Thuốc Clindamycin – Kháng sinh

Thuốc Tân dược
Thuốc Clindamycin
Thuốc Clindamycin
Thuốc Clindamycin được chỉ định trong điều trị các nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn yếm khí nhạy cảm, cũng như trong điều trị các nhiễm trùng nặng do Staphylococcus, Streptococcus và Pneumococcus. Điều trị bằng Thuốc Clindamycin thường kết hợp với một kháng sinh nhóm aminoglycoside

THUỐC CLINDAMYCIN IBI 600 mg

IBI

Dung dịch tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch 600 mg/4 ml : ống 4 ml, , hộp 1 ống.

THÀNH PHẦN

cho 1 ống
Thuốc Clindamycine phosphate 712,92 mg
tính theo : Thuốc Clindamycine 600 mg
Tá dược : benzyl alcohol, sodium hydrate, EDTA, nước.

DƯỢC LỰC

Thuốc kháng sinh.

CHỈ ĐỊNH

Thuốc Clindamycin được chỉ định trong điều trị các nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn yếm khí nhạy cảm, cũng như trong điều trị các nhiễm trùng nặng do Staphylococcus, Streptococcus và Pneumococcus. Điều trị bằng Thuốc Clindamycin thường kết hợp với một kháng sinh nhóm aminoglycoside, có thể được xem như là một trị liệu thay thế trong các nhiễm trùng sinh dục và nhiễm trùng vùng chậu do Chlamydia trachomatis khi việc sử dụng kháng sinh thường quy, tetracycline, bị chống chỉ định.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Thuốc chống chỉ định dùng trên bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Thuốc Clindamycin hay lincomycin, hay với các thành phần khác của thuốc.

Do thành phần thuốc có benzyl alcohol, thuốc không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Do chưa chưa có đầy đủ thông tin về tính an toàn, không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

Thuốc này nên dành cho bệnh nhân dị ứng với penicillin.

Thuốc Clindamycin đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng do Staphylococcus đề kháng với các kháng sinh khác. Tuy nhiên, trước khi dùng, cần làm kháng sinh đồ để xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh.

Do khả năng bị viêm ruột, trước khi cho chỉ định dùng Thuốc Clindamycin, cần xác định loại nhiễm trùng và khả năng có thể sử dụng các thuốc ít độc hơn.

Sau khi dùng Thuốc Clindamycin phosphate, một vài trường hợp tiêu chảy nhẹ đã được báo cáo. Triệu chứng này có thể biến mất khi ngưng dùng thuốc. Một vài trường hợp tiêu chảy dai dẳng và nặng đã được ghi nhận. Cùng với tiêu chảy, đôi khi có ghi nhận sự hiện diện máu và niêm mạc trong phân, mà trong một vài trường hợp tiến triển thành viêm ruột cấp gây hậu quả không có lợi.

Viêm ruột do kháng sinh có thể xuất hiện trong thời gian điều trị, hay từ 2 đến 3 tuần sau khi ngưng dùng thuốc.

Từ các nghiên cứu cho thấy rằng một trong các nguyên nhân tiên phát gây viêm ruột do kháng sinh là một loại độc tố do vi khuẩn Clostridia tiết ra. Viêm ruột thường có triệu chứng tiêu chảy mức độ nặng, dai dẳng kèm co thắt bụng và có máu và niêm mạc trong phân. Nếu không chẩn đoán và điều trị sớm, viêm ruột có thể tiến triển thành viêm phúc mạc, choáng và phình đại tràng nhiễm độc.

Việc thăm khám nội soi có thể phát hiện viêm ruột giả mạc. Nếu nghi ngờ viêm ruột, khuyến cáo nên tiến hành nội soi đại tràng sigma từ đường trực tràng.

Bệnh viêm ruột có thể được xác định tiếp bằng nuôi cấy phân tìm Clostridium difficile trong môi trường chọn lọc và bằng thử nghiệm tìm độc tố Clostridium difficile.

Các trường hợp viêm ruột nhẹ có thể biến mất một cách tự phát khi ngưng dùng Thuốc Clindamycin. Các trường hợp viêm ruột trung bình và nặng cần được điều trị ngay với dung dịch điện giải và dung dịch protein.

Các thuốc kháng nhu động ruột, thuốc nhóm opium và diphenoxylate kèm atropine có thể gây kéo dài và/hay làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Thuốc Clindamycin được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị viêm ruột giả mạc liên quan kháng sinh do Clostridium difficile. Liều dùng Thuốc Clindamycin cho người lớn là 500 mg đến 2 g mỗi ngày, uống 2-4 lần/ngày trong 7-10 ngày. Trong một số rất hiếm trường hợp, nhịp nhanh sau khi dùng Thuốc Clindamycin đã được báo cáo.

Do đó, khi cần dùng colestiramin và Thuốc Clindamycin, hai thuốc nên được dùng vào thời điểm khác nhau trong ngày.

Cho đến nay các dữ liệu cho thấy rằng người già và các bệnh nhân suy yếu dễ bị tiêu chảy hơn. Nếu các bệnh nhân này được điều trị bằng Thuốc Clindamycin, phải đặc biệt chú ý đến số lần đi phân. Thuốc Clindamycin không đạt nồng độ đáng kể trong dịch não tủy. Do đó, không nên dùng thuốc trong điều trị viêm màng não.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Thuốc Clindamycin phosphate nên được dùng thận trọng trên bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm ruột và bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Đôi khi việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể tạo ra sự phát triển các khuẩn kháng thuốc, nhất là nấm men.

Nếu trường hợp bội nhiễm xảy ra, cần phải điều trị.

Trong điều trị dài hạn, nên theo dõi chức năng gan và thận theo chu kỳ, cũng như các xét nghiệm tế bào máu.

Thời gian bán thải chỉ thay đổi nhẹ trên bệnh nhân gan thận. Do vậy, trên bệnh nhân bị bệnh thận và gan mức độ nhẹ hay trung bình, việc giảm liều thường không cần thiết. Chỉ cần giảm liều trong trường hợp suy chức năng gan hay thận nặng.

Thuốc Clindamycin có đặc tính ức chế thần kinh cơ, điều này có thể làm tăng tác dụng của các thuốc có cùng tác động này. Do đó, nên đặc biệt thận trọng khi dùng Thuốc Clindamycin với các thuốc này. Trong thử nghiệm cho thấy có sự đối kháng giữa Thuốc Clindamycin và erythromycin, vì vậy không nên dùng chung hai thuốc này.

Thuốc Clindamycin không được tiêm tĩnh mạch trực tiếp dưới dạng chưa pha loãng, mà phải truyền trong thời gian ít nhất 10-60 phút.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Thuốc Clindamycin làm tăng cường tác động ức chế thần kinh cơ của các thuốc có cùng tác động này như ether, tubocurarin hay pancuron.

Trong thử nghiệm cho thấy có sự đối kháng giữa Thuốc Clindamycin và erythromycin, tác động hiệp đồng được báo cáo với metronidazol kháng Bacteriodes fragilis.

Việc dùng đồng thời với gentamycin có thể mang lại một tác dụng hiệp đồng, không bao giờ là đối kháng.

Phản ứng chéo giữa Thuốc Clindamycin và lincomycin đã được chứng minh.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Các tác dụng không mong muốn sau đây đã được báo cáo :

  • Hệ tiêu hóa : đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, vàng da và thay đổi chức năng
  • Phản ứng quá mẫn : hồng ban da dạng dát sần, mề đay, phát ban giống dạng sởi (thường gặp nhất), hiếm gặp hồng ban đa dạng, một vài dạng của hội chứng Stevens-Johnson và phản ứng phản vệ. Nếu có bất cứ phản ứng phụ nào xảy ra, nên ngưng dùng Thuốc Clindamycin. Nếu các phản ứng trầm trọng, nên được trị liệu theo phương thức thông thường với adrenaline, corticosteroids, thuốc kháng
  • Huyết học : các trường hợp giảm bạch cầu trung tính (giảm bạch cầu), tăng bạch cầu ái toan, mất bạch cầu hạt và giảm tiểu cầu đã được ghi nhận, trong đó có thể không có liên hệ nguyên nhân với Thuốc Clindamycin.
  • Hệ tim mạch : sau khi tiêm thuốc nhanh đường tĩnh mạch, hiếm trường hợp hạ huyết áp và ngưng tim đã được ghi nhận.
  • Thận : dù thuốc không là nguyên nhân trực tiếp, rối loạn chức năng thận đã được ghi nhận trong một số trường hợp hiếm gặp với urê huyết, thiểu niệu và/hoặc tiểu đạm.
  • Phản ứng tại chỗ: kích ứng, đau và áp-xe tại chỗ đã được báo cáo sau khi tiêm đường tĩnh mạch.

Các phản ứng này có thể tránh được bằng cách tiêm bắp sâu vùng cơ mông và tránh tiêm tĩnh mạch.

  • Da và niêm mạc: đã được quan sát có ngứa, nổi mẩn, mề đay, viêm âm đạo và hiếm gặp viêm da tróc vảy và viêm da mụn nước.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Liều và cách dùng được xác định tùy thuộc mức độ nhiễm trùng, tình trạng bệnh nhân và độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh.

Người lớn : tiêm bắp sâu hay truyền tĩnh mạch.

Nhiễm trùng nặng do cầu khuẩn gram dương ái khí và vi khuẩn yếm khí nhạy cảm (thường không bao gồm Bacteroides fragilis, Peptococcus và Clostridia khác ngoài Clostridium perfringens) : 600-1200 mg mỗi ngày, chia ra 2, 3 hay 4 lần.

Nhiễm trùng rất nặng : thường được xác định hay nghi ngờ do Bacteroides fragilis, Peptococcus và Clostridia khác ngoài Clostridium perfringens: 1200-1700 mg mỗi ngày, chia ra 2, 3 hay 4 lần. Khi cần thiết, các liều này có thể tăng lên 4800 mg mỗi ngày tiêm truyền tĩnh mạch trong các nhiễm trùng đe dọa mạng sống bệnh nhân.

Không dùng tiêm bắp các liều lớn hơn 600 mg.

Thuốc có thể được tiêm truyền tĩnh mạch nhanh lúc đầu, sau đó tiêm truyền tĩnh mạch chậm, theo bảng hướng dẫn sau:

Để đạt nồng độ Thuốc Clindamycin trong máu cao hơn Tiêm IV nhanh Sau đó tiếp tục với
4 mg/ml 10 mg/phút x 30′ 0,75 mg/phút
5 mg/ml 15 mg/phút x 30′ 1,00 mg/phút
6 mg/ml 20 mg/phút x 30′ 1,25 mg/phút

Nhiễm trùng vùng chậu : 900 mg mỗi 8 giờ tiêm truyền tĩnh mạch kết hợp với một kháng sinh thích hợp điều trị vi khuẩn hiếu khí gram âm. Tiếp tục điều trị trong ít nhất 4 ngày và trong 48 giờ sau khi quan sát thấy tình trạng bệnh nhân được cải thiện.

Nhiễm Toxoplasmose não trên bệnh nhân có nguy cơ cao do suy giảm miễn dịch : 600-1200 mg Thuốc Clindamycin tiêm truyền tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 2 tuần. Tiếp tục trị liệu đường uống trong 8- 10 tuần.

Viêm phổi do Pneumocystis carinii trên bệnh nhân có nguy cơ cao do suy giảm miễn dịch : 600 mg Thuốc Clindamycin tiêm truyền tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 21 ngày và 15-30 mg primachine uống ngày 1 lần trong 21 ngày.

Trẻ em trên 2 tuổi : tiêm bắp và truyền tĩnh mạch.

Nhiễm trùng nặng : 15-25 mg/kg/ngày, chia ra 3-4 lần dùng.

Nhiễm trùng rất nặng : 25-40 mg/kg/ngày, chia ra 3-4 lần dùng.

Liều dùng cho trẻ em có thể được tính bằng diện tính bề mặt cơ thể : 350 mg/m2/ngày trong nhiễm trùng nặng và 450 mg/m2/ngày trong nhiễm trùng rất nặng.

Nếu trẻ bị tiêu chảy, ngưng dùng thuốc.

Pha loãng và tốc độ truyền :

Không dùng đường tiêm bắp khi liều trên 600 mg.

Nồng độ của Thuốc Clindamycin trong dung dịch pha loãng để truyền không quá 12 mg/ml và tốc độ truyền không quá 30 mg mỗi phút. Việc dùng Thuốc Clindamycin tiêm truyền đường tĩnh mạch nên tuân theo bảng sau đây :

Liều Pha loãng trong Thời gian dùng
300 mg 50 ml 10 phút
600 mg 50 ml 20 phút
900 mg 100 ml 30 phút
1200 mg 100 ml 40 phút

Không nên dùng hơn 1200 mg cho 1 lần truyền trong 1 giờ.

Tính tương hợp : Thuốc Clindamycin phosphate tương hợp về mặt vật lý và lâm sàng trong ít nhất 24 giờ trong dung dịch tiêm truyền dextrose và sodium chloride 0,9% chứa các kháng sinh sau đây trong nồng độ thường được sử dụng: amikacine, aztreonam, cetamandol, cefazolin, cefotaxim, cefoxitin, ceftazidim, ceftizoxim, netilmycin, piperacilline và tobramycin.

QUÁ LIỀU

Do các tác dụng phụ xảy ra không phụ thuốc liều lượng, quá liều hiếm khi xảy ra, đặc biệt nếu thuốc được dùng đúng liều lượng chỉ định.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận