 đồng cân
Hậu phác 1 đồng cân Mộc hương 5 phân
Sa nhân 1 đồng cân Thương truật 1 đồng cân
Sơn chi 1.5 đồng cân Nhân trần 3 đồng cân
Tỳ giải 2 đồng cân Xa tiền 2 đồng cân
Cốc nha 4 đồng cân Ý dĩ 10 đồng cân
Sắc uống thay nước.
Ý nghĩa: Thục Linh, Bạch Thương truật, Cốc nha, Ý dĩ để kiện tỳ hóa thấp tiêu thực. Trần bì, Hậu phác, Mộc hương, Sa nhân để lý khí tỉnh tỳ. Nhân trần, Sơn chi để thanh nhiệt trừ thấp, Tỳ giải Xa tiền để lợi thủy.
Nếu thuộc nhiệt bỏ Mộc hương, Sa nhân thêm Hoàng cầm, Hoa phấn (Dương hoàng).
Nếu thuộc hàn thêm Can khương (Âm hoàng).Phương thuốc kinh nghiệm: Xơ mướp có hạt (ty qua lạc) đốt tồn tính tán mịn mỗi lần uống 2 đồng cân có thể uống với rượu nóng.
Ý nghĩa: Sơ mướp thanh nhiệt trừ thấp lợi tiểu.
3. Tửu đản:
Triệu chứng: Uống rượu say rồi xuống nước, hoặc ngược gió, hoặc thường xuyên uống rượu, có các chứng trong lòng bồn chồn rạo rực, không ăn được, lại muốn nôn, mặt vàng có đám đỏ, mắt vàng, nước đái đỏ, đái không thông.
Phép điều trị: Giải độc của rượu hóa thấp nhiệt.
Phương thuốc: Nhân trần ngọc lộ ẩm. (Trích từ Giản minh trung nội khoa học).
Nhân trần 3 đồng cân Ngọc trúc 3 đồng cân
Thạch hộc 3 đồng cân Hoa phấn 2 đồng cân
Hoa cát căn 2 đồng cân Sơn chi 1.5 đồng cân
Trần bì 1 đồng cân Bán hạ 1 đồng cân
Phục linh 2 đồng cân Tỳ giải 2 đồng cân
Ý dĩ 1 lạng
Phương thuốc: Cát hoa giải thuần thang (Trích từ Loại chứng trị tài) (thuần = Rượu).
Cát hoa (Hoa cát căn) 5 đồng cân Sa nhân 5 đồng cân
Bạch đậu khấu 5 đồng cân Mộc hương 0,5 đồng cân
Thanh bì 3 đồng cân Trần bì 1,5 đồng cân
Nhân sâm 1,5 đồng cân Bạch truật 2 đồng cân
Phục linh 1,5 đồng cân Thần khúc 2 đồng cânCan khương 2 đồng cân Trư linh 1,5 đồng cân
Thêm Nhân trần.
Ý nghĩa: Sơn chi, Nhân trần để thanh nhiệt lợi thấp, Hoa cát căn, Ngọc trúc, Hoa phấn, Thạch hộc để giải độc dưỡng vị âm. Nhân sâm, Bạch truật, Can khương để ôn trung, Trần bì, Thanh bì, Sa nhân, Mộc hương, Đậu khấu nhân, Thần khúc để lý khí tỉnh tỳ tiêu thực, Trư linh, Phục linh, Ý dĩ, Tỳ giải để kiện tỳ thảm thấp lợi thủy.
Phương thuốc: Nhân trần 4 gốc, Dành dành 7 quả, ốc bươu 1 con cả vỏ cùng giã nát, nấu sôi 100 dạo, hòa với rượu uống (Nam dược thần hiệu).
Phương thuốc: Hạt gấc mài vào giấm (1-2 chén) rồi uống (Nam dược thần hiệu).
Phương thuốc: Rễ hoa hiên giã vắt lấy nước cốt uống (Nam dược thần hiệu).
4. Hắc đản.
Triệu chứng: Tửu đản chữa lâu không khỏi chuyển sang hắc đản. Toàn thân phù, mặt mắt xanh đen, phân sám, da nóng tê bì không có cảm giác. Rất khó chữa.
Phương thuốc: Hắc đản thang (Thẩm thị tuân sinh).
Nhân trần cao 4 lạng Giã nát lấy nước cốt 1 chén.
Qua lâu căn 1 cân, giã nát vắt lấy nước 6 chén nước cốt.
Hòa với nhau cho uống dần, để có nước vàng đi theo đường tiểu tiện. Nếu chưa có kết quả uống tiếp.
Phương thuốc: Thiên hoa phấn 1 cân giã nhỏ vắt lấy nước cốt 6 chén. Uống dần. (Nam dược thần hiệu).
Ý nghĩa: Nhân trần cao để lợi thấp thoái hoàng. Qua lâu căn (Thiên hoa phấn) để bổ hư thanh nhiệt nhuận táo chỉ khát.
5. Nữ lao đản.
Triệu chứng: Nhập phòng vô độ làm tổn thương thận hoặc huyết ứ tích ở bàng quang. Người vàng, trán đen, đái gấp, bụng dưới đầy, rét, sốt, nặng thì bụng như có nước.
Phép điều trị:
1. Nếu thận hư: Bổ tỳ thận.
Phương thuốc: Gia vị tứ quân tử thang: (trích từ Loại chứng tri tài).
Nhân sâm 1 đồng cân Phục linh 2 đồng cân
Bạch truật 1 đồng cân Cam thảo 0.5 đồng cân
Thêm Hoàng kỳ 2 đồng cân Bạch thược 1 đồng cân
Biển đậu 3 đồng cân Sinh khương 5 lát
Đại táo 2 quả.
2. Nếu ứ huyết ở bàng quang: Thông lợi hạ tiêu kiêm khứ ứ tích.
Phương thuốc: Đào hoa hóa trọc thang (trích từ Giản minh trung nội khoa học).
Đào nhân 2 đồng cân Hồng hoa 5 phân
Ngưu tất 2 đồng cân Diên hồ sách 1 đồng cân
Quy vĩ 1.5 đồng cân Xích thược 1 đồng cân
Đan sâm 2 đồng cân Nhân trần 3 đồng cân
Trạch tả l.õ đồng cân Xa tiền tử 3 đồng cân
Giáng hương 5 phân Huyết kiệt than 1 nhúm.
Ý nghĩa: Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất, Diên hồ sách, Đương quy, Xích thược, Đan sâm, Huyết kiệt để hành huyết khứ ứ. Nhân trần, Trạch tả, Xa tiền, Giáng hương để lợi thấp thoái hoàng thông lợi hạ tiêu.Thuốc đắp: là hẹ giã nát với rượu và muối, trộn đều, đắp vào rốn và buộc lại (Nam dược thần hiệu).
6. Hoàng hãn.
Đó là do nóng đang mồ hôi đi tắm ngâm người trong nước làm mồ hôi uất lại ở trong cơ nhục rồi bị nhiệt chưng nóng lên mà sinh ra mồ hôi màu vàng.
Triệu chứng: Mồ hôi thấm vào áo tạo nên màu vàng như nhuộm nước Hoàng bá, mặt chân tay nặng nề, sốt, khát nước đau người, đái không thông thoát, mạch trầm trì.
Phép điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp thêm cố biểu.
Phương thuốc: Hoàng kỳ thang (Tế sinh phương).
Hoàng kỳ 2 đồng cân Xích thược 2 đồng cân
Nhân trần 2 đồng cân Thạch cao 4 đồng cân
Mạch môn 1 đồng cân Đậu xị 1 đồng cân
Cam thảo 0,5 đồng cân Trúc diệp 14 mảnh
Sinh khương 5 lát
Ý nghĩa: Nhân trần, Thạch sao, Đậu xị, Trúc diệp để thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng. Hoàng kỳ, Mạch môn để cố vệ dưỡng âm, Xích thược để hoạt huyết, Cam thảo, Sinh khương để bổ trung điều hòa các vị thuốc.
Phương thuốc: Quế chi gia hoàng kỳ thang (Thương hàn luận) để giải cơ phát biểu.
Hoàng kỳ 3 đồng cân Bạch thược 3 đồng cân
Quế chi 3 đồng cân Sinh khương 3 đồng cân
Cam thảo 2 đồng cân Đại táo 3 quả
Ý nghĩa: Quế chi để ôn thông kinh lạc giải cơ phát tán vệ khí ở biểu, đuổi hàn thấp ra ngoài. Thược dược để ích âm liễm dinh. Hoàng kỳ để tăng vệ khí, trừ thủy thấp, Sinh khương giúp Quế để giải cơ. Đại táo để bổ trung. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
Nếu có mạch phù (chứ không phải mạch trầm trì).
Phép điều trị: Sơ biểu hóa thấp.
Phương thuốc: Độc hoạt thắng thấp thang.
Khương hoạt Độc hoạt Xuyên khung
Mạn kinh tử Cam thảo Phòng phong
Cao bản.
Ý nghĩa: Khương hoạt, Độc hoạt, Mãn kinh tử để khu phong hàn thấp, Phòng phong để khu phong nhằm thắng thấp, Xuyên khung để hoạt huyết dưỡng huyết.