Vincarutine

VINCARUTINE

LABOMED – SERP

viên nang: hộp 45 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Vincamine 20 mg
Rutoside 40 mg

DƯỢC LỰC

Vincarutine có tác động trên sự chuyển hóa của tế bào thần kinh do làm tăng sức tiêu thụ oxy và giảm tỷ lệ lactate/pyruvate.

Ngoài ra còn làm tăng lưu lượng máu về các nơi bị thiếu máu cục bộ. Các đặc tính này đã được xác nhận ở người và được đưa vào các y văn. Rutoside có tác động bảo vệ thành mạch máu.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Thuốc được hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2 giờ. Thuốc được đào thải qua thận gồm 5 chất chuyển hóa và vicamine không bị biến đổi.

CHỈ ĐỊNH

Được đề nghị để cải thiện các triệu chứng suy giảm trí tuệ do bệnh lý ở người già (giảm khả năng chú ý và trí nhớ).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tân sinh mô não với tăng áp lực nội sọ.

Phối hợp với thuốc chống loạn nhịp hoặc gây xoắn đỉnh (xem Tương tác thuốc).

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Trong di chứng của nhồi máu cơ tim và trong các rối loạn thực thể của nhịp tim, liều phải được tăng từ từ và trong thời gian điều trị phải theo dõi điện tâm đồ.

Khi ở người bệnh, tính hưng phấn thay đổi do giảm kali huyết, chỉ nên bắt đầu điều trị sau khi đã ổn định trở lại kali huyết.

Vincamine không có tác dụng hạ huyết áp lâu dài và không miễn trừ cho một điều trị đặc hiệu cao huyết áp.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Chống chỉ định phối hợp:

  • Các thuốc gây xoắn đỉnh (amiodarone, bébridil, brétylium, disopyramide, érythromycine đường tĩnh mạch, nhóm quinidine, sotalol, sultopride): tăng nguy cơ gây xoắn đỉnh.

Không nên phối hợp:

  • Các thuốc gây hạ kali huyết: amphot ricine B (đường tĩnh mạch), gluco-, minéralocorticoide (đường toàn thân), tétracosactide, thuốc lợi tiểu hạ kali huyết, thuốc nhuận trường kích thích: nguy cơ gây xoắn đỉnh (hạ kali huyết là một yếu tố tạo thuận lợi, cũng như nếu bệnh nhân đang bị chậm nhịp tim hay QT dài).

Đối với amphotéricine B, thuốc lợi tiểu, corticoide và tétracosactide: dự phòng hạ kali huyết và điều chỉnh nếu cần ; theo dõi QT ; trường hợp bị xoắn đỉnh, không dùng thuốc chống loạn nhịp (gây điện tâm thu).

Đối với các thuốc nhuận trường kích thích: thay bằng nhóm thuốc nhuận trường không kích thích.

  • Các thuốc gây xoắn đỉnh (astémizole, halofandrine, pentamidine, sparfloxacine, terfénadine): tăng nguy cơ gây xoắn đỉ Nếu cần thiết phải phối hợp, nên tăng cường theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Liều thường dùng là mỗi lần 1 viên, 3 lần/ngày vào mỗi bữa ăn.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây