Onkovertin

Thuốc Tân dược

ONKOVERTIN 40 – ONKOVERTIN 70

Onkovertin 40: dịch truyền 10%: chai 500 ml. Onkovertin 70: dịch truyền 6%: chai 500 ml.

THÀNH PHẦN

Onkovertin 40:

cho 100 ml dịch truyền Onkovertin 40 trong Natri Clorid 0,9%
Dextran MW 40.000 10 g
Natri clorid 0,9 g
Nước cất pha tiêm vđ 100 ml
Nồng độ áp lực thẩm thấu khoảng 330 mOsm/l
Các chất điện giải:
Na+ 154 mmol/l
Cl- 154 mmol/l
Glucose 5%
Dextran MW 70.000 10 g
Glucose monohydrat pha tiêm 5,5 g
Nước cất pha tiêm vđ 100 ml
Nồng độ áp lực thẩm thấu khoảng 365m Osm/l

Onkovertin 70:

 

cho 100 ml dịch truyền Onkovertin 70 trong Natri Clorid 0,9%
Dextran MW 70.000 6,0 g
Natri clorid 0,9 g
Nước cất pha tiêm vđ 100 ml
Nồng độ áp lực thẩm thấu khoảng 315 mOsm/l
Các chất điện giải:
Na+ 154 mmol/l
Cl- 154 mmol/l
cho 100 ml dịch truyền Onkovertin 70 trong Glucose 5%
Dextran MW 70.000 6,0 g
Glucose monohydrat pha tiêm 5,5 g
Nước cất pha tiêm vđ 100 ml
Nồng độ áp lực thẩm thấu khoảng 350 mOsm/l

DƯỢC LỰC

Onkovertin 40 là dung dịch đẳng trương 10% dextran có phân tử thấp nhưng có áp suất thẩm thấu keo cao được pha chế với natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%.

Onkovertin 70 là dung dịch đẳng trương 6% dextran có phân tử lớn nhưng có áp suất thẩm thấu keo cao được pha chế với natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%.

Các tính chất chính gồm có:

  • Tác dụng gia tăng thể tích nhanh (tác dụng giãn nở).
  • Tác dụng duy trì thể tích trong vòng 3-4 giờ đối với Onkovertin 40 và 6-8 giờ đối với Onkovertin
  • Tác dụng phòng chống tắc nghẽn mạ
  • Đẳng trương với máu do được pha với glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%.
  • Không ảnh hưởng đến nhóm máu.

Do dung dịch dextran có áp suất thẩm thấu keo cao hơn huyết tương, nên chất lỏng bị rút từ kẽ gian bào vào lòng mạch, điều này giải thích tác dụng giãn nở thể tích của thuốc. Kết quả là thể tích tuần hoàn máu tăng cao hơn so với thể tích thực tế của dung dịch dextran đã truyền vào cơ thể. Tác dụng giãn nở thể tích này chỉ bắt đầu biểu hiện sau khi truyền dịch được 15 phút và thấy được một cách rõ rệt ở dextran MW 40.000 so với ở dextran MW 70.000.

Onkovertin 40 làm máu phân phối đến mô nhiều hơn và cải thiện sự cung cấp oxy do tác dụng làm loãng máu, giảm độ nhờn của máu, tăng thể tích nhát bóp và làm giảm kháng lực ngoại biên. Ngoài ra, Onkovertin 40 còn ức chế sự kết tập tiểu cầu và sự hình thành các phức hợp fibrinogen-fibrin. Đặc tính này cũng giải thích tại sao dextran phân tử thấp cũng có thể được sử dụng trong dự phòng tắc-nghẽn mạch.

Onkovertin 70 có tác dụng duy trì thể tích kéo dài từ 6-8 giờ. Ngoài ra, dextran có phân tử lượng 70.000 được dùng để phòng chống tắc-nghẽn mạch một cách có hiệu quả.

CHỈ ĐỊNH

Onkovertin 40:

  • Điều chỉnh áp lực
  • Rối loạn vi tuần hoàn.
  • Điếc đột ngột
  • Dự phòng bệnh huyết khối
  • Chống sốc trong sốt xuất huyết

Onkovertin 70:

  • Thay thế thể tích keo trong liệu pháp thẩm thấu
  • Điều trị sốc tức thời
  • Phòng chống tắc-nghẽn mạch
  • Pha loãng máu trước khi mổ.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh tim mất bù
  • Phù phổi
  • Chảy máu não.
  • Thiểu niệu hay vô niệu
  • Tạng bệnh ưa chảy máu.
  • Thiếu hụt dịch ngoại bào.
  • Đã biết rõ là mẫn cảm với dextran.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

  • Phải theo dõi chặt chẽ người bệnh được truyền dung dịch keo thay thế thể tích vì các phản ứng phụ có thể xảy
  • Trong trường hợp thiếu fibrinigen máu thì nên truyền máu.
  • Nên tôn trọng triệt để liều tối đa khuyến cáo 1,5 g dextran/kg thể trọng/ngày để tránh xảy ra rối loạn cơ chế đông máu.
  • Tỷ lệ thể tích huyết cầu hematocrit thấp hơn 30% cần phải truyền máu hoặc truyền hồng cầu
  • Bổ sung các chất điện giải nếu cần.
  • Dịch truyền Onkovertin 40 và 70 có tính thẩm thấu keo cao, không thích hợp để thay thế huyết dịch nguyên gốc vì nguy cơ gây thiểu niệu tạm thờ Với những người bệnh bị mất nước, điều đầu tiên là phải bù đắp lượng dịch ngoại bào bị thiếu hụt bằng các dung dịch á tinh như Ringer’s Lactate hoặc các dung dịch carbohydrat.
  • Các dịch truyền dextran làm sai lệch kết quả xét nghiệm đường huyết bằng phương pháp Hagedorn-Jensen, Crecelius-Seifert và Hultman (phương pháp o-toluidin).
  • Đối với việc xác định đường niệu, tất cả các phương pháp xét nghiệm lâm sàng thông thường đều có thể sử dụng được, ngoại trừ phương pháp đo độ phân cực và phương pháp xét nghiệm theo Nylander.
  • Nếu các xét nghiệm về nhóm máu hoặc tính tương hợp huyết thanh (thử nghiệm chéo) cần phải được thực hiện ở những người bệnh đã hoặc đang được truyền các dung dịch keo thay thế thể tích vào thời điểm các xét nghiệm đang được tiến hành, thì phải thông báo cho xét nghiệm viên biết (W. Kox, Bush and R. Kiehl, Infusionstherapie 5:337-338 [1978]).
  • Để truyền các dung dịch dextran nên sử dụng các bộ dây truyền dịch thích hợp có màng lọc dung dịch với kích thước lỗ lọc là 15 micron.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Cấm dùng các dung dịch dextran trong khi đang mang thai và trong phẫu thuật sản khoa chẳng hạn như mổ đẻ.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Không nên thêm các thuốc sau đây vào các dung dịch dextran vì sẽ xảy ra các phản ứng tương kỵ như phân hủy hóa học, hấp thụ và tạo phức:
– Acid aminocaproic.
– Ampicillin.
– Acid ascorbic.
– Clorpromazin.
– Clortetracyclin.
– Các barbiturat hòa tan.
– Phytomenadion.
– Promethazin.
– Streptokinase.
Việc phối hợp dextran với clortetracyclin hydroclorid sẽ gây ra các phản ứng tương kỵ chẳng hạn như bị đục hoặc kết tủa.
Tác dụng gây độc đối với thận của các aminoglycosid có thể tăng lên khi dùng phối hợp với dextran. Vì vậy khi phải điều trị kéo dài nên tránh dùng đồng thời cả hai loại thuốc này.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Tất cả các dung dịch keo thiên nhiên và tổng hợp dùng để thay thế thể tích có bán trên thị trường đều có thể gây ra các phản ứng phản vệ hay thể phản vệ với tần số và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Cơ chế bệnh lý của các phản ứng này sau khi truyền dextran chưa được giải thích cặn kẽ.

Với người bệnh bị tác dụng phụ nặng, mức kháng thể kháng dextran tăng cao đến mức có thể chuẩn độ được.

Hướng dẫn cách phòng chống và điều trị các tác dụng phụ:

  • Cần nắm rõ về tính chất và mức độ nghiêm trọng có thể có của các tác dụng phụ.
  • Theo dõi chặt chẽ người bệnh trong thời gian truyền thuốc và đặc biệt là trong khi đang truyền 20-30 ml đầu của dung dịch tiêm truyền này.
  • Phải chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ và thuốc men để hồi sức cấp cứu

 

Dấu hiệu lâm sàng và mức độ nghiêm trọng Điều trị
 

I. Các phản ứng ngoài da

Ngừng truyền dịch Các thuốc kháng histamin
II. Tim mạch nhanh, tụt huyết áp, buồn nôn, nôn mửa Các thuốc kháng histamin + các corticosteroid
III. Sốc, co thắt phế quản, Phát tín Hồi sức 1. Adrenalin 0,05-0,1 mg tiêm
co thắt tử cung hiệu báo động Ổn định tư thế Hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim TM

2.  Các corticosteroid, ví dụ prednisolon 250-1000 mg tiêm TM

3.  Truyền dịch, ví dụ albumin 5%

IV. Ngừng hô hấp và tuần hoàn

Các dấu hiệu lâm sàng và liệu pháp cấp cứu các phản ứng phản vệ hay thể phản vệ sau khi dùng các dung dịch keo thay thế thể tích.(Theo nguyên tắc chung, đầu tiên phải dùng adrenalin để kiềm chế các phản ứng phản vệ hay thể phản vệ, vì sau 5-10 phút các corticosteroid mới phát huy tác dụng).

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Liều lượng:

Truyền tĩnh mạch. Trừ khi có chỉ định khác, thường dùng liều 500 ml truyền liên tục.

Liều tối đa: 1,5 g dextran/kg cân nặng/ngày, tốc độ truyền: 40-80 giọt/phút tức là 120-240 ml/giờ.

Trẻ em: liều tối đa 15 ml/kg cân nặng/ngày.

Cách dùng:

Trong trường hợp đặc biệt cần truyền nhanh dưới áp lực bên ngoài có thể là cần thiết cho các tình huống cấp cứu, trước khi bắt đầu truyền, phải đuổi hết không khí ra khỏi chai có khoảng không gian chứa khí bên trong, vì nếu không sẽ có nguy cơ gây tắc mạch do bọt khí trong quá trình truyền.

Không được sử dụng nếu thấy dung dịch không trong suốt hoặc chai hoặc nắp chai có dấu hiệu bị hư hại.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận