Áp xe vùng sàn miệng

Bệnh răng hàm mặt

I.   ĐỊNH NGHĨA

Là áp xe khu trú ở vùng sàn miệng, nguyên nhân thường do răng.

II.    NGUYÊN NHÂN

– Do răng

+ Răng viêm quanh cuống không được điều trị.

+ Răng có viêm quanh răng không được điều trị.

+ Do biến chứng răng khôn.

– Các nguyên nhân khác

+  Do tai biến điều trị.

+ Do chấn thương.

+  Nhiễm trùng các vùng lân cận

+ Sỏi tuyến nước bọt nhiễm khuẩn.

III.     CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

  • Toàn thân

Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hôi….

  • Tại chỗ

Ngoài miệng

Có thể sưng nề vùng dưới cằm, phần trước vùng dưới hàm, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề.

Trong miệng

+  Có biểu hiện há miệng hạn chế.

+ Sưng nề sàn miệng bên răng nguyên nhân,lưỡi bị đẩy lệch về bên đối diện.

+ Niêm mạc sàn miệng đỏ xung huyết, có phủ màng giả trắng, không dính.

+ Mào dưới lưỡi sưng gồ như “mào gà”, sờ thấy có một gờ chắc, rất đau, dính vào mặt trong xương tương ứng với răng nguyên nhân.

+  Ấn có dấu hiệu mềm lún hay chuyển sóng, khó nuốt, khó nói, khó nhai. Cử động lưỡi khó và đau.

+ Răng nguyên nhân: có biểu hiện bệnh lý của răng nguyên nhân.

Cận lâm sàng

  • X quang thường quy

+ Có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.

+ Có thể thấy hình ảnh sỏi ống tuyến nước bọt dưới hàm.

  • CT Scanner: có khối thấu quang ranh giới rõ ở vùng sàn miệng, và có thể thấy hình ảnh sỏi ống tuyến nước bọt dưới hàm.

Chẩn đoán phân biệt

  • Áp xe tuyến dưới hàm:dấu hiệu chảy mủ qua lỗ ống Wharton khi thăm khám.
  • Áp xe nông quanh hàm trong (dưới lưỡi, dưới niêm mạc): áp xe nông ngay chân răng nguyên nhân. Sàn miệng bình thường
  • Phlegmon sàn miệng: sưng, thâm nhiễm toàn bộ sàn miệng hai bên, tình trạng toàn thân suy yếu, nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

IV. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc

Dẫn lưu mủ và điều trị răng nguyên nhân.

  1. Điều trị cụ thể
  • Điều trị toàn thân

Kháng sinh và nâng cao thể trạng.

  • Điều trị tại chỗ

Rạch dẫn lưu mủ theo đường trong miệng hoặc ngoài mặt.

  • Đường trong miệng
    • Chỉ định: khi áp xe tiến triển về phía niêm mạc miệng
    • Kỹ thuật

+  Vô cảm.

+  Rạch niêm mạc ở chỗ thấp nhất và phồng nhất của ổ áp xe.

+ Bộc lộ ổ áp xe và dẫn lưu mủ.

+  Bơm rửa.

+ Đặt dẫn lưu.

+ Điều trị răng nguyên nhân.

  • Đường ngoài mặt

Kỹ thuật

+  Vô cảm.

+ Rạch da vùng dưới cằm.

+ Bóc tách da và mô dưới da.

+ Dùng kẹp Kocher thâm nhập vào vùng áp xe để dẫn lưu mủ.

+  Bơm rửa.

+ Đặt dẫn lưu.

+ Điều trị răng nguyên nhân.

V.    TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng

Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị răng nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.

  1. Biến chứng
    • Viêm tấy tỏa lan vùng mặt
    • Nhiễm trùng huyết

VI.     PHÒNG BỆNH

  • Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, răng khôn mọc lệch để điều trị kịp thời
  • Khi phát hiện sỏi ống tuyến nước bọt dưới hàm thì cần phẫu thuật lấy sỏi

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận