Rohto Kodomo Soft

Thuốc Tân dược
Thuốc Rohto Kodomo Soft
Thuốc Rohto Kodomo Soft

ROHTO KODOMO SOFT

ROHTO

Thuốc nhỏ mắt dùng cho trẻ em: chai 15 ml.

THÀNH PHẦN

epsi-Aminocaproic Acid 1,00%
Chlorpheniramine Maleate 0,01%
Potassium L-Aspartate 0,20%
Thành phần không hoạt tính: boric acid, sodium borate, benzalkonium chloride và dầu polyoxyethylene hydrogenated castor.

TÍNH CHẤT

Khi bơi lội hoặc đi chơi, chất chlorine (chất dùng để khử trùng hồ bơi), tia cực tím, phấn hoa, v.v… có thể kích thích mắt trẻ gây đỏ, ngứa và các triệu chứng khác.

Thuốc nhỏ mắt Rohto Kodomo Soft ngăn ngừa viêm mắt, bảo vệ mắt trẻ khỏi những bệnh do bơi lội, làm giảm triệu chứng đỏ mắt, ngứa và các triệu chứng khác.

Mặt khác, Rohto Kodomo Soft với độ pH và áp suất thẩm thấu tương tự như nước mắt tự nhiên tạo cảm giác êm dịu khi nhỏ mắt, rất thích hợp cho trẻ.

DƯỢC LỰC

  • Aminoethylsulfonic Acid: làm giảm kích ứng mắt do chất chlorine, dùng để khử trùng hồ bơi, và bảo vệ mắt trẻ khỏi những bệnh do bơi lộ Ngoài ra, nó còn cung cấp dinh dưỡng cho mắt và nhanh chóng phục hồi tình trạng mỏi mắt.
  • epsi-Aminocaproic Acid: loại trừ đỏ mắt nhờ tác dụng kháng viêm và ngăn ngừa các bệnh mắt khác.
  • Chlorpheniramine Maleate: loại trừ đỏ mắt, ngứa mắt do viêm mắt.
  • Potassium L-Aspartate: làm tăng chuyển hóa và duy trì chức năng bình thường của mắt.

CHỈ ĐỊNH

Mỏi mắt, xung huyết kết mạc, ngăn ngừa bệnh mắt (do bơi lội, bụi, mồ hôi), viêm mắt do tia cực tím hay các nguyên nhân khác (thí dụ như mù tuyết), viêm bờ mi, ngứa mắt và mờ mắt (do chất tiết quá nhiều).

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng trong trường hợp:
– Đau mắt nặng.
– Có tiền căn dị ứng với thuốc nhỏ mắt (thí dụ như mắt xung huyết, ngứa, sưng, nổi mẩn, đỏ, v.v…).
– Tăng nhãn áp.
– Đang theo một liệu trình trị liệu liên tục.

Trước khi dùng thuốc, chú ý:
– Dùng đúng liều qui định.
– Trẻ em dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Dùng cho trẻ trên 4 tháng tuổi.
– Không để mi mắt chạm vào miệng lọ, để tránh nhiễm trùng hoặc làm đục dung dịch do các chất tiết hoặc các vi sinh vật.
– Một vài hoạt chất có thể kết tinh ở miệng lọ trong quá trình bảo quản. Nếu có kết tinh, lau miệng lọ bằng gạc sạch trước khi dùng.
– Không dùng thuốc này như thuốc để mang kính tiếp xúc mềm, không nhỏ vào mắt khi mang kính tiếp xúc mềm.
– Chỉ dùng thuốc này để nhỏ mắt.

Trong và sau khi dùng, chú ý:
– Nếu thuốc gây xung huyết mắt, ngứa, sưng hoặc các triệu chứng khác, ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
– Nếu không khỏi mờ mắt sau khi dùng, ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
– Sau khi dùng 2 tuần mà bệnh vẫn không đỡ, ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Lưu ý trong bảo quản và sử dụng:
– Để thuốc ngoài tầm tay trẻ em.
– Vặn chặt nút lọ sau khi dùng. Bảo quản tại nơi mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Để tránh nhầm lẫn và giảm chất lượng, không đựng thuốc vào chai hoặc lọ khác.
– Không dùng chung lọ thuốc với người khác để tránh lây nhiễm.
– Không dùng thuốc quá hạn (được in trên hộp). Khi mở lọ thuốc, nên sử dụng càng nhanh càng tốt vì thuốc có thể bị lây nhiễm trong khi sử dụng.
– Để tránh nhầm lẫn, hủy lọ thuốc ngay sau khi dùng hết.

Lưu ý khác:

  • Sau khi nhỏ, thuốc có thể chảy xuống miệng tạo vị đắng. Đừng lo lắng vì triệu chứng này. Không dùng lọ thuốc nhằm mục đích khác.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Nhỏ mắt 2-3 giọt/lần, 5-6 lần/ngày cho trẻ dưới 15 tuổi.

Nếu trẻ chưa quen nhỏ mắt, xin hãy thực hiện các bước sau:

  • Đầu tiên, rửa vùng quanh mắt cho trẻ thật kỹ. Sau đó bảo trẻ nhắm mắt lại.
  • Nhỏ 2-3 giọt thuốc rồi bảo trẻ từ từ mở mắt ra.
  • Thuốc sẽ đi vào mắ Sau cùng, lau vùng quanh mắt trẻ bằng gạc sạch.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận