I. ĐỊNH NGHĨA
Nang nhái sàn miệng là nang nhầy, khu trú ở sàn miệng. Lòng nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt dưới lưỡi, hoặc tuyến dưới hàm, hoặc tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng.
II. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh đến nay vẫn chưa rõ ràng, một số tác giả cho rằng cơ chế gây nang là do ống một tuyến nước bọt bị tắc, giãn phình.
III. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
- Có khối phồng ở sàn miệng, kích thước thường khoảng 1-3cm hoặc lớn hơn.
- Bề mặt khối phồng có màu tím nhạt giống bụng nhái, ranh giới rõ.
- Niêm mạc mỏng căng, có thể tự vỡ ra dịch nhày trong như lòng trắng trứng có albumin và mucin, dễ nhiễm khuẩn, hay tái phát.
- Nang phát triển từ từ, trường hợp to có thể lấn qua đường giữa, đẩy lệch lưỡi, ảnh hưởng chức năng.
- Thể lâm sàng hiếm gặp là nang nhái ở cổ, xảy ra khi nang xuyên qua cơ hàm móng và biểu hiện thành khối phồng ở vùng cổ.
Cận lâm sàng
- Cộng hưởng từ (MRI): thấy khối giảm âm và giảm tỷ trọng ranh giới rõ.
- X quang thường quy: không có dấu hiệu đặc trưng.
Chẩn đoán phân biệt
Nang nhái sàn miệng có các dấu hiệu lâm sàng khá điển hình và không cần chẩn đoán phân biệt.
IV. ĐIỀU TRỊ
- Nguyên tắc
– Phẫu thuật cắt bỏ nang.
- Điều trị cụ thể
Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng một trong ba biện pháp điều trị dưới đây:
- Phẫu thuật cắt bỏ nang
Chỉ định: Nang có kích thước nhỏ, không liên quan tới tuyến nước bọt dưới lưỡi.
Kỹ thuật
+ Gây tê tại chỗ.
+ Rạch niêm mạc bộc lộ nang.
+ Tách bóc vỏ nang ra khỏi mô xung quanh và lấy toàn bộ nang.
+ Khâu đóng niêm mạc.
+ Kháng sinh.
- Phẫu thuật cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới lưỡi
Chỉ định: Nang có kích thước vừa phải và liên quan với tuyến nước bọt dưới lưỡi.
Kỹ thuật
+ Phẫu thuật lấy bỏ nang: thực hiện theo mục 4.2.1.
+ Phẫu thuật lấy bỏ tuyến nước bọt dưới lưỡi.
+ Kháng sinh.
- Phẫu thuật mở thông nang
Chỉ định
+ Nang có kích thước lớn gây chèn ép và ảnh hưởng đến chức năng.
+ Nang có kích thước lớn và tình trạng toàn thân của bệnh nhân không cho phép phẫu thuật kéo dài.
Kỹ thuật
+ Gây tê tại chỗ.
+ Rạch niêm mạc trên nang theo hình múi cam.
+ Tách bóc lấy bỏ phần niêm mạc miệng hình múi cam giữa hai đường rạch.
+ Rạch vỏ nang.
+ Khâu nối từng bên mép vỏ nang với mép niêm mạc sàn miệng, để thông lòng nang ra khoang miệng.
+ Kháng sinh.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG:
- Tiên lượng
Phẫu thuật cắt bỏ nang hoặc cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới lưỡi, hoặc phẫu thuật mở thông nang, nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì đều cho kết quả tốt, không tái phát.
- Biến chứng
Bội nhiễm: gây sưng tấy vùng sàn miệng và ảnh hưởng đến chức năng.
VI. PHÒNG BỆNH:
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện nang sớm và điều trị kịp thời.
Con tôi đã phẫu thuật cắt bỏ nang, nay tái phát thì điều trị như thế nào?
Tôi mới cắt sau 2 ngày hàm duoi cùng bên và dưới cằm bị sưng , vết cắt thì có màu trắng và sung hết vùng sàn miệng là trieu chung bt ko ạ