Rhinathiol Promethazine

Thuốc Tân dược
Thuốc Rhinathiol Promethazine
Thuốc Rhinathiol Promethazine

RHINATHIOL Promethazine

SANOFI SYNTHELABO VIETNAM

xirô: chai 125 ml.

THÀNH PHẦN

cho 1 muỗng canh
Carbocistéine 300 mg
Prométhazine chlorhydrate 7,5 mg
(Saccharose) (9 g)
(Alcool)

 

cho 1 muỗng lường
Carbocistéine 100 mg
Prométhazine chlorhydrate 2,5 mg
(Saccharose) (3 g)
(Alcool)

DƯỢC LỰC

Thuốc kháng histamine đường uống. Prométhazine:

Prométhazine là một thuốc kháng histamine H1 thuộc nhóm phenothiazine, có các đặc tính như sau:

  • tác dụng an thần ở liều thông thường do tác động kháng histamine và ức chế adrénaline ở thần kinh trung ương,
  • tác dụng kháng cholinergic gây tác dụng không mong muốn ở ngoại biên,
  • tác dụng ức chế adrénaline ở ngoại biên có thể ảnh hưởng đến động lực máu (có thể gây hạ huyết áp tư thế).

Các thuốc kháng histamine có đặc tính chung là đối kháng, do đối kháng tương tranh ít nhiều mang tính thuận nghịch, với tác dụng của histamine, chủ yếu trên da, mạch máu, phế quản và ruột.

Đa số các thuốc kháng histamine có tác động chống ho vừa phải, nhưng lại làm tăng hiệu lực chống ho của các thuốc ho dẫn xuất morphine có tác động trung tâm và các thuốc giãn phế quản thuộc nhóm amine có tác động giao cảm mà chúng thường hay được phối hợp điều trị.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Carbocistéine:

Sau khi uống, carbocist ine được hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 2 giờ.

Sinh khả dụng kém, dưới 10% liều dùng do được chuyển hóa mạnh và chịu ảnh hưởng khi qua gan lần đầu.

Thời gian bán hủy đào thải khoảng 2 giờ.

Carbocistéine và các chất chuyển hóa chủ yếu được đào thải qua thận. Prométhazine:

Prométhazine có sinh khả dụng từ 13 đến 40%.

Thời gian để đạt nồng độ tối đa trong huyết tương từ 1,5 đến 3 giờ. Thể tích phân phối cao do có ái lực với lipide, khoảng 15 l/kg.

Tỉ lệ gắn kết với protéine huyết tương từ 75 đến 80%. Thời gian bán hủy từ 10 đến 15 giờ.

Sự chuyển hóa theo hướng sulfoxyde hóa, sau đó loại tiếp gốc méthyl.

Thanh thải ở thận chiếm dưới 1% thanh thải toàn phần và có khoảng 1% được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng không bị chuyển hóa. Các chất chuyển hóa được tìm thấy trong nước tiểu, chủ yếu là sulfoxide, chiếm 20% liều dùng.

Thuốc kháng histamine có khả năng bị tích tụ ở bệnh nhân suy thận hay suy gan nặng.

CHỈ ĐỊNH

Điều trị triệu chứng ho khan gây khó chịu, nhất là ho vào ban đêm.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tuyệt đối:

Có tiền sử quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Có tiền sử bị mất bạch cầu hạt.

Có nguy cơ bị bí tiểu liên quan đến rối loạn niệu đạo – tuyến tiền liệt. Có nguy cơ bị glaucome do khép góc.

Tương đối:

Phối hợp với sultopride (xem Tương tác thuốc).

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chú ý đề phòng:

Trường hợp ho có đàm cần phải được tôn trọng vì là yếu tố cơ bản bảo vệ phổi – phế quản.

Trước khi kê toa thuốc ho, cần tìm hiểu nguyên nhân gây ho để có điều trị thích hợp.

Nếu đã dùng thuốc ho ở liều thông thường mà vẫn không hết ho, không nên tăng liều thuốc ho mà phải chẩn đoán lại tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Cũng nên lưu ý rằng trong thành phần tá dược của xirô có alcool.

Thận trọng lúc dùng:

Liên quan đến carbocistéine:

Dùng thận trọng ở người bị loét dạ dày – tá tràng. Liên quan đến prométhazine:

Do hiện nay người ta còn giả định rằng phénothiazine có thể là một yếu tố trong những trường hợp đột tử ở nhũ nhi, không nên sử dụng thuốc này cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cần tăng cường theo dõi (lâm sàng và điện não đồ) ở bệnh nhân bị động kinh do các dẫn xuất phénothiazine có thể làm giảm ngưỡng gây động kinh.

Thận trọng khi chỉ định prométhazine trong những trường hợp:

  • bệnh nhân lớn tuổi có khả năng cao bị hạ huyết áp tư thế, bị chóng mặt, buồn ngủ ; bệnh nhân bị táo bón kinh niên (do có nguy cơ bị tắc ruột do liệt) ; bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt ;
  • bệnh nhân bị bệnh tim mạch do các dẫn xuất phénothiazine có thể gây nhịp tim nhanh và hạ huyết áp ở một số người ;
  • bệnh nhân bị suy gan và/hay suy thận nặng, do có nguy cơ tích tụ thuốc.

Trường hợp dùng thuốc cho trẻ em, cần phải biết chắc là trẻ không bị hen phế quản hay bị trào ngược dạ dày – thực quản trước khi kê toa thuốc ho.

Tuyệt đối tránh uống rượu hay các thuốc có chứa rượu trong thời gian điều trị.

Do các dẫn xuất phénothiazine có thể gây cảm quang, tránh phơi nắng trong thời gian điều trị. Liên quan đến dạng bào chế:

Trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường hay phải theo chế độ ăn kiêng ít đường, nên lưu ý đến hàm lượng saccharose trong thành phần của dạng xirô.

Lái xe và vận hành máy móc:

Cần thông báo cho người phải lái xe hay vận hành máy móc về khả năng bị buồn ngủ khi dùng thuốc, nhất là trong thời gian đầu.

Hiện tượng này càng rõ hơn nếu dùng chung với các thức uống hay các thuốc khác có chứa rượu.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc thai:

Khảo sát về tác dụng gây dị dạng (trong 3 tháng đầu thai kỳ): Các nghiên cứu trên động vật:

  • Không cho thấy tác dụng gây quái thai của carbocistéine.
  • Không có số liệu đáng tin cậy về tác dụng gây quái thai của prométhazine.

Trên lâm sàng:

  • Không có số liệu đối với carbocistéine.
  • Dùng prométhazine trên một số lượng hạn chế phụ nữ có thai không cho thấy thuốc có ảnh hưởng gây dị dạng hay độc phôi nào. Tuy nhiên cần phải làm thêm nhiều nghiên cứu nữa để có kết luận chính xác về ảnh hưởng của thuốc khi dùng trong thai kỳ.

Khảo sát về độc tính trên phôi thai (trong 6 tháng cuối thai kỳ):

Ở trẻ sơ sinh có mẹ được điều trị dài hạn với liều cao thuốc kháng histamine có đặc tính kháng cholinergic, các dấu hiệu về tiêu hóa có liên quan đến tác dụng atropinic (căng bụng, tắc ruột phân su, chậm đi tiêu phân su, nhịp tim nhanh, rối loạn thần kinh…) hiếm khi được ghi nhận. Dựa trên các dữ liệu trên, không nên uống thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ, những tháng tiếp theo có thể kê toa nhưng khi nào thật cần thiết và chỉ sử dụng ngắn hạn trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Nếu có uống thuốc này vào cuối thai kỳ, cần phải theo dõi một thời gian các chức năng thần kinh và tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

Lúc nuôi con bú:

Do thuốc kháng histamine nói chung được bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ và do tác dụng an thần của prométhazine, không nên dùng thuốc này trong thời gian cho con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Không nên phối hợp:

  • Alcool: rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng Việc giảm tập trung và tỉnh táo có thể gây nguy hiểm khi lái xe hay vận hành máy móc. Tránh uống rượu và các thức uống có chứa rượu trong thời gian dùng thuốc.
  • Sultopride: có nguy cơ tăng rối loạn nhịp thất, nhất là nguy cơ gây xoắn đỉnh, do phối hợp các tác dụng điện sinh lý.

Nên lưu ý khi phối hợp:

  • Atropine và các thuốc có tác động atropinic (thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine, thuốc chống liệt rung có tác động kháng cholinergic, thuốc chống co thắt có tác động atropinic, disopyramide, thuốc an thần kinh nhóm ph nothiazine): tăng các tác dụng không mong muốn atropinic như gây bí tiểu, táo bón, khô miệ
  • Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác (thuốc giảm đau và chống ho họ morphine, thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, thuốc ngủ, nhóm barbiturate, clonidine và các thuốc cùng họ, méthadone, thuốc an thần kinh, thuốc giải lo âu): tăng ức chế thần kinh trung ương. Việc giảm tập trung và tỉnh táo có thể gây nguy hiểm khi lái xe hay vận hành máy móc.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Liên quan đến carbocistéine:

Có thể xảy ra hiện tượng không dung nạp ở đường tiêu hóa (đau dạ dày, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy), nên giảm liều trong trường hợp này.

Liên quan đến prométhazine:

Các đặc tính dược lý của thuốc cũng là nguyên nhân của một số tác dụng không mong muốn với nhiều mức độ khác nhau và có hay không có liên quan đến liều dùng (xem phần Dược lực):

Tác dụng trên thần kinh thực vật:

  • thiu thiu hoặc buồn ngủ, nhất là vào thời gian điều trị đầu ;
  • tác động kháng cholinergic làm khô niêm mạc, rối loạn điều tiết, giãn đồng tử, tim đập nhanh, nguy cơ bí tiểu ;
  • hạ huyết áp tư thế ;
  • rối loạn cân bằng, chóng mặt, giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung ;
  • mất điều hòa vận động, rung rẩy, thường xảy ra hơn ở người lớn tuổi ;
  • lẫn, ảo giác ;
  • hiếm hơn, chủ yếu ở nhũ nhi, có thể gây kích động, cáu gắt, mất ngủ. Phản ứng quá mẫn cảm:
  • nổi ban, eczema, ngứa, ban xuất huyết, mề đay ;
  • phù, hiếm hơn có thể gây phù Quincke ;
  • sốc phản vệ ;
  • cảm quang

Tác dụng trên máu:

  • giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính ;
  • giảm tiểu cầu ;
  • thiếu máu tan máu.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Dùng cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.

Nên dùng thuốc ngắn hạn (vài ngày) và nên uống thuốc vào thời điểm xảy ra cơn ho. Người lớn: 3-4 muỗng canh (15 ml) mỗi ngày.

Trẻ em:

  • từ 12 đến 30 tháng: 3 đến 4 muỗng lường (5 ml) mỗi ngày.
  • từ 30 tháng đến 12 tuổi: 4 đến 6 muỗng lường mỗi ngày.
  • từ 12 đến 15 tuổi: 6 đến 9 muỗng lường mỗi ngày.

Nên ưu tiên uống thuốc vào buổi chiều tối do prométhazine có thể gây buồn ngủ.

QUÁ LIỀU

Dấu hiệu quá liều prométhazine: co giật (nhất là ở nhũ nhi và trẻ em), rối loạn nhận thức, hôn mê.

Cho nhập viện và điều trị triệu chứng

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận