Trang chủBệnh Cấp cứuSử dụng sốc điện trong cấp cứu - kỹ thuật, chỉ định

Sử dụng sốc điện trong cấp cứu – kỹ thuật, chỉ định

KỸ THUẬT CƠ BẢN

Hệ thống sốc điện nào cũng gồm 02 phần chủ yếu

Máy sốc điện

(DEFIBRILLATOR) bao gồm những bộ phận chính sau

  • Bộ phận tạo xung điện: có điện thế từ 000 – 8.000 volt. Dòng điện chủ yếu là xoay chiều (AC) hoặc hiện nay các máy là 1 chiều (DC)
  • Nút lựa chọn nấc năng lượng: (Enegy Level) tính bằng đơn vị JOULES hoặc Và được chia thành các mức:

+  5 – 10 – 15 – 20 – 25 – 50 : cho sốc điện trực tiếp lên tim trong phẫu thuật (Internal)

+  25 –  50 – 100 – 150 – 200 – 250 – 300 – 360 : Cho sốc điện ngoài lồng ngực ( External)

+  Mức năng lượng  được nạp khi nhấn nút nạp điện (CHARGE) . Máy sẽ có tín hiệu báo khin đã nạp đủ và sẳn sàng cho sốc điện (READY)

  • Nút lựa chọn phương thức sốc đồng bộ hay không đồng bộ (SYNCHRO/ ASYNCHRO)

CHÚ THÍCH

  • Phương thức đồng bộ: (Synchronization) xung điện chỉ được phóng ra vào thời điểm được lựa chọn là sườn xuống của sóng R của phức bộ QRS – nhịp cơ bản của bệnh nhân
  • Phương thức không đồng bộ: (Asynchronization) xung điện sẽ phóng ra ngay lập tức tại thời điễm ấn nút. SHOCK hoặc DECHARGE

Màn huỳnh quang

Cho phép theo dõi ECG và các thông số kỹ thuật cần thiết (mức năng lượng lựa chọn, tổng trở cơ thể bệnh nhân, tần số tim, nhịp thở, độ bão hòa oxy ( SpO2)

Bản điện cực sốc điện (Paddles)

  • Thường làm bằng kim loại Platinium dẫn điện tốt và không sét
  • Tư thế đặt điện cực:
  • Đáy – Đỉnh : thông dụng nhất
  • Bên – Bên, hoặc Trước – Sau: tùy tình huống đặc biệt
  • Trước khi đặt lên lồng ngực bên nhân phải thoa lên bảng điện cực 1 lớp GEL, hay kem đầy đủ để đãm bảo tiếp xúc tốt, tránh bỏng da

CHỈ ĐỊNH SỐC ĐIỆN : chia làm 02 nhóm chính

Sốc điện cấp cứu: (Emergency Electro Shock )

Áp dụng cho các rối loạn nhịp như : rung thất, nhịp nhanh thất vô mạch

  • Sốc điện phải nhanh chóng, không cần gây mê, chống đông.

Thường là tình huốnh ngừng tim – ngừng hô hấp.

  • Mức năng lượng bắt đầu 200J – tối đa là 360J

    Sử dụng sốc điện trong cấp cứu
    Sử dụng sốc điện trong cấp cứu

Sốc điện có chuẩn bị

  • Áp dụng cho các rối loạn nhịp

+ Rung nhĩ

+ Cuồng nhĩ

+ Nhịp nhanh kịch phát trên thất

+ Nhịp nhanh thất chưa có rối loạn huyết động

  • Sốc điện có chuẩn bị BS điều trị phải chẩn đoán xác định và có chuẩn bị thuốc chống đông, thuốc gây mê ngắn trong khi sốc điện
  • Mức năng lượng thường chọn thấp : 25 – 50 – 100 – 200J

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

– Đặng vạn Phước, “Các biện pháp điều trị điện trong hồi sức cấp cứu Nội khoa”, ĐIỀU TRỊ HỌC NỘI KHOA, ĐHYDTPHCM, 2009 NXB Y HỌC, trang 15-21.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây