Chứng Đại trường hư hàn là tên gọi chung chỉ dương khí suy nhược hàn trọc tụ ở trong Đại trường dẫn đến mất chức năng truyền đạo gây nên nhiều loại chứng trạng tục gọi là Đại trường hư lạnh. Chứng này phần nhiều do phú bẩm dương hư hoặc ăn quá nhiều thức sống lạnh, ốm lâu thương dương khiến cho Đại trường khí hư, hàn tà lưu lại ở trong gây nên bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau bụng âm ỉ, ưa ấm ưa xoa bóp, chân tay không ấm, sôi bụng ỉa lỏng sắc phân loãng nhạt hoặc trái lại táo bón không đại tiện, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Trì.
Chứng Đại trường hư hàn thường gặp trong các bệnh Tiết tả, Cửu lỵ, Phúc thống hoặc Tiện bí.
Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Đại trường tân khuy, chứng Tỳ Vị dương hư.
Phân tích
– Bệnh Tiết tả trong chứng Đại trường hư hàn, vật bài tiết ra iỏng loãng như phân vịt, sắc nhạt không hôi, như Nạn thứ 57 sách Nạn Kinh có viết: “Đại trường tiết, ăn xong thì vội vã quẫn bách, đại tiện ra sắc trắng” thậm chí ra nguyên cả đồ ăn, ỉa lỏng vô độ, chân tay không ấm, phép trị nên tán hàn chỉ tả, chọn dùng Phụ tử lý trung hoàng (Hòa tễ cục phương) gia giảm.
– Chứng Lỵ lâu ngày không khỏi được hoặc dùng quá nhiều thuốc hàn lương, Dương khí của Vị Trường bị tổn hại, xuất hiện chứng Đại trường hư hàn, có chứng trạng hoạt tả không dứt hoặc đại tiện không cầm được, chất bài tiết dính nhớt trắng trơn, giang môn nặng trệ, sau đại tiện b thoát giang, đau bụng âm ỉ, mệt mỏi, nên làm dày bền ruột và chỉ lợi, cho uống bài Dưỡng tạng thang (Hòa tễ cục phương).
– Chứng Đại trường hư hàn trong bệnh Phúc thống đau bụng âm ỉ, ưa ấm ưa xoa bóp, chân tay lạnh-sợ lạnh, sôi bụng ỉa lỏng, điều trị nên ôn trung giảm đau,/cho uống Hoàng kỳ kiến trung thang(Kim Quỹ yếu lược) gia Bạch truật, Phục linh, Bào khương.
– Chứng Đại trường hư hàn trong bệnh Tiện bí phần nhiều gặp ở người cao tuổi, đó là dương khí hư yếu ở Trung, Hạ tiêu không khả năng sưởi ấm, hàn tà ngưng đọng, trọc âm tụ ở trong lấn át khí cơ đến nỗi Đại trường truyền đạo khó khăn, cho nên Đại tiện sáp trệ khó bài tiết, đau bụng khá nặng, ưa ấm ưa chườm, điều trị nên Ôn dương trợ khí tán hàn, cho uống Thiên thai ô dược tán (Y học phát minh) bỏ Thanh bì, Xuyên luyện tử, gia Hỏa ma nhân, Đương quy, Nhục quế, Nhục thung dung; Hoặc gia Bán lưu hoàn (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương).
– Chứng Trung khí hạ hãm thường thấy kiêm cả chứng Đại trường hư hàn, đoản hơi không đủ để thở, mệt mỏi không chịu nổi, tiết tả không ngừng, thoát giang khó co lên. Chứng Thận dương hư cũng thấy kiêm cả chứng Đại trường hư hàn, Mệnh môn hỏa suy không thể sưởi ấm được Đại trường nên có chứng ngũ canh tiết tả.
Chẩn đoán phân biệt
– Chứng Đại trường tân khuy với chứng Đại trường hư hàn, cả hai đều thuộc Hư chứng. Chứng Đại trường tân khuy do âm tân bất túc, Đại trường mất sự nhu nhuận, sự truyền đạo bất lợi cho nên đại tiện táo kết khó bài tiết, đa số do tuổi cao âm suy hoặc bệnh nhiệt hao tổn tân dịch, sau khi đẻ huyết bất túc gây nên, có các chứng miệng khô họng ráo, lưỡi đỏ không có rêu hoặc ít rêu, mạch Tế Sác. Chứng Đại trường dương khí bất túc, không khả năng sưởi ấm, hàn khí từ trong sinh ra, dồn xuống dưới thành Tiết tả. Cũng có khi dương khí suy vi, vì hàn trọc ng ưng tụ làm nghẽn tr ở khí cơ, lại thêm thể trạng vốn dương k hí bất túc không có sức vận hóa, mất chức năng truyền đạo nên xuất hiện táo bón, đại tiện phân không khô lắm, đồng thời có chứng chân tay không ấm, bụng đau ưa ấm, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng mạch Trầm Trì.
– Chứng Tỳ Vị dương hư với chứng Đại trường hư hàn: Tỳ Vị với Đại Tiểu trường đều là cái gốc của kho đụn, cho nên chứng Tỳ Vị dương hư với chứng Đại trường hư hàn có chỗ gần giống nhau cũng có chỗ khác nhau. Tỳ Vị là bể của thủy cốc, Tỳ Vị hư không thể ngấu nhừ được thủy cốc, tiếp nhận và vận hóa thủy cốc, cho nên đại tiện lỏng loãng hơn nữa ra cả vật không tiêu, đồng thời ăn uống kém, sau khi ăn bụng trướng đầy, vị trí bệnh ở Trung tiêu. Chứng Đại trường hư hàn bệnh ở Hạ tiêu, ỉa lỏng sôi bụng khá nặng, hoặc trái lại bí kết, thường là ăn uống không kém xút và sau khi ăn không có cảm giác đầy bụng.
Trích dẫn y văn
– Trong ruột bị lạnh, thì sôi bụng ỉa chảy (Sư truyền – Linh Khu).
– Đại trường nhiễm lạnh, phần nhiều đại tiện lỏng như phân vịt (Ngũ tạng phong hàn tích tụ bệnh mạch chứng tính trị – Kim Quỹ yếu lược).
– Khí ở Đại trường bất túc thì hàn khí ẩn náu, hay ỉa lỏng; Đó là Đại trường khí hư, điều trị nên dùng phép Bổ (Đại trường bệnh hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).
– Nếu hư thì sinh hàn, hàn thì sôi bụng ỉa lỏng, ăn không tiêu, da dẻ khô ráo, đó là chứng hậu Đại trường hư lạnh (Trị Đạường hư lạnh chư phương – Thánh Hụệ phưgng).
– Đại trường hư tức là Khí hư, mạch Hữu Xích phải Trầm Nhược, có triệu chứng là Lỵ kéo dài, là Thoát giang (Đại trường bộ – bút hoa y kính).