Khúc cốt

Huyệt vị

Khúc cốt

Tên Huyệt:

Huyệt ở xương (cốt) mu, có hình dạng cong (khúc), vì vậy gọi là Khúc Cốt.

Tên Khác:

Hồi Cốt, Khuất Cốt, Niệu Bao.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 2 của mạch Nhâm.

+ Huyệt Hội của mạch Nhâm và kinh Túc Quyết Âm Can.

+ Huyệt Hội của kinh Túc Quyết Âm Can và mạch Âm Kiều.

+ Huyệt Hội của các kinh cân – cơ của 3 kinh âm ở chân.

Vị Trí:

Ở trên xương mu, dưới huyệt Trung cực 1 thốn hoặc chỗ lõm ngay chính giữa bờ trên xương mu.

Giải Phẫu:

Huyệt ở trên đường trắng giữa bụng, giữa nền và trụ của đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Vào sâu là ổ bụng dưới, có đáy bàng quang khi rỗng, đáy của tử cung khi không có thai.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.

Chủ Trị:

Trị bàng quang viêm, dịch hoàn viêm, rử cung sa, kinh nguyệt không đều, tiểu khó, tiểu bí.

Phối Huyệt:

1. Phối Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Thiên Xu (Vi.25) trị xích bạch đới (Châm Cứu Tập Thành).

2. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Lãi Câu (C.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị âm hành đột nhiên cương lên khác thường (Châm Cứu Học Thủ Sách)

Châm Cứu:

Châm thẳng sâu 0, 3 – 1, 5 thốn. Cứu 10 – 45 phút.

Ghi Chú:

Trước khi châm, bảo người bệnh đi tiểu để tránh châm vào bàng quang.

Bí tiểu không châm sâu.

Có thai không châm sâu.

Huyệt vị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận