33 bài thuốc nam chữa bệnh nhiệt – phát sốt nóng

Bài thuốc Nam
  1. Nóng trong xương phát sốt
  • Mang tiêu tán nhỏ, hòa với nước, mỗi lần uống 1 thìa, uống từng hớp một.
  1. Vì nóng quá mà ho
  • Thạch cao 1 lạng, Chích thảo 1/2 lạng, tán thành bột, Gừng sống trộn mật mỗi lần 3 đồng cân.
  1. Người già có phong nhiệt, nội nhiệt, mặt đỏ, đầu nhức
  • Thạch cao 3 lạng, Trúc diệp 50 lá, sắc lấy nước, bỏ bã, cho 1 lạng đường cát và 3 cáp gạo tẻ vào nấu lên ăn.
  1. Ngực phiền nóng, khát nhiều, dùng thuốc này thông 9 khiếu
  • Thạch cao 2 lạng, tán bột, sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo ăn.
  1. Tam tiêu tích nhiệt
  • Huyền sâm, Hoàng liên, Đại hoàng mỗi vị 1 lạng, viên với mật. Thang bằng nước sôi. Mỗi lần uống 30 đến 40 viên.
  1. Ngũ tâm phiền nhiệt
  • Hồ Hoàng liên tán nhỏ, uống 1 đồng cân với nước cơm khỏi ngay.
  1. Bệnh nóng phát cuồng, nói mê sảng
  • Đại hoàng 5 lạng nghiền ra, sao đỏ lên, dùng sáp ong thêm nước 5 cân nấu thành cao. Mỗi lần uống nửa thìa.
  1. Hư hỏa bốc lên, lưng nóng như lửa đốt
  • Bột Phụ tử hòa với nước bọt đổ lên huyệt Dũng tuyền.
  1. Da nóng như đốt, hoặc cảm mạo, ho đờm đã lâu, lại không kiêng khiến sinh ra bệnh nóng trong xương, mỗi ngày thở ra đờm, phiền khát, ăn được, 6 mạch phù hồng
  • Hoàng cầm 1 lạng sắc uống thì mình nóng, ho đờm đều khỏi.

    Vị thuốc Hoàng cầm
    Vị thuốc Hoàng cầm
  1. Đàn bà phát nóng phiền khát
  • Cát căn 4 lạng, gạo 1/2 cân ngâm nước 1 đêm, lọc ra trộn đều nấu chín mà ăn.
  1. Nóng quá nôn ra huyết
  • Hoàng bá tẩm mật, sao khô, tán nhỏ nấu nước. Mạch môn làm thang uống.
  1. Phát nóng, miệng khô, tiểu tiện đỏ
  • Dùng mía róc vỏ ép lấy nước uống.
  1. Nóng dữ, tiêu ra máu
  • Lấy 1 đoạn ruột lợn, rửa sạch ép cho khô, lấy hoa hòe sao lên, nhồi đầy vào ruột, bỏ gạo và giấm vào, ninh nhừ ra rồi viên. Nấu Đương quy với rượu làm thang, uống mỗi lần 1 viên.
  1. Bệnh nhiệt sau bữa ăn hoặc gỉao hợp rồi phát bệnh, sắp chết, không nói được
  • Dành dành 30 quả sắc uống, uống 1 lần cho mồ hôi ra sâm sấp thì khỏi.
  1. Thân thể phát nóng sốt (không cứ người lớn trẻ con)
  • 3 quả trứng gà, 1 thìa mật ong hòa lẫn uống.
  1. Bệnh nhiệt sau khi khỏỉ rồi, ăn những thứ cay đến mờ mắt
  • Cá diếc làm gỏi mà ăn.
  1. Chứng nhiệt đơn thuần, nói mê, lo lắng, đờm dãi nhiều, nghẽn đầy, lưổi trắng, lưỡi đen

* Phương kinh nghiệm:

  • Liên kiều, Chi tử, Đại hoàng, Cam thảo, Phác tiêu, Hoàng cầm, Lá tre, Bạc hà, gia thêm mật vào sắc uống rất hay.
  1. Nhiệt chứng, mê man, phiền muộn, uống nước mãi không thôi
  • Củ Địa hoàng tươi, Bạc hà tươi đều nhau, giã lấy nước, pha vào 1 tí Xạ hương hòa nước gừng uống. Nếu bệnh nhân tự cảm thấy lạnh thì không nên uống nữa.
  1. Phong nhiệt đầu thông
  • Kinh giới tuệ, Thạch cao đều nhau, Xuyên khung 1 đồng cân, Lá chè 2 đồng cân, sắc uống nóng.
  1. Phong nhiệt xông lên, đầu mặt choáng váng, hoặc ngực không khoan khoái
  • Xuyên khung, quả hòe, mỗi vị 1 lạng tán bột, nấu nước chè hòa lẫn mà uống mỗi lẩn 3 đe, nếu trong ngực khổ chịu thì sắc với nước uống.
  1. Nóng dữ phiền khát đầu nhức
  • Sinh địa giã vắt lấy nước 3 cáp, Mật ong 1/2 cáp, hòa đều, uống.
  1. Mình nóng, tâm nóng, đêm nằm không yên
  • Khổ sâm sắc nước uống và tắm.
  • Thạch cao nung 5 đồng cân, Châu sa 1 đồng cân nghiền nhỏ, sắc nước bấc đèn, uống.
  1. Nóng rét
  • Quả bí đao nướng chín vắt lấy nước uống.
  1. Nóng nhiều
  • Úc lý nhân nấu chín nghiền ra, ngày uống 2 cáp.
  1. Đơn ngược nóng dữ không lạnh
  • Hoàng đơn 2 đồng cân hòa với nước và mật ong, uổng. Nếu lạnh thì hòa với rượu, uổng.
  1. Chứng nhiệt đau (nổi sần đỏ lên từng đám)
  • Đất thổ trắng 1 phân. Hàn thủy thạch 1/2 lạng, tán, hòa với nước.
  1. Thuốc chữa sốt cao, kinh giật
  • Khi trẻ em sốt cao thường lên cơn kinh giật. Nhiều khi bệnh chuyển rất nhanh chóng, nguy hiểm, phải theo dõi kỹ, nếu cần gửi đến cơ sở y tế khám.

* Bài thuốc: Tam xà đởm trần bì

  • Mật 3 loại rắn (rắn ráo, cạp nong, hổ mang)
  • Trần bì 43g – Bối mẫu 44g
  • Xạ hương l,5g – Cam thảo 44g
  • Ngưu hoàng l,5g                          – Bán hạ chế 44g
  • Hùng hoàng phi 10g                   – Đởm tinh 65g
  • Chu sa phi 85g – Câu đằng 65g
  • Hổ phách phi 10g – Bạc hà 65g
  • Cương tàm (tằm vôi) 107g – Thiên trúc hoàng 65g
  • Thạch xương bồ 44g –   Tô diệp 65g
  • Thuyền thoái 44g –   Xạ can 90g
  • Nha tạo 65g –   Tang bạch bì 65g
  • Mai hoa 6g –   Cát căn 60g
  • Công dụng: Chữa trẻ em bị sốt cao, ho, khó thở, kéo đờm khò khè, kinh giật, mê sảng.
  • Liều dùng:
  • Trẻ 6 tháng, uống 0,5g (1/3 ống) cho 1 ngày chia 3-4 lần
  • Trẻ 12 tháng, uống lg (2/3 ống) trong 1 ngày chia 3 – 4 lần
  • Trẻ 2 tuổi, uống l,5g (cả ống) trong 1 ngày chia 3-4 lần
  • Trẻ 4 tuổi, uống 3g (2 ống) trong 1 ngày chia làm 3 – 4 lần
  • Người lớn có thể uống gấp 4 lần trẻ em lên 4 tuổi.
  1. Lục thần hoàn

Tán nhỏ bằng hạt cải, đóng ống 50 viên nặng 0,125g

  • Xạ hương 155g – Trân châu 155g
  • Chu sa 155g  – Hùng hoàng 155g
  • Thiềm tô 186g           – Ngưu hoàng 155g
  • Công dụng: Chữa trẻ em sốt cao, kinh giật cấm khẩu, mê sảng. Ngoài ra còn chữa đau bụng, sưng vú, nhọt độc.
  • Liều dùng:

Trẻ em từ 1 – 4 tuổi: uống 1-2 viên mỗi lần 5-8 tuổi: uống 3-4 viên mỗi lần

9-12 tuổi: uống 5-6 viên mỗi lần

13 – 16 tuổi: uống 7-8 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần

Trẻ dưới 12 tháng: không được cho uống quá 2 viên trong một ngày.

  • Chú ý:
  • Khi dùng phải thận trọng vì Lục thần hoàn gồm nhiều vị thuốc mạnh và độc (Thiềm tô, Xạ hương v.v…)
  • Nếu trẻ uống vào mà nôn mửa thì thôi.
  • Kỵ thai.
  1. Ngưu hoàng hoàn

Ngưu hoàng 4g

Phòng phong 33g

Xạ hương 2g

Chu sa 88g

Hùng hoàng 17g

Toàn yết 30g

Cương tàm 50g

Chỉ xác 50g

Lá Tía tô 33g

Tạo giác 33g

Hổ phách 9g

Bán hạ chế 66g

Thiên trúc hoàng 66g

Hậu phác 22g

Lá bạc hà 66g

Tiền hồ 66g

Thuyền thoái 66g

Đảm tinh 66g

Bạch chỉ 33g

Tế tân 26g

Trần bì 26g

Câu đằng 132g

Tô hợp hương 9g

Kinh giới 50g

Thiên ma 66g

Xuyên bối mẫu 33g

Mai phiến 22g

Thiên hoa phấn 66g

Cam thảo 22g

Chi tử (Dành dành) 60g

Liên kiều 66g

Đường kính vừa đủ 1000g

  • Công dụng: Chữa trẻ em sốt cao, kinh giật, mê sảng, ho.
  • Liều dùng:
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng, mỗi lần uống 1/4 viên 1-3 tuổi, mỗi lần uống 1/2 viên

4-7 tuổi, mỗi lần uống 2/3 – 1 viên

  • Người lớn, mỗi lần uống 2-3 viên ngày uống 2 lần
  1. Tử kim đinh
  • Hùng hoàng 50g
  • Chu sa 50g
  • Xạ hương 50g
  • Sơn tử cô 340g
  • Ngũ bội tử 170g
  • Thiên kim tử 170g
  • Đại kích 250g
  • Tá dược vừa đủ 1000g – 2000g
  • Công dụng: Chữa trẻ em, người lớn sốt cao, kinh phong, mê sảng, ho suyễn.
  • Liều dùng:
  • Kỵ thai.

Trẻ em từ 1 – 2 tuổi: uống 1/4 thìa trong ngày

4 tuổi: uống 1/2 thìa trong 1 ngày

5-7 tuổi: uống 2/3 thìa trong 1 ngày 8-10 tuổi: uống 1 thìa trong 1 ngày

  • Người lớn, uống từ 2 – 3 thìa (chia làm nhiều lần trong ngày) mài với nước gừng mà uống nóng. Kỵ thai.
  1. Hồi xuân đơn

Xạ hương 2,9g

Chu sa 89g

Trần bì 89g

Cương tàm 89g

Phèn chua 89g

Mộc hương 89g

Cam thảo 60g

Câu đằng 600g

Bạch đàn hương 89g

Toàn yết 89g

Trầm hương 89g

Ngưu hoàng 29g

Hoàng liên 75g

Nam tinh 147g

Thiên trúc hoàng 89g

Chỉ xác 89g

Xuyên bối mẫu 89g – Thiên ma 89g

Tá dược vừa đủ (1000 bao) 6000g

– Mật ong vừa đủ hoàn

  • Công dụng: Chữa trẻ em kinh giật, nôn mửa, ho, đờm, suyễn.
  • Liều dùng:

Trẻ em dưới 6 tháng: mỗi lần 1/2 viên

Trẻ em 12 tháng: mỗi lần 1 viên

Từ 2 – 3 tuổi: mỗi lần 2 viên

Từ 4 – 6 tuổi: mỗi lần 3-5 viên Ngày uống 2 lần

* Công dụng và liều dùng: Như Hồi xuân đơn, nhưng Trấn kinh hoàn ít độc và mạnh như Hồi xuân đơn (Xạ hương, Toàn yết…) nên có thể dùng liều cao hơn 1 một ít tùy theo bệnh và người bệnh.

  1. Trấn kinh hoàn
  • Thần sa 900g
  • Bạch phụ tử 600g
  • Phòng đảng sâm 600g
  • Phòng phong 600g
  • Bạch truật 600g
  • Cát cánh 600g
  • Đảm tinh 900g
  • Bạch linh 1800g
  • Kinh giới 900g
  • Kim mông thạch 300g
  • Thiên hoa phấn 600g
  • Cương tàm 600g
  • Trần bì 600g
  • Cam thảo 600g
  • Thuyền thoái 600g
  • Hậu phác 600g
  • Tiền hồ 600g
  • Khương hoạt 600g
  • Lá Bạc hà 900g
  • Bán hạ chế 900g
  • Câu đằng 900g
  • Thiên ma 600g
  • Thiên trúc hoàng 600g
  • Lá Tía tô 600g
  1. Bệnh nóng mê hoảng

Nóng mê hoảng là một chứng chủ yếu của bệnh ôn nhiệt trẻ em. Bệnh này chia làm 3 thể:

  • Ôn chứng: Sợ gió, không sợ lạnh, phát nóng, không có mồ hôi hoặc có rất ít hoặc ho, khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng nhạt, chất lưỡi và cổ họng hơi đỏ, mạch phù sác.
  • Nhiệt chứng: Không sợ rét mà sợ nóng, có mồ hôi, khát nhiều, bực dọc, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác.
  • Hỏa chứng: Trằn trọc, phiền táo cực độ, hoặc điên cuồng nói nhảm, chất lưỡi đỏ ửng, rêu lưỡi vàng dày hoặc khô xám, nước tiểu vàng đỏ, táo bón.

Khi thấy trẻ em mê man, điên cuồng nói nhảm, nhiệt độ cao 39°c – 40°C:

  • Rau Giấp cá 100 gam rửa sạch để sống.
  • Rau má 100 gam (cả cây, củ rửa sạch để sống), cho 2 vị vào cối đá giã nát, pha thêm nước sôi để nguội, bỏ vào 10 hạt muối, vắt lấy nước đặc, lóng nguội, cách giờ cho uống 1 lần, uống đến bao giờ thấy toát mồ hôi ra mát thì thôi.
  • Dưới 1 tuổi: mỗi lần uỂíng 2-3 thìa cà phê
  • Từ 1 – 3 tuổi: mỗi lần uống 1 chén mắt trâu
  • Từ 4 – 10 tuổi: mỗi lần uống 1 đến 2 chén
  • Người lớn, phụ nữ thai nghén đều dùng được.

 

Bài thuốc Nam
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận