Leucodinine B

Thuốc Tân dược
Thuốc Leucodinine
Thuốc Leucodinine

LEUCODININE B 10%

Thuốc mỡ 10%: tube 30 g.

 THÀNH PHẦN

cho 100 g
Méquinol 10 g

DƯỢC LỰC

Tác nhân làm giảm sắc tố.

Méquinol có tên hóa học là monomethyl therehydroquinone, có tác động làm giảm sắc tố do ức chế sự tổng hợp mélanine (còn gọi là hắc tố).

CHỈ ĐỊNH

Điều trị tại chỗ các trường hợp tăng sắc tố mélanine mắc phải, đặc biệt trong: chứng da đồi mồi ở người lớn tuổi, nhiễm hắc tố sau phẫu thuật hoặc do hóa chất (nước hoa).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn cảm với méquinol.

Trẻ em dưới 12 tuổi.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Tránh phơi ra nắng những chỗ da bị tăng sắc tố, và cần bảo vệ tốt vùng da này bằng quần áo hoặc dùng kem chống nắng trong thời gian điều trị.

Không được bôi lên niêm mạc hoặc vào mắt.

LÚC CÓ THAI

Trên lâm sàng, cho đến nay không có trường hợp nào được ghi nhận bị dị dạng hoặc độc tính trên bào thai do dùng thuốc. Tuy nhiên, các số liệu về sử dụng méquinol trong suốt thời gian mang thai thì chưa đủ để có thể loại trừ hết tất cả những nguy cơ.

Do đó, vì thận trọng, không nên bôi thuốc khi có thai.

LÚC NUÔI CON BÚ

Do còn thiếu số liệu, không nên bôi thuốc trong thời gian nuôi con bú.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Các phản ứng kiểu gây kích thích hoặc quá mẫn với méquinol (hiếm gặp).

Hiếm gặp: tăng hắc tố sau viêm, chứng da lang trắng đen không đồng nhất với những đốm trắng ở nơi bôi thuốc và một vài trường hợp gây giảm hắc tố ở xa nơi bôi thuốc cũng được ghi nhận.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Bôi thuốc hai lần/ngày.

Có thể giảm số lần bôi thuốc tùy theo các dấu hiệu cải thiện của bệnh. Khi sắc tố đã giảm như mong muốn, nên tiếp tục bôi thêm ít nhất mỗi tuần một lần. Cần bảo vệ chỗ bôi thuốc, không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại.

TƯƠNG KỴ

Tránh pha trộn với những loại kem hoặc thuốc mỡ khác (có thể gây bất tương hợp, đặc biệt với những chế phẩm có tính oxy hóa hoặc các phức hợp kim loại).

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận