Huyệt Hoàn Khiêu – Vị trí, tác dụng, ở đâu

Huyệt vị

Hoàn Khiêu

Tên Huyệt Hoàn Khiêu:

Khi gập chân (khiêu) vòng ngược lại (hoàn) chạm gót chân vào mông là huyệt, vì vậy gọi đó là Hoàn Khiêu.

Tên Khác:

Bận Cốt, Bể Xu, Bể Yến, Hoàn Cốc, Khu Trung, Phân Trung, Tẩn Cốt.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính Huyệt Hoàn Khiêu:

Huyệt thứ 30 của kinh Đởm.

Một trong nhóm Hồi Dương Cửu Châm, có tác dụng nâng cao và phục hồi chính khí.

Huyệt Hội của kinh túc Thiếu Dương và túc Thái Dương.

Nhận được một mạch phụ của kinh Túc Thái Dương, huyệt xuất phát kinh Biệt Túc Thiếu Dương, nơi tách ra một mạch phụ đến vùng sinh thực khí ở xương mu để liên lạc với kinh Túc Quyết Âm tại huyệt Khúc Cốt (Nh.2).

Vị Trí Huyệt Hoàn Khiêu:

Nằm nghiêng co chân đau ở trên, chân dưới duỗi thẳng, huyệt ở Vị Trí huyệt 1/3 ngoài và 2/3 trong của đoạn nối điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi và khe xương cùng. Hoặc nằm sấp, gấp chân vào mông, gót chân chạm mông ở đâu, đó là huyệt.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ tháp, bờ trên cơ sinh đôi trên.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mông trên, dây thần kinh mông dưới và các nhánh của đám rối thần kinh cùng.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.

Tác Dụng Huyệt Hoàn Khiêu:

Thông kinh lạc, tiêu khí trệ.

Chủ Trị Huyệt Hoàn Khiêu:

Trị chi dưới liệt, khớp háng viêm, thần kinh tọa đau, cước khí.

Phối Huyệt:

1. Phối Âm Cốc (Th.10) + Âm Giao (Nh.7) + Giao Tín (Th.8) + Thúc Cốt (Bàng quang.65) trị vùng mông đau (Thiên Kim Phương).

2. Phối Nội Đình (Vị 44) trị hành kinh bụng đau (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Chí Âm (Bàng quang.67) trị sườn ngực đau, thắt lưng và đầu gối đau (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Phế Du (Bàng quang.23) + Trung Độc (Đ.32) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị chứng nuy, có thấp nhiệt, có đờm, có huyết hư, khí suy (Châm Cứu Tụ Anh).

5. Phối Chí Âm (Bàng quang.67) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Dương Phụ (Đ.38) + Thái Khê (Th.3) trị chân tê (Châm Cứu Tụ Anh).

6. Phối Phong Thị (Đ.31) trị phong thấp mất cảm giác, tê dại (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khâu Khư (Đ.40) trị vùng đùi vế và đầu gối đau nhức (Châm Cứu Đại Thành).

8. Phối Hoa Đà + Huyền Chung (Đ.39) trị chân đau (Tiêu U Phú).

9. Phối Âm Thị (Vị 33) + Phong Thị (Đ.31) trị đùi vế đau nhức (Thắng Ngọc Ca).

10. Phối Cư Liêu (Đ.29) + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị phong thấp đau nhức vùng mông, đùi (Ngọc Long Ca).

11. Phối Hậu Khê (Tiểu trường.3) trị mông đùi đau (Bách Chứng Phú).

12. Phối Yêu Du (Đc.2) [hoả châm] trị phong thấp thể hàn (Tịch Hoằng Phú).

13. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11)+ Kiên Ngung (Đại trường.15) + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong không nói được, đờm nhớt ủng trệ (Châm Cứu Toàn Thư).

14. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tâm bào.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kiên Ngung (Đại trường.15) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tuyệt Cốt (Vị 39) trị trúng phong khí tắc, đờm kéo, hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).

15. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị phong thấp thể hàn (Thiên Tinh Bí Quyết).

16. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị phong hàn thấp, chân tê (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).

17. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị thắt lưng, đùi đau, chi dưới liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

18. Phối Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30) + Trật Biên (Bàng quang.54) + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị dây thần kinh hông (tọa) đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

19. Phối Cư Liêu (Đ.29) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị khớp háng viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

20. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Phong Thị (Đ.31) + Trung Độc (Đ.32) trị thần kinh ngoài da ở đùi đau (Trung Quốc Châm Cứu Học).

21. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + + Giải Khê (Vị 41) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị trúng phong liệt nuẳ người (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Cách châm Cứu Huyệt Hoàn Khiêu:

Châm thẳng 2-3 thốn hoặc hướng mũi kim qua 2 bên. Cứu 5 – 10 tráng – Ôn cứu 10 – 15 phút.

Tham Khảo:

“Xương đùi không đưa lên được, nên nằm nghiêng 1 bên để thủ huyệt, huyệt nằm ở chỗ mấu chuyển (Hoàn Khiêu ), châm sâu bằng kim Viên lợi châm, không nên dùng kim Đại châm”(Linh khu.24, 29).

“ Nếu tà khách ở Lạc của kinh túc Thiếu Dương Đởm, gây đau nhức ở khớp háng, không thể cất đùi lên được, châm Hoàn Khiêu với kim dài. Nếu là hàn tà pHải lưu kim lâu, châm theo tuần trăng”(Tố vấn.63, 39).

“Vùng thắt lưng đau nhức lan xuống bụng dưới, không thể ngửa người lên được, pHải châm Hoàn Khiêu và dựa vào sự xuất hiện và biến mất của mặt trăng (Nguyệt sinh, Nguyệt tử) để tính số lần châm, bệnh ở bên pHải, châm bên trái, và ngược lại. Thiên ‘Thích Yêu Thống’ (Tố vấn.41, 22).

Huyệt vị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận