Sinecod

Thuốc Tân dược
Thuốc Sinecod
Thuốc Sinecod

SINECOD

OVARTIS

xirô 7,5 mg/5 ml: chai 200 ml. thuốc giọt 5 mg/ml: chai 20 ml. viên bao 50 mg: hộp 1 vỉ 10 viên.

THÀNH PHẦN

cho 10 ml xirô
Butamirate citrate 15 mg

 

cho 1 viên
Butamirate citrate 50 mg

DƯỢC LỰC

Sinecod có hoạt chất chính là butamirate citrate, là thuốc chống ho có tác động trên thần kinh trung ương, không thuộc nhóm hóa học hoặc dược lý của các alcaloide của opium. Ngoài tác động chống ho đã được khẳng định, người ta cũng ghi nhận khuynh hướng làm giảm sức cản đường hô hấp, biểu hiện qua việc cải thiện các chỉ số khí dung.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Sau khi uống, butamirate được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn. Nồng độ tối đa trong huyết tương của chất chuyển hóa chính, acide phényl-2 butyrique, là 6,4 mg/ml sau khi dùng 150 mg butamirate citrate dưới dạng xirô, và 1,4 mg/ml sau khi uống viên 50 mg. Các giá trị này đạt được sau khoảng 1,5 giờ với dạng xirô và 9 giờ với dạng viên. Thời gian bán thải tương ứng khoảng 6 giờ và 13 giờ sau khi dùng dạng xirô và dạng viên. Khi dùng các liều lặp đi lặp lại, nồng độ trong huyết tương có liên quan tuyến tính với liều dùng, và không ghi nhận có hiện tượng tích lũy thuốc.

Sự thủy phân butamirate, chủ yếu thành acide phényl-2 butyrique và thành diéthylaminoéthoxyéthanol, được bắt đầu trong huyết tương. Hai chất chuyển hóa này cũng có tác dụng chống ho, và cũng như butamirate, liên kết mạnh với protéine huyết tương (khoảng 95%). Acide phényl-2 butyrique được chuyển hóa một phần bằng cách hydroxyl hóa vị trí para. Ba chất chuyển hóa được đào thải qua nước tiểu, chủ yếu ở dạng gắn kết với acid glucuronic.

CHỈ ĐỊNH

Ho cấp tính do nhiều nguyên nhân khác nhau. Làm dịu ho trước và sau phẫu thuật khi có phẫu thuật và soi phế quản. Ho gà.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Mẫn cảm với hoạt chất chính của thuốc.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Các nghiên cứu trên súc vật cho thấy thuốc không gây độc tính cho bào thai, tuy nhiên còn thiếu khảo sát trên người, do đó tránh dùng Sinecod trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong thời gian còn lại của thai kỳ, có thể dùng Sinecod khi có chỉ định của bác sĩ.

Không biết hoạt chất của thuốc có được bài tiết qua sữa mẹ hay không, vì vậy chỉ dùng thuốc sau khi đã cân nhắc giữa lợi và hại.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Một vài trường hợp bị ngoại ban, buồn nôn, tiêu chảy hoặc chóng mặt được ghi nhận (tỷ lệ khoảng 1%). Các dấu hiệu này tự biến mất sau khi giảm liều hoặc ngưng thuốc.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Dạng giọt cho trẻ em:

từ 2 tháng tuổi đến 1 tuổi: 10 giọt/lần x 4 lần/ngày ;

từ 1 đến 3 tuổi: 15 giọt/lần x 4 lần/ngày ;

trên 3 tuổi: 25 giọt/lần x 4 lần/ngày. nXirô:

Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi: 5 ml, 3 lần/ngày ;

từ 6 đến 12 tuổi: 10 ml, 3 lần/ngày ;

trên 12 tuổi: 15 ml, 3 lần/ngày.

Người lớn: 15 ml, 4 lần/ngày.

Sử dụng muỗng lường có kèm theo với chai thuốc.

Dạng viên:

Trẻ em trên 12 tuổi: 1 hoặc 2 viên/ngày ;

Người lớn: 2 hoặc 3 viên/ngày, uống thuốc cách nhau 8-12 giờ (nuốt thuốc không nhai).

QUÁ LIỀU

Quá liều Sinecod có thể gây: ngủ li bì, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất thăng bằng và hạ huyết áp. Các biện pháp điều trị bao gồm: than hoạt tính, thuốc nhuận trường thuộc nhóm muối và dùng các biện pháp hỗ trợ tim và hô hấp thông thường.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận