Trang chủHuyệt vịHuyệt Đầu Duy

Huyệt Đầu Duy

Đầu Duy

Tên Huyệt Đầu Duy:

Duy = mép tóc; 2 bên góc trán – đầu tạo thành mép tóc, vì vậy gọi là Đầu Duy (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Tảng Đại.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính Huyệt Đầu Duy:

Huyệt thứ 8 của kinh Vị.

Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương Đởm.

Vị Trí Huyệt Đầu Duy:

Nơi góc trán, cách bờ chân tóc 0, 5 thốn, trên đường khớp đỉnh trán, từ huyệt Thần Đình (Đc.24) đo ra 4 thốn.

Giải Phẫu: Dưới da là chỗ cơ thái dương dính vào cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.

Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số V.

Da vùng huyệt chi phối bởi thần kinh sọ não số V.

Tác Dụng Huyệt Đầu Duy:

Khu phong, tiết hỏa, trấn thống.

Chủ Trị Huyệt Đầu Duy:

Trị nửa đầu đau (Migraine), thần kinh trước trán đau, mí mắt rung giật.

Phối Huyệt:

1. Phối Đại Lăng (Tâm bào.4) trị đầu đau như vỡ ra, mắt đau dữ dội (Thiên Kim Phương)

2. Phối Toàn Trúc (Bàng quang.2) trị nhãn cầu rung giật (Châm Cứu Đại Thành)

3. Phối Lâm Khấp (Đc.15) + Phong Trì (Đ.20) + Tinh Minh (Bàng quang.1) trị chảy nước mắt khi ra gió (Châm Cứu Đại Thành)

4. Phối (Túc) Lâm Khấp (Đ.41) trị chảy nước mắt sống (Bách Chứng Phú)

5. Phối Khúc Tân (Đ.7) + Liệt Khuyết (Phế 7) + Phong Phủ (Đc.16) trị nửa đầu đau (Trung Hoa Châm Cứu Học).

6. Phối Bá Hội [Đc.20] (xuất huyết) trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Liệt khuyết (Phế 7) trị nửa đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

8. Phối Thiên Trụ (Bàng quang.10) + Toàn Trúc (Bàng quang.2) trị chóng mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

9. Phối Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Ế Phong (Tam tiêu.17) trị chảy nước mắt khi gặp gió (Châm Cứu Học Thượng Hải).

10. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đại trường.4) thấu Hậu Khê (Tiểu trường.3) + Thái Dương + Thái Xung (C.3) thấu Dũng Tuyền (Th.1) trị tâm thần phân liệt. (Châm Cứu Học Thượng Hải).

11. Phối Dương Bạch (Đ.14) + Địa Thương (Vị 4) + Ế Phong (Tiểu trường.17) + Nghinh Hương (Đại trường.20) trị thần kinh liệt mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu Huyệt Đầu Duy:

Châm xiên dưới da 0, 5 – 1 thốn – Không cứu (Giáp Ất Kinh).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây