Trang chủBệnh chứng Đông yKhó thở (suyễn) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Khó thở (suyễn) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Suyễn (khó thở) là thở khó (cả thời hít vào thở ra, hoặc chủ yếu ở thì hít vào hoặc chủ yếu ở thì thở ra), nếu nặng thì phải há mồm ưỡn cổ so vai để thở và phải ngồi để thở, nằm thì rất khó thở. “Suyễn là một bệnh mà hơi kéo lên thở cấp không thể điều hòa hơi thở được” (Nam dược thần hiệu). Y học chính truyện viết: Khó thở là nói đến khí ra vào khi thở (Suyễn dĩ khí tức ngôn) nó khác với hen, hen là thở có tiếng kêu (háo dĩ thanh hưởng minh). Khó thở thường đi kèm với hen, vì vậy thường gọi “háo suyễn” (hen suyễn-hen khó thở). Song khó thở còn do các bệnh khác (ngoài hen), như vậy khó thở là 1 chứng của nhiều bệnh. Nguyên nhân đều do “phế hoặc hư mà có ghé hàn, hoặc thực mà có ghé nhiệt, hoặc bị thủy khí lấn, hoặc lo sợ khí uất nghịch lên, hoặc âm hư, hoặc khí hư, hoặc đờm tắc, hoặc vị hư, hoặc hơi thở gấp, hoặc hỏa bốc v.v… (Nam dược thần hiệu). Nội kinh viết: tà vào lục phủ làm mình nóng, không nằm được, khí nghịch lên là suyễn vậy (tà nhập lục phủ, tắc thân nhiệt, bất đắc ngọa, thượng vi suyễn hô) và phế khí bất cập làm cho khó thở, thở được ít khí (thu mạch bất cập, tắc lệnh nhân suyễn, hô hấp thiểu khí). Cơ chế sinh suyễn (khó thở) là phế chủ, khí, thận là gốc của khí, phế quản việc xuất khí, thận quản việc nạp khí, khi âm dương giao hòa thì hô hấp hòa. Nếu sự xuất nạp, thăng giáng thất thường thì sinh ra khó thở. (Phế vi khí chi chủ, thận vi khí chi căn, phế chủ xuất khí, thận chủ nạp khí, âm dương giao hòa, hô hấp nãi hòa. Nhược xuất nạp thăng giáng thất thường, tư suyễn tác ai). Trên cơ sở nhận định trên, các y gia đã chia thành suyễn thực (do tà khí tác động ở phế) và suyễn hư (do phế thận hư). Các bệnh hen phế quản, phế quản phế viêm, phế khí thũng (giãn phế quản), hen tim, viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi, bụi phổi hay có trạng thái khó thở.

Suyễn thực

Suyễn do phong hàn phạm phế.

Triệu chứng: Khó thở ngực đầy, ho đờm trắng lỏng loãng, khởi đầu có sốt gai rét, đau đầu mình, không mồ hôi, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Phép điều trị: Tuyên phế bình suyễn tán hàn.

Phương thuốc: Tam ảo thang (Cục phương) gia Tiền hồ, Trần bì.

Ma hoàng                   3 đồng cân   Hạnh nhân 3 đồng cân

Cam thảo                   1 đồng cân

Ý nghĩa: Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo để tán hàn tuyên phế, Tiền hồ, Trần bì để thuận khí hóa đờm.

Vị thuốc ma hoàng
Vị thuốc ma hoàng

Phương thuốc: Tam tử dưỡng thân thang (Nam dược thần hiệu, Hàn thị y thông).

Tô tử 6g

Bạch giới tử 9g

La bặc tử 6g

Ý nghĩa: Tô tử để giáng khí hành đờm, Bạch giôi tử để ôn phế lí khí tiêu đờm, Lại phục tử (La bặc tử) để tiêu thực đạo trị, hành khí trừ đờm.

Phương thuốc: Đình lịch đại táo tả phế thang (Kim quỹ yếu lược).

Đình lịch tử               12g               Đại táo              12 quả

Ý nghĩa: Đình lịch tử để tiêu đờm hạ khí bình suyễn. Đại táo để dưỡng vị ích khí, dùng trong ho suyễn ngực đầy đờm dãi ứ nhiều.

Phương thuốc: Tiểu thanh long thang (Kim quỹ yếu lược)

Ma hoàng 9g Thược dược 9g
Ngũ vị tử 3g Can khương 3g
Cam thảo 6g Tế tân 3g
Quế chi 6g Bán hạ 9g

Ý nghĩa: Ma hoàng Quế chi để phát hãn giải biểu tuyên phế. Can khương, Tế tân để ôn phế hóa ẩm giúp phát hãn, Ngũ vị tử để liễm khí, Bạch thược để dưỡng huyết, Bán hạ để khử đờm hóa vị, Cam thảo để ích khí hòa trung. Thường dùng trong khó thở của chi ẩm (tràn dịch màng phổi).

Suyễn do nhiệt phạm phế

  • Thể phong nhiệt.

Triệu chứng: Ho khó thở (suyễn), tiếng thở thô, nặng thì cánh mũi phập phồng, đờm vàng đặc dính, khát muôn uống nước lạnh, ngực đầy tức, bồn chồn trong ngực, ra mồ hôi, nặng thì mình nóng mặt đỏ lưỡi đỏ rêu vàng, mạch phù sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt tuyên phế định suyễn.

Phương thuốc: Ma hạnh thạch cam thang (Thương hàn luận) gia vị.

Ma hoàng                   5g                Hạnh nhân                9g

Thạch cao                   18g              Cam thảo                  6g

Ý nghĩa: Ma hoàng để thanh tiết nhiệt tà, Thạch cao để giúp Ma hoàng tuyên phế. Hạnh nhân để giáng phế khí, Cam thảo để ích khí, hòa trung hợp với Thạch cao để sinh tân chỉ khát, Hạnh nhân Cam thảo để hóa đồm chỉ ho. Nếu tân dịch bị khô do nhiệt, thân Tang bạch bì, Tri mẫu, Lô căn để thanh nhiệt sinh tân.

  • Thể táo nhiệt.

Triệu chứng: Khó thở, da nóng khô, chiều nóng hơn, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế sác.

Phương thuốc: Tả bạch tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết) gia vị

Địa cốt bì                   1 lạng Tang bạch bì saol lạng

Chích cam thảo 1  đồng cân Gạo tẻ                              1 năm

Ý nghĩa: Tang bạch bì để thanh uất nhiệt ở phế, Địa cốt bì để tả phục hỏa ở phế (âm hỏa) kiêm thoái hư nhiệt, Cam thảo Gạo tẻ để dưỡng vị hòa trung, hòa hoãn tác dụng của Tang bạch bì, Địa cốt bì, giúp tuyên phế bình suyễn.

Thêm Hoa phấn, Sa sâm, Mạch môn để trợ phế âm bị hư.

Suyễn do đờm thấp làm thở ngại phê khí.

Triệu chứng: ho khó thở, đờm nhiều, dính đặc, khạc khó ra, nặng thì họng phát tiếng khò khè theo hơi thở, ngực đầy, buồn nôn ăn kém, miệng nhạt, rêu lưỡi dày trắng bẩn, mạch hoạt.

Phép điều trị: Trừ đờm giáng khí bình suyễn.

Phương thuốc: Tam tử thang hợp nhị trần thang.

Tô tử 9g La bặc tử 9g
Bạch giới tử 6g Trần bì 5g
Bán hạ 12g Phục linh 5g
Cam thảo 3g

Suyễn hư.

  1. Suyển do phế hư

Triệu chứng: thở gấp hơi ngắn, nói yếu, nhỏ, tự ra mồ hồi sợ gió, hoặc hầu họng không thông lợi, mồm khô, mặt đỏ, lưỡi hơi đỏ, mạch yếu vô lực.

Phép điều trị: dưỡng phế định suyễn.

Phương thuốc: Sinh mạch tán (Nội ngoại thương biện hoặc luận (gia vị).

Đảng sâm                  12g                Mạch môn               15g

Ngũ vị tử                  7 hạt

Ý nghĩa: Sâm, Mạch để bổ dưỡng khí âm, Ngũ vị để thu liễm phế khí, thêm Sa sâm, Bối mẫu để nhuận phế hóa đờm,. Nếu đờm loãng, cảm thấy có lúc lạnh, không khát đó là phế hư có hàn, phương trên bốt Mạch môn, thêm Quế chi, Hoàng kỳ, Cam thảo để ôn phế ích khí.

  1. Suyễn do thận hư

Triệu chứng;

Suyễn lâu ngày, thở ra dài hít vào ngắn, hễ vận động là thở gấp, gầy, mệt mỏi, ra mồ hôi, thở có lúc ngắt quãng, tim đập, chân tay lạnh, lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

Phép điều trị: Bổ thận nạp khí

Phương thuốc: Thận khí hoàn (Kim quỹ yếu lược) gia giảm

Can địa hoàng 8 đồng cân Hoài sơn 4 đồng cân
Sơn thù 4 đồng cân Phục linh 3 đồng cân
Trạch tả 3 đồng cân Đan bì 3 đồng cân
Nhục quế 1 đồng cân Phụ tử 1 đồng cân

Ý nghĩa: Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù để bổ thận âm,Quế Phụ tử để ôn thận dương. Nếu bệnh nặng thêm Nhân sâm, Ngũ vị tử, Phá cố chỉ, Hồ đào để trợ dương nạp khí, bỏ Đơn bì, Trạch tả.

  • Phù, tim đập, thở gấp. Đó là do dương hư thủy tràn gây nên.

Phép điều trị: Ôn dương lợi thủy

Phương thuốc: Chân vũ thang (Thương hàn huân)

Phụ tử              1 đồng cân             Bạch     truật      2 đồng cân

Bạch thược      3 đồng cân             Bạch     linh       3 đồng cân

Sinh khương    3 đồng cân

Ý nghĩa: Phụ tử để ôn thận tỳ, trợ dương khí, Bạch linh để thảm lợi, kiện tỳ, Bạch truật để kiện tỳ táo thấp, Bạch thược để liễm âm hoãn cấp chỉ đau bụng, Sinh khương để trợ Phụ tử ôn dương tán hàn.

  • Mồm miệng khô, thở gấp, mặt đỏ chân lạnh lưỡi dỏ mạch tế, đó là do thận âm hư gây nên.

Phép điều trị: Tư âm nạp khí

Phương thuốc: Thất vị đô khí hoàn (Y tông kỷ nhân) hợp Sinh mạch tán.

Lục vị hoàn thêm Ngũ vị tử (đô khí hoàn) thêm Đảng sâm, Mạch môn.

Hoặc Mạch vị địa hoàng hoàn (Lục vị gia Ngũ vị tử, Mạch môn) để liễm phế nạp thận.

  • Suyễn nghịch nặng, mặt đỏ bồn chồn, chân lạnh, mồ hôi lạnh vã ra, mạch phù đại vô lực. Đó là do dương khí muốn thoát gây nên.

Phép điều trị: Cấp cứu – hồi dương cố thoát.

Phương thuốc: Sâm phụ thang (Chính thể loại yếu)

Nhân sâm                      9g               Phụ tử                 8-10g

  • Khi đã hết cơn hoặc trong thời gian không có cơn có thể dùng Tử hà xa hoặc Hà xa đại tạo hoàn để bồi bổ phế thận.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây