Tagamet

Thuốc Tân dược
Thuốc Tagamet
Thuốc Tagamet

TAGAMET

SMITHKLINE BEECHAM

viên bao 200 mg: hộp 50 viên. viên bao 400 mg: hộp 30 viên. viên bao 800 mg: hộp 15 viên. viên sủi 800 mg: ống 15 viên.

ống tiêm 200 mg/2 ml: hộp 10 ống.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên bao
Cimetidine 200 mg

 

cho 1 viên bao
Cimetidine 400 mg

 

cho 1 viên bao
Cimetidine 800 mg
cho 1 viên sủi
Cimetidine 800 mg

 

cho 1 ống tiêm
Cimetidine 200 mg

CHỈ ĐỊNH

Điều trị loét tá tràng hoặc loét dạ dày lành tính bao gồm loét do các thuốc kháng viêm không steroid, loét tái phát và loét chỗ nối, trào ngược dạ dày – thực quản và các bệnh khác mà tác động giảm tiết acid dịch vị của Tagamet cho thấy có hữu ích.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn với cimetidine.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Ở bệnh nhân suy thận, nên giảm liều theo độ thanh thải creatinine. Tagamet có thể làm kéo dài sự đào thải của thuốc được chuyển hóa qua con đường oxy hóa ở gan. Tương tác dược lý với các thuốc chống đông loại uống, phenytoin, theophylline và lignocaine loại tiêm tĩnh mạch có thể có ý nghĩa trên lâm sàng. Điều trị với Tagamet có thể che đậy các triệu chứng và cho phép làm lành tạm thời ung thư dạ dày. Nên đặc biệt lưu ý đến khả năng làm chậm trễ chẩn đoán ở bệnh nhân trung niên và cao tuổi hơn, mới bị các triệu chứng đau dạ dày hay vừa mới thay đổi triệu chứng đau dạ dày. Nên thận trọng theo dõi đều đặn bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, đặc biệt là ở người lớn tuổi đang được điều trị với Tagamet và một thuốc kháng viêm không steroid. Ở bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc hay đang bị các bệnh có thể làm giảm số lượng tế bào máu, nên lưu ý đến khả năng rằng tác động đối kháng thụ thể H2 có thể làm tăng tác dụng này. Nồng độ cimetidine tuần hoàn trong máu bị giảm qua lọc máu và nên dùng cimetidine sau khi lọc máu, tuy nhiên, nồng độ thuốc không thay đổi trong thẩm phân phúc mạc. Nên tránh tiêm tĩnh mạch nhanh cimetidine (dưới 5 phút).

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Cũng giống như các thuốc khác, nên tránh dùng thuốc lúc có thai ngoại trừ có ý kiến của bác sĩ cho là cần thiết. Chưa có dữ liệu đánh giá đầy đủ về sự sử dụng thuốc trong thời kỳ nuôi con bú ở người.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Trên 56 triệu bệnh nhân đã được điều trị với Tagamet trên toàn thế giới và tác dụng không mong muốn được báo cáo không thường xuyên. Tiêu chảy, chóng mặt, nổi ban hay viêm mạch quá mẫn, thường nhẹ và thoáng qua, và chứng mệt mỏi cũng đã được báo cáo. Chứng to vú ở nam giới đã được ghi nhận và hầu như hồi phục sau khi ngưng thuốc. Đôi khi có các báo cáo về gia tăng nồng độ creatinine huyết tương, tăng transaminase huyết thanh và một vài trường hợp viêm gan hiếm gặp. Đã xuất hiện tình trạng lú lẫn có hồi phục, thường là ở người lớn tuổi hay bệnh nhân có sẵn bệnh nặng như ở bệnh nhân bị suy thận. Chứng giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu, bao gồm cả mất bạch cầu hạt, có tính hồi phục sau khi ngưng thuốc đã được báo cáo hiếm khi xuất hiện ; giảm toàn thể huyết cầu và thiếu máu bất sản đã được báo cáo rất hiếm. Có rất ít báo cáo về viêm thận kẽ, viêm tụy cấp, sốt, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, chậm nhịp xoang, nhịp tim nhanh và blốc tim, tất cả đều có hồi phục khi ngưng điều trị. Cũng giống như các thuốc đối kháng thụ thể H2 khác, có rất hiếm báo cáo về trường hợp phản vệ.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Tagamet thường được dùng theo đường uống, nhưng có thể dùng theo đường tiêm hay qua ống thông mũi dạ dày để thay thế toàn bộ hay một phần liều uống được đề nghị khi không thể dùng theo đường uống hay đường này được cân nhắc cho là không thích hợp. Tổng liều hàng ngày theo bất cứ mọi đường dùng thường không vượt quá 2,4 g. Nên giảm liều ở bệnh nhân suy thận.

Người lớn – dùng theo đường uống: Đối với những bệnh nhân loét tá tràng hay loét dạ dày lành tính, nên dùng liều đơn hàng ngày 800 mg vào lúc đi ngủ. Có thể dùng 400 mg hai lần mỗi ngày trong bữa ăn sáng và vào lúc đi ngủ.

Người lớn – dùng theo đường tiêm bắp: Liều tiêm bắp thường là 200 mg, có thể lập lại mỗi bốn đến sáu giờ.

Người lớn – dùng theo đường tiêm tĩnh mạch: Liều tiêm tĩnh mạch thông thường là 200 – 400 mg, có thể lập lại mỗi bốn đến sáu giờ. Nếu không thể tránh việc tiêm tĩnh mạch trực tiếp, nên tiêm chậm 200 mg tối thiểu 5 phút, và có thể lập lại mỗi bốn đến sáu giờ. Tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây loạn nhịp tim. Nếu bệnh nhân bị suy tim mạch, hay khi cần dùng liều cao hơn, nên pha loãng liều và tiêm ít nhất 10 phút. Trong những trường hợp này tốt hơn nên dùng theo đường tiêm truyền.

Người lớn tuổi: Có thể dùng liều thông thường dành cho người lớn trừ phi có suy thận rõ rệt. Trẻ em (trên 1 tuổi): 25-30 mg/kg thể trọng mỗi ngày chia làm nhiều lần theo đường uống hay đường tiêm.

Trẻ em (dưới 1 tuổi): Chưa được khảo sát đầy đủ ; sử dụng liều 20 mg/kg thể trọng mỗi ngày, chia làm nhiều lần.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận