Siderfol viên nang

Siderfol viên nang
Siderfol viên nang

SIDERFOL viên nang

RAPTAKOS BRETT

Viên nang: chai 30 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Fe fumarate 350 mg
Vitamine B12 15 mg
Acide folique 1,5 mg
Vitamine C 150 mg
Vitamine B6 1,5 mg
Cu sulfate 5 mg
(một viên cung cấp khoảng 120 mg nguyên tố sắt)

DƯỢC LỰC

  • Fumarate sắt: ngoài việc chất sắt là một thành phần của huyết sắt tố, có nhiều nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cho rằng việc thiếu chất sắt có ảnh hưởng bất lợi đến khả năng học tập và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ em tuổi còn đi họ Trẻ em thiếu máu được điều trị bằng chất sắt làm gia tăng tỷ lệ tăng cân và cải thiện kỹ năng tâm thần vận động (phản ứng nhanh, chính xác) hơn trẻ thiếu máu dùng placebo.
  • Sulfate đồng: đồng còn có vai trò hỗ trợ cho sự hấp thu sắt từ hệ tiêu hóa và sự sử dụng sắt để tổng hợp heme và huyết sắc tố. Thiếu đồng là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu và giảm bạch cầu hạt, nhất là trong các trường hợp sau mổ bắc cầu ruột, bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là ở trẻ được nuôi dưỡng đơn thuần bằng sữa và ở người ăn quá nhiều kẽ Sự thiếu đồng có thể gây thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc do ruột giảm hấp thu chất sắt. Tình trạng thiếu đồng cũng dẫn đến sự suy giảm số lượng một số enzyme chứa đồng trong tế bào mô và có lẽ có liên quan đến sự suy giảm sản xuất ty lạp thể của heme. Đã quan sát thấy trên súc vật thí nghiệm việc thiếu đồng còn có ảnh hưởng trên hệ xương, tim mạch, thần kinh và lông tóc.

Trong trường hợp giảm bạch cầu và thiếu máu, nếu có tình trạng nồng độ đồng trong máu thấp và nghi ngờ là do thiếu nguyên tố đồng thì nên nghiên cứu điều trị bằng chất đồng với liều dùng hằng ngày có thể đến 0,1 mg sulfate đồng cho mỗi kg thể trọng bằng đường uống.

  • B12 phối hợp với acide folique đóng vai trò quan trọng trong sự tổng hợp ADN, đặc biệt là trong hệ thống tạo máu. Giúp sự sinh sản, tăng trưởng của các tế bào tạo máu. Thiếu chúng dẫn đến thiếu máu trầm trọng loại hồng cầu to.
  • B6 có vai trò trong sự tổng hợp huyết sắc tố và tích tụ sắt.
  • Acide ascorbique có tác dụng khử sắt III thành sắt II trong dạ dày và thúc đẩy sự hấp thụ sắt tại ruộ Liều 150-200 mg dùng kèm với sắt là liều tốt nhất để có thể làm gia tăng sự hấp thu sắt hơn 30% mà ít gây tác dụng phụ. Acide ascorbique kích thích trực tiếp sự tổng hợp collagène nhờ đó làm bền vững mô liên kết bao quanh mao mạch, làm bền vững mao mạch trước áp lực của dòng máu.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu:

Bình thường sắt được hấp thu tại tá tràng và phần đầu của hỗng tràng khoảng 5-10% lượng uống vào bằng cơ chế vận chuyển tích cực. Tỷ lệ này có thể tăng đến 20-30% nếu dự trữ sắt bị thiếu hụt hoặc khi có tình trạng gia tăng sản xuất hồng cầu. Thức ăn, các phosphate, phytate có thể làm giảm hấp thu sắt. Các muối sắt II được hấp thu dễ hơn các loại muối sắt III gấp ba lần. Các muối sắt II thông thường có tỷ lệ hấp thu tương đương nhau nhưng khác nhau về hàm lượng sắt nguyên tố. Fumarate sắt là dạng có hàm lượng nguyên tố sắt cao nhất (33%) và cho tỷ lệ hấp thu sắt khoảng 10-20%.

Hàm lượng sắt nguyên tố của các dạng muối sắt II

Muối sắt % sắt nguyên tố Đặc điểm
Sulfate sắt II (FeSO4. 7H2O) 20 Không mùi, vị mặn chát
Sulfate sắt II khan nước 30 dễ bị oxy hóa
Gluconate sắt 11,6
Fumarate sắt 33 Không vị, bền, ít bị oxy hóa

Chuyển hóa:

Sắt được chuyển vận trong huyết tương dưới dạng transferrine đến dịch gian bào, các mô nhất là gan và trữ ở dạng ferritine. Sắt được đưa vào tủy đỏ xương để trở thành một thành phần của huyết sắc tố trong hồng cầu, vào cơ để thành một thành phần của myoglobine. Hai nơi dự trữ sắt lớn nhất là hồng cầu và hệ võng nội mô.

Thải trừ:

Sắt được thải trừ khoảng 1 mg/ngày ở nam khỏe mạnh, đa số qua đường tiêu hóa (mật, tế bào niêm mạc tróc), còn lại qua da và nước tiểu. Ở phụ nữ, sắt thải thêm qua đường kinh nguyệt có thể đến 2 mg/ngày. Chất đồng chủ yếu được thải trừ qua đường mật.

CHỈ ĐỊNH

  • Các loại thiếu máu.
  • Các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu (phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng..).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Quá mẫn cảm với fumarate sắt.
– Bệnh gan nhiễm sắt.
– Thiếu máu huyết tán.
– Bệnh đa hồng cầu.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Người có lượng sắt trong máu bình thường tránh dùng thuốc k  o dài. Ngưng dùng thuốc nếu không dung nạp.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Antacide, trà, cà phê, trứng, sữa làm giảm hấp thu sắt nếu dùng cùng lúc. Bản thân thuốc cũng làm giảm hấp thu pénicillamine, tétracycline nếu dùng chung.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Đôi khi có rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng trên, táo bón, hoặc tiêu chảy). Phân có thể đen do thuốc. Có thể làm giảm thiểu tác dụng phụ bằng cách uống trong bữa ăn và tăng dần từ liều nhỏ.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Mỗi ngày uống một viên sau khi ăn hoặc theo chỉ định của Bác sĩ.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây