Nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi

Bệnh răng hàm mặt

I. ĐỊNH NGHĨA

Nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi là nang nhầy, có thể khu trú ở vùng dưới hàm hoặc sàn miệng. Lòng nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt dưới lưỡi, hoặc tuyến dưới hàm, hoặc tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng.

II. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh đến nay vẫn chưa rõ ràng, một số tác giả cho rằng cơ chế gây nang là do ống tuyến nước bọt bị tắc, giãn phình.

III. CHẨN ĐOÁN

  1. Chẩn đoán xác định
    • Lâm sàng

Có khối phồng ở vùng dưới hàm hoặc sàn miệng, kích thước thường khoảng 1-3cm hoặc lớn hơn.

Bề mặt khối phồng có màu tím nhạt, ranh giới rõ.

Niêm mạc mỏng căng, có thể tự vỡ ra dịch nhày trong như lòng trắng trứng có albumin và mucin, dễ nhiễm khuẩn, hay tái phát.

Thể lâm sàng hiếm gặp là nang to đi từ vùng sàn miệng lấn qua cơ hàm móng và biểu hiện thành khối phồng ở vùng cổ.

    • Cận lâm sàng

X quang thường quy: có thể thấy sỏi ở tuyến hoặc ống tuyế

Cộng hưởng từ (MRI): thấy khối giảm âm và giảm tỷ trọng ranh giới rõ.

  1. Chẩn đoán phân biệt

Nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi có các dấu hiệu lâm sàng khá điển hình và không cần chẩn đoán phân biệt.

IV. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc

Phẫu thuật cắt bỏ nang.

  1. Điều trị cụ thể

Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng một trong ba biện pháp điều trị dưới đây:

Phẫu thuật cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi

  • Chỉ định: Nang có kích thước từ nhỏ đến trung bình.
  • Kỹ thuật

+  Gây tê tại chỗ.

+  Rạch niêm mạc bộc lộ nang.

+  Tách bóc vỏ nang ra khỏi mô xung quanh và lấy toàn bộ nang và tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi.

+ Khâu đóng niêm mạc.

+ Kháng sinh.

Phẫu thuật mở thông nang

  • Chỉ định

Nang có kích thước lớn gây chèn ép, ảnh hưởng đến chức năng và tình trạng toàn thân của bệnh nhân không cho phép phẫu thuật kéo dài.

  • Kỹ thuật

+  Gây tê tại chỗ.

+ Rạch niêm mạc trên nang theo hình múi cam.

+ Tách bóc lấy bỏ phần niêm mạc miệng hình múi cam giữa hai đường rạch.

+  Rạch vỏ nang.

+  Khâu nối từng bên mép vỏ nang với mép niêm mạc sàn miệng, để thông lòng nang ra khoang miệng.

+ Kháng sinh.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng

Phẫu thuật cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi, hoặc phẫu thuật mở thông nang, nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì đều cho kết quả tốt, không tái phát.

  1. Biến chứng

Bội nhiễm: gây sưng tấy vùng sàn miệng và dưới hàm, ảnh hưởng đến chức năng.

VI. PHÒNG BỆNH

Khám sức khỏe răng hàm mặt định kỳ để phát hiện nang sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

4 Comments

  1. E bị u nang tuyen nước bọt thưa bác sỹ xin bác tư vấn giúp e
    E nhất định phải mổ hả bác sỹ
    E uống thuốc đỡ đc một thời gian nó lại tái phát lại

    Reply
  2. Em mỗ nang nhái sàng miệng rồi, nhưng biến chứng để lại là khó chịu, ăn uông k còn cảm giác gì cả, chán sống…

    Reply

Hỏi đáp - bình luận