Trang chủBệnh răng hàm mặtMọc Răng Và Dự Phòng Mọc Lệch Răng

Mọc Răng Và Dự Phòng Mọc Lệch Răng

1.   CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG

Giai đoạn phôi của hệ răng sữa bắt đầu vào tuần lễ thứ 6 đến thứ 8 trong bào thai và kéo dài đến khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Giai đoạn phôi của răng vĩnh viễn bắt đầu từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 và kéo dài đến tháng thứ 9 sau khi sinh, riêng mầm răng khôn đến 4 tuổi. Không có một cơ quan nào khác trong cơ thể người lại cần một thời gian dài như thế để đạt được hình thể sau cùng như hệ răng.

  • Về phương diện hình thể

Răng trải qua các giai đoạn phát triển sau đây:

  • Lá răng

Thể hiện bởi giai đoạn khởi đầu.

  • Giai đoạn mầm

Là sự dày lên của lá răng, thể hiện sự tăng sinh và biệt hóa về phương diện hình thể.

  • Giai đoạn hình nón

Thể hiện bởi sự tăng sinh, biệt hóa về phương diện mô học và hình thể. Giai đoạn này mầm răng được tổ chức gồm:

  • Lớp thượng bì men bên trong và lớp thượng bì men bên ngoài
  • Lớp tế bào hình sao (trung tâm của cơ quan tạo men)
  • Nhú răng có nguồn gốc từ trung mô (cơ quan tạo ngà và tủy)
  • Bao mầm răng có nguồn gốc từ trung mô
    • Giai đoạn hình chuông

Thể hiện bằng sự đi sâu vào bên trong lớp trung mô của tế bào thượng bì men. Ở giai đoạn này xuất hiện lớp tế bào trung gian của cơ quan tạo men và những mầm răng vĩnh viễn cũng xuất hiện từ lá răng tiên phát hay còn gọi là răng của răng sữa (răng cửa, răng nanh, răng tiền cối vĩnh viễn).

  • Giai đoạn hình chuông tiến triển

Phát họa đường nối men ngà và bờ tận của cơ quan tạo men tạo ra bao thượng bì chân răng Hertwig.

  • Giai đoạn bao thượng bì chân răng

Lớp ngà chân răng đầu tiên lắng đọng và bao thượng bì chân răng bị mất sự liên tục.

Những tế bào thượng bì còn sót gọi là tế bào thượng bì Malassez.

  • Về phương diện mô sinh học

Từ khi hình thành cho đến khi mất đi, răng trải qua các giai đoạn phát triển sau đây:

  • Giai đoạn khởi đầu

Giai đoạn này xảy ra trong một thời gian ngắn:

  • Lá răng hình thành vào tuần lễ thứ 6 trong bào thai
  • Hình thành lá răng tiên phát cho hệ răng sữa
  • Lá răng tiên phát hình thành 10 điểm ở mỗi hàm tương tương ứng với vị trí các mầm răng sữa sau này.

Mầm răng bao gồm: Cơ quan tạo men (nguồn gốc thượng bì niêm mạc miệng); Nhú răng (trung mô); Bao mầm răng (trung mô). Các xáo trộn trong giai đoạn này có thể đưa đến sự thiếu răng hoặc thừa răng (vd: mésiodent).

  • Giai đoạn tăng sinh

Có sự tham gia đáng kể số lượng tế bào và kết quả của giai đoạn này là hình thành cơ quan tạo men. Các xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến các bất thường về kích thước, tỷ lệ, số lượng và răng sinh đôi.

  • Giai đoạn biệt hóa tế bào về phương diện mô học

Cuối giai đoạn hình chuông, lớp thượng bì men bên trong của cơ quan tạo men ở phần mặt nhai, lớp tế bào này trưởng thành, hình thành tạo men bào. Các tế bào của nhú răng phân hóa tạo thành tạo ngà bào. Ranh giới giữa tạo men bào và tạo ngà bào phát họa nên đường nối men ngà.

Sự xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến các bất thường của men và ngà: ví dụ: không hình thành men hoặc hình thành men ít, hoặc men có thể tách dần ra khỏi đường nối men ngà (sinh men bất toàn. Hoặc tạo ra sự sinh ngà bất toàn. Ở lâm sàng khó phân biệt giữa sinh men bất toàn và sinh ngà bất thường mà chủ yếu dựa vào tia X: Trong sinh men bất toàn, buồng tủy và ống tủy chân răng có hình dạng bình thường, trong sinh ngà bất toàn, buồng tủy và ống tủy chân răng bít kín, chân răng ngắn và đầu chóp chân răng không nhọn.

  • Giai đoạn biệt hóa hình thể

Là sự sắp xếp các tế bào để tạo nên hình dáng và kích thước của thân và chân răng. Giai đoạn biệt hóa về phương diện mô học và hình thể xảy ra cùng lúc. Bao tế bào thượng bì Hertwig hình thành bắt đầu từ chỗ lớp thượng bì men bên ngoài và bên trong gặp nhau và là kết quả của hoạt động phân chia tế bào ở vùng cổ răng , bao này lấn sâu vào lớp trung mô bên dưới là một màng gồm 2 lớp tế bào hình ống để xác định hình dáng chân răng. Trong trường hợp răng một chân, bao này vẫn giữ dạng hình ống, trong trường hợp răng nhiều chân, bao này bị phân chia thành 2 hoặc nhiều ống, tùy thuộc số chân được tạo nên.

Xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến bất thường về hình dáng và kích thước (thí dụ, răng cửa bên có hình hạt gạo).

  • Giai đoạn lắng đọng chất căn bản

Sau khi biệt hóa, tạo ngà bào bắt đầu tiết ra chất tiền ngà. Sự phát triển của chất tiền ngà ảnh hưởng đến các tế bào trưởng thành của lớp thượng bì men bên trong, kích thích các tế bào phát triển tạo thành tạo men bào vào tạo men bào bắt đầu lắng đọng chất căn bản. Sự lắng đọng chất men và ngà răng bắt đầu xảy ra ở các độ tuổi khác nhau, nhưng nhìn chung xảy ra theo một trình tự tương đối khá rõ ràng và theo từng nhóm:

  • Nhóm 1: trước khi sinh, các răng sữa, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trong bào
  • Nhóm 2: Khi sinh ra đến 5 tháng tuổi, gồm răng cối vĩnh viễn thứ nhất và các răng phía trước.
  • Nhóm 3: từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, gồm răng cối vĩnh viễn thứ 2 và 2 răng cối nhỏ.
  • Nhóm 4: từ 7 đến 10 tuổi, gồm răng cối vĩnh viễn thứ

Mọi khiếm khuyết ở giai đoạn này được xếp loại vào sự khiếm khuyết về số lượng của men và ngà như thiểu sản men, ngà và men gốc răng.

  1. SỰ KHÁC NHAU VỀ HÌNH THỂ RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN
2.1.  Thân răng
  • Thân răng sữa thấp hơn thân răng vĩnh viễn.
  • Mặt nhai răng sữa thu hẹp nhiều hơn răng vĩnh viễn.
  • Cổ răng sữa thắt lại nhiều và thu hẹp hơn răng vĩnh viễn.
  • Lớp men và ngà ở răng sữa mỏng hơn răng vĩnh viễn.
    • Ty răng
  • Nếu so sánh theo tỷ lệ với kích thước thân răng thì tủy răng sữa lớn hơn.
  • Sừng tủy răng sữa nằm gần đường nối men ngà hơn răng vĩnh viễn.
  • Về phương diện mô học, có rất ít sự khác biệt giữa mô tủy răng sữa và răng vĩnh viễn.
2.3.  Chân răng
  • Chân các răng trước sữa dài và mãnh hơn khi so theo tỷ lệ với kích thước thân răng.
  • Chân răng cối sữa tách nhau ra ở gần cổ răng và càng xa nhau khi đi về phía chóp chân răng, tạo chỗ cho mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
2.4. Màu sắc

Răng sữa có màu trắng đục trong khi răng vĩnh viễn có màu trắng ngà.

  1. SỰ MỌC RĂNG
  • Sự mọc răng góp phần quan trọng trong việc hình thành khuôn mặt, giúp hoàn thiện sự phát âm và chức năng nhai
  • Các mầm răng được hình thành từ trong xương hàm, lần lượt di chuyển và một phần thóat ra khỏi cung hàm, đó chính là phần thân răng nhìn thấy trong xoang miệng.
  • Sự mọc răng bắt đầu từ khi thân răng được hình thành và tiếp diễn trong suốt đời của răng.
  • Răng mọc lên được, một phần do chân răng cấu tạo dài ra, một phần do sự tăng trưởng của xương hàm. khi chân răng đã cấu tạo hoàn tất, răng vẫn tiếp tục mọc lên được, nhờ vào sự bồi đắp liên tục chất cement ở chóp chân răng.
  • Mỗi răng có lịch thời gian mọc và vị trí nhất định trên cung hàm, nhờ vậy các răng ở hàm trên và dưới sắp xếp thứ tự và ăn khớp với
  • Chân răng được cấu tạo dần dần và hoàn tất sau 3 năm kể từ thời điểm răng mọc (hiện tượng đóng chóp).

Tuổi đóng chóp = tuổi mọc răng + 3

Ví dụ: Răng số 6 mọc lúc 6 tuổi nên tuổi đóng chóp răng 6 là: 6 + 3 = 9 tuổi.

  • Có hai thời kỳ mọc răng:

+ Thời kỳ mọc răng sữa

+ Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn

  • Thời kỳ mọc răng sữa

3.1.1 Vị trí và tầm quan trọng của răng sữa

  • Răng sữa là bộ răng tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai, được lắng đọng chất men và ngà (sự khoáng hóa) từ tháng 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh .
  • Răng sữa mọc vào trong xoang miệng khoảng tháng thứ 6 sau khi Đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ em có đủ bộ răng sữa gồm 20 răng (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới).
  • Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
  • Chân răng sữa tiêu dần khi đi đến tuổi thay, răng vĩnh viễn thay thế mọc dần lên thế vào vị trí răng sữa.
  • Trẻ em từ 6-11 tuổi hiện diện cả răng sữa và răng vĩnh viển trên cung hàm, gọi là răng hỗn hợp (denture mixte).

3.1.2. Tuổi mọc và thay răng sữa: răng hàm dưới thường mọc và thay sớm hơn răng hàm trên

Bng 2.1: Tui mc và thay răng sa

Tên Răng Tui Mc Tui Thay
Hàm dưới–  Răng cửa giữa

–  Răng cửa bên

–  Răng hàm (cối) sữa 1

–  Răng nanh

–  Răng hàm (cối) sữa 2

Hàm trên

–  Răng cửa giữa

–  Răng cửa bên

–  Răng hàm (cối) sữa 1

–  Răng nanh

–  Răng hàm (cối) sữa 2

 

6  tháng

7  tháng

12 tháng

16 tháng

24 tháng

 

 

7 tháng

9 tháng

14 tháng

18 tháng

24 tháng

 

6  – 7 tuổi

7  – 8 tuổi

9  – 10 tuổi

10  – 11 tuổi

11  tuổi

 

 

7  tuổi

8  tuổi

11 – 12 tuổi

11  – 12 tuổi

12  tuổi

  • Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn
    • Tuổi mọc răng vĩnh viễn

Bảng 2.2: Tuổi mọc răng vĩnh viễn

Tên Răng Hàm dưới Hàm trên
–  Răng cửa giữa-  Răng cửa bên

–  Răng hàm (cối) nhỏ 1

–  Răng nanh

–  Răng hàm (cối) nhỏ 2

–  Răng hàm (cối) lớn 1

–  Răng hàm (cối) lớn 2

–  Răng hàm (cối) lớn 3 (Răng khôn)

6-7 tuổi7-8 tuổi

9-10 tuổi

10-11 tuổi

11-12 tuổi

6-7 tuổi

11-13 tuổi

17-21 tuổi

7  tuổi8  tuổi

9-10 tuổi

11  tuổi

12  tuổi

6-7 tuổi

12-13 tuổi

17-21 tuổi

  • Đặc điểm của răng vĩnh viễn
  • Mầm răng vĩnh viễn, một số được hình thành trong thời kỳ bào thai, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5, số còn lại hình thành sau khi sinh đến tháng thứ Riêng mầm răng khôn lúc 4 tuổi
  • Răng vĩnh viễn được lắng đọng chất men, ngà (sự khoáng hóa) bắt đầu từ lúc sinh ra đến 6 – 7 tuổi. Riêng mầm răng khôn lúc 10 tuổi
  • Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc để thay thế dần răng sữa khi trẻ được 6 tuổi.
  • Khi trẻ 12 – 13 tuổi, tất cả răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn
  • Lúc 17 – 21 tuổi có đủ bộ răng vĩnh viễn gồm 32 răng.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến smc răng
  • Chiều cao và cân nặng

Trẻ cao và mập, răng mọc sớm hơn trẻ thấp và gầy.

  • Giới tính

Nữ mọc sớm hơn nam.

  • Kích thước xương hàm

Hàm rộng, răng mọc sớm và thưa, hàm hẹp,răng mọc chậm và chen chúc

  • Răng sữa

Răng sữa rụng sớm hoặc chậm sẽ làm chậm mọc răng vĩnh viễn.

  • Dinh dưỡng

Dinh dưỡng kém sẽ làm răng mọc chậm (bệnh còi xương)

  • Viêm nhiễm xương hàm

Xương hàm bị viêm nhiễm trong thời kỳ mọc răng sẽ làm răng mọc sớm

  • Yếu tố di truyền
    • Biến chứng mọc răng
  • Khi mọc răng ở trẻ em thường có những biểu hiện sau: sốt, ho, đi chảy, chảy nước bọt, quấy khóc, ngứa ở lợi răng.

Xử trí: dùng hạ sốt, an thần, vệ sinh răng miệng tốt.

  • Đối với răng khôn (răng hàm / cối lớn 3) khi mọc thường gây nhiều biến chứng, thường biểu hiện bằng tình trạng viêm quanh thân răng.

Xử trí: kháng sinh, giảm đau, chuyển chuyên khoa.

4.   HÌNH THÁI LÂM SÀNG LỆCH LẠC RĂNG, ĐIỀU TRỊ, DỰ PHÒNG

4.1.  Sự chen chúc răng cửa

Dấu hiệu chen chúc đầu tiên ở hệ răng hỗn hợp thường trùng với sự mọc răng vĩnh viễn. Thiếu chiều dài cung răng có thể biểu hiện bằng nhiều cách từ xoay răng cửa và lệch lạc nhẹ đến chen chúc răng cửa trầm trọng. Điều quan trọng là phân tích khoảng trống và xác định mức độ thiếu khoảng.

  • Chen chúc nhẹ
  • Sự chen chúc nhẹ được coi là bình thường ở bệnh nhân không có mất chiều dài cung răng. Không cần điều trị, chỉ theo dõi.
  • Nếu răng cửa bên mọc ngiêng về phía lưỡi, có thể điều trị đơn giản bằng cách mài mặt gần răng nanh sữa bằng đĩa giấy nhám với tay khoan thẳng hoặc bằng mũi khoan siêu tốc với mũi khoan chóp nhọn.
    • Chen chúc trung bình

Chiều dài cung răng thiếu ở mức dưới 5mm. Trường hợp này thường do mất khoảng sau nhổ răng hoặc mất sớm răng sữa, cần được chuyển các nhà điều trị chuyên môn với những khí cụ cố định hoặc tháo lắp để di chuyển răng, lấy lại khoảng trống đã mất.

  • Chen chúc trầm trọng

Mất chiều dài cung răng trên 5mm được coi là trầm trọng, cần được điều trị đặc biệt bằng cách nới rộng cung răng hoặc nhổ chọn lọc một số răng vĩnh viễn.

4.2.  Sai lệch răng theo chiều trước sau
  • Cắn chéo răng trước

Là tình trạng các răng cửa trên nằm phía trong (sau) các răng cửa dưới khi ngậm hàm, ở những bệnh nhân này môi trên bị lép (móm), nguyên nhân có thể do răng hoặc xương. Nếu nguyên nhân do xương thì cần có ý kiến của chuyên viên, nếu do răng và những trường hợp đơn giản (cắn chéo một vài răng) có thể can thiệp được bằng những khí cụ tháo lắp đơn giản như mặt phẳng nghiêng hoặc hàm nhựa với lò xo ngón tay…

  • Răng cửa đưa ra trước

Là tình trạng các răng cửa trên hoặc các răng cửa dưới đưa ra phía trước mà người ta có thể gọi nôm na là “hô”. Nguyên nhân có thể do răng hoặc xương, nếu do xương cần tham khảo chuyên viên, nếu do răng có thể điều trị bằng cách đẩy răng nghiêng về phía sau bằng những khí cụ tháo lắp có cung môi và những cung bù trừ hình chữ U.

4.3.  Sai lệch răng theo chiều đứng

Sai lệch răng theo chiều đứng thường biểu hiện ở giai đoạn răng hỗn hợp là cắn hở và cắn sâu.

  • Cắn hở

Thường gặp nhất là do thói quen mút ngón tay làm cản trở sự mọc răng đầy đủ của các răng trước. Việc điều trị cơ bản là điều trị thói quen mút ngón tay ở giai đoạn răng sữa bằng cách làm các khí cụ ngăn cản thói quen mút ngón tay như tấm chặn ở khẩu cái, tấm cản này ngoài công dụng điều trị tật mút tay còn ngăn không cho lưỡi chèn vào giữa cung răng trên và dưới, hoặc nhẫn rào cản ngón tay…

  • Cắn sâu

Là tình trạng các răng trước mọc quá mức hoặc răng sau mọc không đầy đủ. Bình thường ở tư thế nghỉ, bờ cắn răng cửa trên cách đường môi trên khoảng 2mm, nếu khoảng cách này trên 2mm cần quan tâm đến sự mọc quá mức của răng trước hàm trên. Việc điều trị là phức tạp cần có sự can thiệp của các chuyên gia chỉnh hình.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây