Kenacort retard

Thuốc Kenacort-retard
Thuốc Kenacort-retard

KENACORT RETARD

hỗn dịch tiêm 40 mg/1 ml: hộp 1 ống thuốc 1 ml + các dụng cụ cần thiết để tiêm – Bảng B. hỗn dịch tiêm 80 mg/2 ml: hộp 1 ống thuốc 2 ml + các dụng cụ cần thiết để tiêm – Bảng B.

THÀNH PHẦN

cho 1 ml hỗn dịch tiêm
Triamcinolone acétonide 40 mg
(Alcool benzylique)

DƯỢC LỰC

Glucocorticoid, dùng đường toàn thân.

Các glucocorticoid sinh lý (cortisone và hydrocortisone) là những hormone chuyển hóa thuần túy. Các corticoid tổng hợp, kể cả triamcinolone, chủ yếu được sử dụng dựa vào hoạt tính kháng viêm. Ở liều cao, chúng có tác động làm giảm đáp ứng miễn dịch. Tác dụng của chúng trên sự chuyển hóa và giữ muối nước thấp hơn nhiều so với hydrocortisone.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Dùng bằng đường toàn thân (tiêm bắp), Kenacort Retard được hấp thu chậm và từ từ (15 đến 20 ngày). Thuốc được khuếch tán tốt đến mô và sau đó chủ yếu được đào thải qua nước tiểu. Nếu sử dụng bằng đường tiêm tại chỗ, sự hấp thu và khuếch tán thuốc chậm hơn rất nhiều.

CHỈ ĐỊNH

Dùng đường toàn thân:

Viêm mũi dị ứng theo mùa sau khi đã áp dụng các liệu pháp khác mà không hiệu quả (như kháng histamin đường toàn thân, corticoid dùng tại chỗ ở mũi hay corticoid dùng ngắn hạn đường uống).

Tiêm tại chỗ:

Bao gồm các chỉ định của liệu pháp corticoid tiêm tại chỗ, khi cần đạt nồng độ cao tại vị trí tiêm. Tất cả các chỉ định tiêm tại chỗ đều tạo thuận lợi cho các biến chứng nhiễm trùng xảy ra, nhất là tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

Thuốc này được chỉ định trong các bệnh lý:

  • Ngoài da: sẹo lồi.
  • Thấp khớp (tiêm trong khớp): viêm thấp khớp, các cơn cấp tính sưng đau của bệnh hư khớp.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dùng đường toàn thân:

Tuyệt đối:

  • Tất cả các tình trạng nhiễm khuẩn, ngoại trừ trong những chỉ định chuyên biệt (xem phần Chỉ định).
  • Một vài trường hợp nhiễm virus đang trong giai đoạn tiến triển (nhất là viêm gan, herpes, thủy đậu, zona).
  • Bệnh tâm thần chưa được trị khỏi.
  • Tiêm chủng bằng vaccin sống.
  • Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
  • Rối loạn đông máu, đang điều trị bằng thuốc chống đông trường hợp tiêm bắp hay tiêm tại chỗ.

Không có chống chỉ định tuyệt đối khi liệu pháp corticoid được chỉ định có tính chất sống còn. Tương đối:

  • Các thuốc gây xoắn đỉnh không có tác động chống loạn nhịp (xem phần Tương tác thuốc).

Sử dụng tại chỗ:

  • Nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân, hoặc nghi ngờ có nhiễm trùng.
  • Rối loạn đông máu nặng, đang điều trị bằng thuốc chống đông.
  • Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chú ý đề phòng:

Dùng đường toàn thân:

  • Một số trường hợp hiếm gặp bị phản ứng giả mẫn cảm xảy ra ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp corticoid đường tiêm, do đó cần đặc biệt thận trọng trước khi sử dụng trên những bệnh nhân có cơ địa dị ứ
  • Trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng, không chống chỉ định dùng corticoid nếu có phối hợp với thuốc điều trị loét.

Trường hợp bệnh nhân có tiền sử bị loét, có thể kê toa corticoid nhưng trong quá trình điều trị phải tăng cường theo dõi lâm sàng, và có thể cho soi X quang trước nếu cần.

Dùng corticoid có thể tạo thuận lợi cho các biến chứng nhiễm trùng xảy ra, nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng. Nhiễm giun lươn cấp tính là một nguy cơ quan trọng.

Tất cả những người đến từ vùng có dịch (vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, khu vực phía nam châu Âu) phải được xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng và điều trị tiệt căn trước khi dùng liệu pháp corticoid.

Các dấu hiệu nhiễm trùng đang tiến triển có thể bị liệu pháp corticoid che lấp.

Điều quan trọng là cần loại các ổ nhiễm trùng nội tạng, nhất là ổ lao, trước khi tiến hành điều trị, và theo dõi các biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra trong thời gian điều trị.

Trường hợp có tiền sử bị lao phổi, nên phối hợp điều trị dự phòng lao nếu có di chứng quan trọng trên X quang.

  • Dùng corticoid cần phải tăng cường theo dõi, nhất là ở người già và trong trường hợp bệnh nhân bị viêm loét kết tràng (có nguy cơ gây thủng), mới nối ruột gần đây, suy thận, suy gan, loãng xương, nhược cơ nặng.

Tiêm tại chỗ:

  • Do thuốc có thể đi vào tuần hoàn máu, cũng nên lưu ý đến những chống chỉ định của corticoid khi dùng đường toàn thân, nhất là khi tiêm nhiều mũi (ở nhiều vị trí khác nhau) hoặc lặp đi lặp lại trong một thời gian ngắn:
  • Một vài trường hợp nhiễm virus đang trong giai đoạn tiến triển (nhất là viêm gan, herpes, thủy đậu, zona).
  • Bệnh tâm thần chưa được trị khỏi.
  • Tiêm chủng bằng vaccin sống.
  • Liệu pháp corticoid có thể tạo thuận lợi cho các biến chứng nhiễm trùng xảy ra.
  • Tiêm nhiều lần (ở nhiều vị trí khác nhau) hoặc lặp đi lặp lại trong một thời gian ngắn có thể gây các triệu chứng lâm sàng và sinh học của bệnh lý tăng năng vỏ thượng thận.

Thận trọng lúc dùng:

Dùng đường toàn thân:

  • Ngay khi có thể, nên chuyển sang corticoid đường uống.
  • Chỉ cân nhắc bổ sung kali khi dùng liều cao, trong thời gian dài hay trong trường hợp có nguy cơ bị loạn nhịp hoặc khi có phối hợp với thuốc có khả năng làm giảm kali máu.
  • Khi cần thiết phải dùng liệu pháp corticoid thì tiểu đường và cao huyết áp không phải là những chống chỉ định, nhưng việc điều trị bằng corticoid có thể gây mất cân bằng.
  • Bệnh nhân phải tránh tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu hay sở Tiêm tại chỗ:
  • Tiêm tại chỗ corticoid có thể làm mất cân bằng trong bệnh lý tiểu đường, tâm thần, cao huyết áp nặng.
  • Thận trọng khi dùng ở những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao, nhất là ở người phải thẩm phân lọc máu hay mang răng giả.
  • Không tiêm trong gân.
  • Cần lưu ý các vận động viên thể thao do thuốc có chứa hoạt chất có thể cho kết quả dương tính khi xét nghiệm sử dụng chất kích thích.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc thai:

Dùng đường toàn thân:

Thử nghiệm trên động vật cho thấy tác dụng gây quái thai của thuốc thay đổi tùy theo loài.

Ở người, thuốc qua được nhau thai. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học không cho thấy bất kỳ tác động gây dị dạng bào thai nào có liên quan đến việc dùng corticoid trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Trong các bệnh mãn tính cần được điều trị trong suốt thời kỳ mang thai, có thể gây chậm phát triển nhẹ bào thai trong tử cung. Hãn hữu có thể gây suy thượng thận ở trẻ sơ sinh, được quan sát sau khi dùng liệu pháp corticoid liều cao.

Do đó cần theo dõi lâm sàng (trọng lượng, bài niệu) và sinh học một thời gian ở trẻ sơ sinh có mẹ dùng corticoid trong thời gian mang thai.

Theo trên, corticoid có thể được kê toa cho phụ nữ có thai nếu cần. Tiêm tại chỗ:

Các nguy cơ giống như khi dùng corticoid đường toàn thân được nghĩ tới nếu tiêm nhiều lần (ở nhiều vị trí khác nhau) hay lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn: với corticoid đường toàn thân, có thể gây chậm phát triển nhẹ bào thai trong tử cung. Hãn hữu có thể gây suy thượng thận ở trẻ sơ sinh, được quan sát sau khi dùng liệu pháp corticoid liều cao.

Lúc nuôi con bú:

Trường hợp điều trị dài hạn và với liều cao, không nên cho con bú mẹ.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Dùng đường toàn thân: Không nên phối hợp:

  • Các thuốc gây xoắn đỉnh (astemizole, bepridil, erythromycin IV, halofantrine, pentamidine, sparfloxacine, sultopride, terfenadine, vincamine): nên thay bằng những thuốc không gây xoắn đỉnh trong trường hợp hạ kali máu.

Thận trọng khi phối hợp:

  • Acid salicylic đường toàn thân, và có thể suy ra cho các salicylate khác: làm giảm salicylate máu trong thời gian điều trị bằng corticoid và tăng nguy cơ quá liều salicylate khi ngưng dùng corticoid, do corticoid làm tăng đào thải các salicylate.

Chỉnh liều các salicylate trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng điều trị bằng corticoid.

  • Thuốc chống loạn nhịp gây xoắn đỉnh (amiodarone, bretylium, disopyramide, nhóm quinidine, sotalol): hạ kali máu là một yếu tố thuận lợi, cũng như chậm nhịp tim và đoạn QT đã dài từ trước.

Dự phòng hạ kali máu, điều chỉnh nếu cần; theo dõi đoạn QT. Nếu bị xoắn đỉnh, không dùng thuốc chống loạn nhịp.

  • Thuốc chống đông dạng uống: corticoid có thể gây cản trở sự chuyển hóa của thuốc chống đông dạng uống và của các yếu tố đông máu. Nguy cơ gây xuất huyết đặc thù của liệu pháp corticoid (trên niêm mạc đường tiêu hóa, tính dễ vỡ của mao mạch) khi dùng liều cao hoặc điều trị kéo dài trên 10 ngày.

Nếu cần thiết phải phối hợp, nên tăng cường theo dõi: kiểm tra sinh học ở ngày thứ 8, sau đó mỗi 15 ngày trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng dùng corticoid.

  • Các thuốc gây hạ kali máu khác (thuốc lợi tiểu gây hạ kali máu dùng một mình hay dưới dạng phối hợp, thuốc nhuận trường kích thích, amphotericine B IV: tăng nguy cơ hạ kali máu do hiệp đồng tác dụng.

Theo dõi kali máu, điều chỉnh nếu cần, nhất là trong trường hợp đang điều trị bằng digitalis.

  • Digitalis: hạ kali máu có thể tạo thuận lợi cho những tác dụng độc của Theo dõi kali máu, điều chỉnh nếu cần, và tùy tình hình, có thể kiểm tra điện tâm đồ.
  • Heparine dạng tiêm: làm nặng thêm nguy cơ gây xuất huyết đặc thù của liệu pháp corticoid (trên niêm mạc đường tiêu hóa, tính dễ vỡ của mao mạch) khi dùng liều cao hoặc điều trị kéo dài trên 10 ngày. Khi phải phối hợp, cần tăng cường theo dõi.
  • Các thuốc gây cảm ứng men (carbamazepines, phenobarbital, phenytoine, primidone, rifabutine, rifampicine): làm giảm nồng độ trong huyết tương và hiệu lực của corticoid do làm tăng chuyển hóa ở Hậu quả có thể đặc biệt nghiêm trọng ở bệnh nhân bị bệnh addison và trong trường hợp ghép cơ quan.

Theo dõi lâm sàng và sinh học, chỉnh liều corticoid trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng dùng thuốc gây cảm ứng men.

  • Insuline, metformine, sulfamide hạ đường huyết: làm tăng đường huyết, đôi khi gây nhiễm ceton (do corticoid làm giảm dung nạp của các thuốc này đối với glucid). Thông báo cho bệnh nhân và tăng cường tự theo dõi lượng đường trong máu và nước tiểu, nhất là khi bắt đầu điều trị. Có thể chỉnh liều thuốc trị tiểu đường trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng dùng corticoid.

Lưu ý khi phối hợp:

  • Thuốc trị tăng huyết áp: làm giảm tác dụng hạ huyết áp (do corticoid gây giữ muối-nước).
  • Interferon a: có khả năng ức chế tác động của interferon
  • Vaccin sống giảm độc: có nguy cơ gây bệnh toàn thân, có thể dẫn đến tử Nguy cơ này tăng ở những người đã bị suy giảm miễn dịch do một bệnh tiềm ẩn.

Nên thay bằng vaccin bất hoạt nếu có loại này (bệnh bại liệt).

  • Praziquantel: có thể làm giảm nồng độ của praziquantel trong huyết tương. Tiêm tại chỗ:

Các tương tác của glucocorticoid với các thuốc khác chỉ hãn hữu mới xảy ra khi dùng đường tiêm tại chỗ ở liều thông thường. Các nguy cơ này có thể được cân nhắc tới khi tiêm nhiều lần (ở nhiều vị trí khác nhau) hay lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Dùng đường toàn thân:

Một vài trường hợp hiếm gặp về phản ứng phản vệ đã được quan sát khi dùng corticoid đường tiêm. Các rối loạn về nhịp tim cũng được mô tả, có liên quan đến đường dùng IV.

Các tác dụng khác:

  • Rối loạn nước và chất điện giải: hạ kali máu, nhiễm kiềm chuyển hóa, giữ muối-nước, tăng huyết áp, suy tim sung huyết.
  • Rối loạn nội tiết và chuyển hóa: hội chứng Cushing do thuốc, teo vỏ thượng thận, ngưng tiết ACTH, giảm dung nạp glucose, có thể phục hồi, có thể gây tiểu đường tiềm ẩn, ngưng tăng trưởng ở trẻ em, có thể phục hồi, đôi khi gây kinh nguyệt không đều.
  • Rối loạn hệ cơ-xương: teo cơ, chậm hồi phục, sau khi bị yếu cơ, loãng xương, đôi khi vĩnh viễn, gãy xương bệnh lý, đặc biệt là lún cột sống, hoại thư xương không nhiễm trùng của cổ xương đùi.
  • Rối loạn tiêu hóa: loét dạ dày – tá tràng, thủng ổ loét, loét ruột non; viêm tụy cấp được ghi nhận nhất là ở trẻ
  • Rối loạn ở da: mụn trứng cá, ban xuất huyết, bầm máu, rậm lông, chậm lành sẹo.
  • Rối loạn thần kinh – tâm thần:
  • Thường gặp: sảng khoái, mất ngủ, kích động.
  • Hiếm gặp: tính khí thất thường, lẫn lộn, co giật.
  • Tình trạng trầm cảm khi ngưng điều trị.
  • Rối loạn ở mắt: một vài dạng glaucoma và đục thủy tinh thể. Tiêm tại chỗ:

Các tác dụng không mong muốn toàn thân của glucocorticoid rất hiếm khi xảy ra sau khi dùng đường tiêm tại chỗ do nồng độ trong máu thấp, nhưng nguy cơ tăng năng tuyến thượng thận (giữ muối-nước, mất cân bằng trong bệnh tiểu đường và tăng huyết áp…) tăng theo liều và tần suất tiêm:

  • nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ (tùy theo vị trí tiêm): viêm khớp.. ;
  • teo mô cơ, dưới da và Nguy cơ gây đứt gân nếu tiêm trong gân ;
  • viêm khớp cấp do lắng đọng vi tinh thể ;
  • vôi hóa tại chỗ ;
  • phản ứng dị ứng tại chỗ và toàn thân ;
  • đỏ ửng: nhức đầu và cơn bừng vận mạch có thể xảy ra, thường biến mất sau 1 hoặc 2 ngày.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Biệt dược này không được dùng để xông hít.

Tương đương về tác động kháng viêm của 5 mg prednisolone: 4 mg triamcinolone. Lắc kỹ trước khi sử dụng.

Dùng đường toàn thân:

Tiêm bắp sâu (trong cơ mông).

Viêm mũi dị ứng theo mùa sau khi đã áp dụng các liệu pháp khác mà không hiệu quả (như kháng histamin đường toàn thân, corticoid dùng tại chỗ ở mũi hay corticoid dùng ngắn hạn đường uống): 1 mũi tiêm, lặp lại 1 lần trong trường hợp viêm mũi gây đau đớn, sau khi đã áp dụng các liệu pháp khác mà không hiệu quả.

Tiêm tại chỗ:

Khoa thấp khớp: tiêm trong khớp 1/4-2 ml mỗi 3 tuần.

Khoa da: tiêm trong sang thương (sẹo lồi): 1-3 ml (tùy theo độ rộng của sang thương) mỗi 3 hoặc 4 tuần. Có thể tiêm trong sang thương bằng dụng cụ Dermo-jet.

Nên tránh tiêm quá nông để tránh gây teo dưới da.

Tiêm lặp lại trường hợp tái lại hay triệu chứng còn dai dẵng.

QUÁ LIỀU

Nếu xuất hiện hội chứng Cushing trong khi đang điều trị thì có thể là do quá liều

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây