Trang chủBệnh răng hàm mặtRăng khôn mọc lệch - nguyên nhân, điều trị

Răng khôn mọc lệch – nguyên nhân, điều trị

I.   ĐỊNH NGHĨA

Là tình trạng mọc bất thường về trục, hướng và vị trí của răng khôn, làm cho răng không có chức năng ăn nhai và có thể gây biến chứng.

II.    NGUYÊN NHÂN

  • Thiếu khoảng trên xương hàm do sự bất tương xứng về kích thước giữa răng và xương hàm.
  • Có yếu tố cản trở răng mọc ở vị trí đúng: lợi xơ, u xương hàm….

III.     CHẨN ĐOÁN

  1. Lâm sàng

Có các biểu hiện răng mọc bất thường về trục, hướng, vị trí. Tùy trường hợp mà có thể có các dấu hiệu dưới đây:

  • Răng lệch trục

+ Răng khôn hàm dưới thường có trục lệch gần hoặc lệch má ở các mức độ khác nhau.

+ Răng khôn hàm trên thường lệch phía ngoài.

  • Răng có thể bị kẹt bởi cổ răng hàm lớn thứ hai, mặt nhai răng khôn có thể không chạm mặt phẳng cắn
  • Các dấu hiệu tổn thương răng kế cận: thường có tổn thương sâu cổ răng ở mặt xa răng hàm lớn thứ hai
  • Khi có biến chứng viêm quanh thân răng hoặc các viêm nhiễm khác thì có các biểu hiện:

+  Đau tự nhiên, khá dữ dội vùng góc hàm.

+  Có thể có sốt.

+ Bệnh nhân khó há miệng nhẹ, ăn nhai đau….

+ Vùng sau răng 7 lợi nề đỏ có thể lan ra trụ trước amidan và ngách tiền đình, có thể có viêm loét ở niêm mạc vùng lân cận.

+  Lợi ấn đau, chảy mủ.

+  Có thể thấy một hoặc hai núm răng lộ ra khỏi lợi, bờ lợi có thể loét nhẹ.

+ Có hạch dưới hàm.

  1. Cận lâm sàng

Phim X quang: phim sau huyệt ổ răng, Panorama, hàm dưới chếch, Conebeam CT…

  • Có hình ảnh răng mọc lệch trục, hướng và vị trí.
  • Có thể có hình ảnh tổn thương mất mô cứng mặt xa răng hàm lớn thứ hai

3. Chẩn đoán phân biệt

Răng khôn mọc lệch luôn có các biểu hiện trên lâm sàng và X quang rõ rệt, vì vậy không cần chẩn đoán phân biệt.

IV.     ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc

Khi đã xác định được răng khôn hàm dưới mọc lệch thì nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để không làm mất xương phía xa răng hàm lớn thứ hai

Lấy được răng khôn ra khỏi huyệt ổ răng mà không làm tổn thương răng kế cận. Trường hợp cần thiết, phải cắt thân răng hoặc phối hợp với chia tách chân răng.

Trong một số trường hợp phải tạo vạt niêm mạc và mở xương để lấy răng.

2. Điều trị cụ thể

  • Răng khôn lệch không có biến chứng

Vô cảm

Tạo vạt nếu cần

Mở xương bộc lộ răng nếu cần

Cắt thân răng, và chia cắt chân răng nếu cần

Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp

Kiểm soát huyệt ổ răng.

Khâu phục hồi niêm mạc hoặc cắn gạc cầm máu.

Hướng dẫn bệnh nhân dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau nếu cần

  • Răng khôn lệch đã có biến chứng

Điều trị biến chứng viêm quanh thân răng cấp hoặc nhiễm trùng khác:

+    Kháng sinh toàn thân.

+    Bơm rửa túi quanh răng và chăm sóc tại chỗ khác….

  • Sau khi hết giai đoạn nhiễm trùng cấp tính thì điều trị nhổ răng khôn lệch theo các bước đã trình bày ở mục 2.1.

V.    TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  • Tiên lượng

Trường hợp chưa có biến chứng: nếu nhổ sớm thì có thể bảo vệ tốt được răng hàm lớn thứ hai tránh khỏi mất xương ở phía xa chân răng, sâu cổ răng….

Trường hợp đã có biến chứng: nếu điều trị đúng quy trình thì có thể tránh được các biến chứ

  • Biến chứng

Viêm quanh thân răng cấp

Tổn thương răng hàm lớn thứ hai

Áp xe vùng má, áp xe vùng cơ cắn, áp xe vùng dưới hàm, áp xe quanh hàm ngoài….

Viêm tấy tỏa lan vùng hàm mặt

Nhiễm trùng huyết

VI.     PHÒNG BỆNH

  • Khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây