Trang chủTriệu chứng Đông yChứng Phong đàm trong Đông y

Chứng Phong đàm trong Đông y

Khái niệm

Chứng Phong đàm có hai thể: Một là Can phong hiệp đàm quấy rối thanh khiếu ở trên hoặc phong đàm len lỏi vào đường Lạc, kinh mạch không được nuôi dưỡng nên biểu hiện một loạt chứng trạng về đàm thịnh động phong; thể này thuộc phạm trù nội thương, phần nhiều do Tỳ hư sinh đàm, đàm theo phong mà động gây nên. Hai là phong đàm thuộc vào đường Lạc, miệng mắt méo xếch là loại ngoại cảm phong tà, phong với đàm câu kết gây nên bệnh. Trên lâm sàng cũng đem loại biểu chứng khái nghịch đàm suyễn gọi là phong đàm, nhưng không nằm trong thể bệnh giới thiệu ở đây.

Biểu hiện chủ yếu của chứng phong đàm là trong họng có tiếng đàm khò khè, lượm lòng nôn mửa, mửa ra đờm rãi trong loãng và có nhiều bọt, ngực sườn đầy tức, đầu chóang mắt hoa, chân tay tê dại thậm chí ngã lăn đột ngột, thần trí hôn mê, lưỡi cứng không nói được, co giật kính quyết, hoặc miệng mắt méo xếch, bán thân bất toại, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Huyền Họat.

Chứng này thường gặp trong các bệnh Huyễn vậng, Trúng phong và chứng Giản.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng N đàm, chứng Huyết ứ.

Phân tích

Chứng Phong đàm đều có biểu hiện đàm thịnh mà động phong, nhưng xuất hiện trong các tật bệnh khác nhau nên cũng có đặc điểm riêng.

– Trong chứng Huyễn vậng xuất hiện chứng phong đàm, triệu chứng đặc trưng là đầu chóang váng quay tròn, tai ù hoa mắt, mửa ra đàm rãi, nguyên nhân phần nhiều do phong đàm quấy rối ở trên, Can mộc lấn Vị, Vị khí nghịch lên gây nên, cho uống bài bán hạ bạch truật thiên ma thang (Y học tâm ngộ).

– Chứng phong đàm trong bệnh Trúng phong lại có hai thể khác nhau như phong đàm ngăn trở đường Lạc và phong đàm vít lấp khiếu: Chứng phong đàm ngăn trở đường Lạc phần nhiều do ngoại phong dẫn đông nội phong, phong đàm len lỏi vào kinh lạc làm khí huyết uất trệ gây nên, biểu hiện chủ yếu là miệng méo mắt xếch, chân tay tê dại, thậm chí bán thân bất toại; điểu trị nên khu phong hóa đàm, sơ thông kinh lạc, cho uống bài Khiên chính tán (Dương thị gia tàng phương) hoặc Đại Tần giao thang (Y học phát minh). Chứng phong đàm vít lấp khiếu phần nhiều do dương cang hóa phong, phong đàm úng tắc ở trên che lấp thanh khiếu gây nên bệnh, biểu hiện chủ yếu là đột ngột ngã lăn bất tỉnh nhân s lưỡi cứng không nói được, trong họng có tiếng đờm khò khè, khoé miệng chảy rãi v.v. điều trị cần quét đàm khai khiếu, cho uống bài Địch đàm thang (Kỳ hiệu lương phương) gia giảm.

Chứng phong đàm ngăn trở đường Lạc tức là loại phong trúng kinh lạc của bệnh Trúng phong, không trở ngại gì đến thần trí, bệnh tình nói chung nhẹ. Chứng phong đàm vít lấp khiếu tức là loại phong trúng Tạng phủ của bệnh Trúng phong nói chung, xuất hiện thần trí hôn mê, nói năng khó khăn, bệnh tình nói chung khá nghiêm trọng.

Chứng phong đàm trong Giản bệnh là do phong đàm quấy rối ở trên, tâm thần bị che lấp gây nên, đây là loại bệnh tật phát sinh từng cơn, biểu hiện chủ yếu khi phát cơn ngã lăn đột ngột, bất tỉnh nhân sự, mửa ra bọt rãi, mắt trực thị, chân tay co giật, trong miệng phát ra tiếng dê lợn kêu, chốc lát lại tỉnh, vả lại phát cơn thông thường, không di chứng, điều trị theo phép quét đờm dẹp phong, khai khiếu – định giản, cho uống bài Định giản hoàn (Y học tâm ngộ) gia giảm.

Chứng phong đàm phần nhiều gặp ở người Can Thận âm khuy, can dương quá găng và thể trạng béo mập đàm thịnh. Can dương hóa phong, đàm theo phong động rất dễ bị chứng này. Người có tình chí uất ức hoặc nóng nẩy, dễ làm cho can khí uất kết, khí uất hóa hoả, Can dương bùng nên đột ngột, dương cang mà phong động, cho nên Đàm theo phong mà động xuất hiện chứng phong đàm. Trong quá trình diễn biến bệnh cơ của chứng này, thường kèm theo chứng đàm thấp thuộc Tỳ hư và chứng Can Thận âm hư. “Tỳ là nguồn sinh ra đàm” ăn uống không điều độ, mệt nhọc nội thương tổn hại đến Tỳ, Tỳ khí bất túc không hóa được thủy cốc, tụ thấp sinh thì hình thành chứng thấp đàm thuộc Tỳ hư. Chứng Tỳ hư thấp đàm thường là nguồn gốc cái Đàm của chứng Phong đàm; cho nên chứng Phong đàm thường kiêm cả chứng Tỳ hư thấp đàm; Biểu hiện chủ yếu của nó là Kém ăn buồn nôn, nôn mửa ra đàm trọc, sau khi ăn thì trướng bụng, đại tiện lỏng nhão, mệt mỏi yếu sức, sắc mặt vàng bủng không tươi. Bị tổn thương do thất tình hoặc phòng lao, hao tổn tinh huyết, Can thận âm hư, âm không liễm dương, dương cang hóa phong, đàm theo phong động, vì vậy Can Thận âm khuy, dương cang hóa phong là cơ sở động phong của Đàm chứng. Ngoài ra, Can dương cang thịnh dương nhiệt hun đốt tân dịch lại là nguồn gốc cái Đàm của chứng Phong đàm, cho nên chứng phong đàm thường kiêm cả chứng Can Thận âm hư. Chứng Can Thận âm hư biểu hiện chủ yếu là lưng gối mỏi yếu, đầu chóang tai ù, nóng từng cơn mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, về chiều gò má đỏ bừng, miệng khô họng ráo v.v.

Chẩn đoán phân biệt.

– Chứng nhiệt Đàm với chứng Phong đàm cả hai chứng đều có thể biểu hiện lâm sàng thần trí dị thường và đàm rãi úng thịnh. Chứng Nhiệt đàm do tà nhiệt nung nấu tân dịch mà sinh đàm, hoặc do đàm uất sinh nhiệt, nhiệt với đàm câu kết thành nhiệt đàm. Nhiệt đàm xâm phạm tâm thần, quấy rối thanh khiếu ở trên thì có biểu hiện các chứng trạng phiền nhiệt, mất ngủ, có lúc nói cười vô cớ hoặc thần chí cuồng loạn, phát cuồng v.v. Chứng Phong đàm là do Can dương vốn vượng, khắc phạm Tỳ Thổ, Tỳ vận hóa không mạnh, đàm trọc từ trong sinh ra, hoặc mệt nhọc nội thương. Tỳ mất sự kiện vận, tụ thấp sinh đàm, Can phong kết hợp với đàm hoành hành len lỏi kinh lạc; che lấp thanh khiếu gây nên bệnh; vì vậy xuất hiện các chứng trạng thần trí bị trở ngại đột ngột ngã lăn, thần trí hồn mê, lưỡi cứng không nói được. Chứng nhiệt Đàm với chứng Phong Đàm, yếu điểm chẩn đoán phân biệt về phương diện thần trí là: Chứng Nhiệt đàm biểu hiện thần trí cuồng loạn; chứng Phong đàm biểu hiện thần trí hôn mê, hơn nữa còn có chứng trạng động phong, về phương diện tính chất của Đàm: Chứng Nhiệt đàm thì đàm vàng dính, hoặc là đàm trắng nhưng kết thành keo thành cục; Chứng phong Đàm thì đàm trong loãng và có nhiều bọt. về phương diện mạch và lưỡi: Chứng Nhiệt đàm với chứng Phong Đàm đều có rêu lưỡi nhớt, mạch Hoạt, nhưng chứng Nhiệt đàm có thêm hiện tượng nhiệt, cho nên chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác; còn chứng Phong đàm có kiêm chứng trạng Can phong cho nên mạch Huyền Hoạt.

– Chứng huyết ứ với chứng Phong đàm: Chứng Huyết ứ là do huyết ứ ngăn trở đường Lạc, mạch lạc không được nuôi dưỡng gây nên bệnh, có thể xuất hiện chứng trạng chân tay tê dại, bán thân bất toại. Chứng Phong đàm là do phong đàm làm ngăn trở đường Lạc, mạch lạc mất nuôi dưỡng gây nên bệnh, cũng có thể xuất hiện chứng trạng chân tay tê dại,bán thân bất toại. Vì thế trên lâm sàng cũng có chỗ gần giống nhau. Chẩn đoán phân biệt hai chứng này, chủ yếu tuỳ thuộc vào chứng trạng, vì chứng ứ huyết thì môi miệng và móng tay chân tím tái, chất lưỡi tía tối co nốt ứ huyết, mạch Tế sắc v.v. còn chứng Phong đàm thì đàm rãi khá nhiều, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Hoạt. Chẩn đoán phân biệt hai chứng này không mấy khó khăn.

Trích dẫn y văn

– Bệnh ở Can kinh, gọi là Phong đàm, mạch Huyền mặt tái xanh, chân tay bứt dứt, đại tiện bí sáp, có lúc cáu giận, đàm có sắc xanh và có bọt, sắc uống Kim hoa hoàn, Phòng phong hàn, Xuyên khung hoàn (Đàm ẩm – Y tôn tất độc).

– Phong đàm là ngoại cảm tặc tà, hoặc do Thận khô mộc động, hoặc do nội phong uất nhiệt, sắc xanh bóng, nếu là phong hư thì cho uống Tam sinh ẩm, cổ long hổ đan, nếu là phong nhiệt thì cho uống Tiểu tỉnh phong thang, Sửu phong hóa đàm hoàn, Hồi thần đan, Trúc lịch cao (Đàm loại – y học nhập môn).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây