Hư lao không phải một chứng riêng biệt, các bệnh lâu không khỏi đều thành hư lao. Hư lao lâu không khỏi thành lao trùng, thì dầu thầy giỏi cũng khó chữa. Đó là nói bệnh đã thành hình rồi mới uống thuốc thì cũng như đợi khát nước mới đào giếng, đợi đến đấu võ mới đúc gươm, thì muộn lắm rồi.
Ngày thường ăn uống không chừng mực, ham muôn quá độ, cũng có ngưỡi bẩm thụ yếu kém, nhân đó mà sinh bệnh nhưng trong hai yếu tố kể trên tổng quát cũng là hư kém cả.
Có lúc vì thất tình, lục dâm, ăn uống nhọc mệt, tổn hại khí huyết tinh hao thủy kiệt hỏa bốc nóng bên trong.
Ngũ tạng nung nấu giữa tam tiêu làm cho toàn thân khô táo có chút tư nhuận nên sinh ra chứng ngũ tâm phiền nhiệt (nóng ở hai lòng bàn tay, hai lòng bàn chân và dưới vùng tim, cũng gọi là âm hư hỏa bốc), tai điếc, mắt mờ, ho hen, thổ huyết, khạc ra huyết, tiêu ra máu, chảy máu mũi, đổ mồ hôi trộm, di mộng tinh, thần sắc tối tăm, hơi thở đoản, chân tay yếu đuôi, tân dịch khô kiệt, ăn uống ngày một kém. Bệnh không phải một sớm một chiều mà phát ra như thế thì việc dùng thuốc không phải một thìa một viên mà chữa khỏi.
Bệnh hư lao, nếu phát ở đàn ông thì hầu hết do tổn thương tinh, nếu ở đàn bà thì hầu hết là do kinh bế, mấy yếu tố ấy đều có thể sinh bệnh chết người. Phụ nữ cốt lấy huyết vượng hơn khí làm căn bản, vì tâm chủ huyết, can tàng huyết, nay huyết sung khí thịnh là do thất tình lục dâm gây nên uất kết ở tâm, tâm bị tổn thương thì huyết khô kiệt. Trước hết kinh nguyệt bế tắc rồi truyền khắp các tạng sinh ra bệnh. Hoặc tinh thần nhọc mệt không muốn ăn uống da khô tóc se, mình mẩy đau nhức, gầy róc sốt cơn đều do âm hư bất túc, dương trội hơn âm, thủy không thắng hỏa đến nỗi hỏa đốt thủy khô.
Phép chữa nên dưỡng âm huyết làm căn bản, không dùng thuốc công phạt.
- Truyền trị phụ nữ phát sốt sắp thành lao, da thịt rốc, ăn uống sút, kinh không đều
- Dạ dày lợn đực, 1 lần 1 cái, Mía 1 cây, róc bỏ vỏ, ép lấy nước, nấu với dạ dày lợn ăn lúc đói, chỉ ăn 5 – 6 cái là rất bổ.
- Phụ nữ sốt về đêm, ho ra đờm, kinh không đều, hình dung tiều tụy
- Qua lâu nhân, Thanh đại đều 2 lạng, Hương phụ tẩm nước tiểu trẻ con phơi khô 1,5 lạng
Cùng tán, hòa với mật, mỗi lần 1 đồng cân ngậm tan nuốt.
- Truyền trị phụ nữ nhức đầu, chóng mặt
- Hoa dâm bụt đỏ, Gỗ vang – 2 vị bằng nhau – gừng 3 lát cùng sắc nước lấy 7/10 uống đến khôi thì thôi.
- Phụ nữ vàng da, kinh không đều lại ham dâm dục, đến nỗi sinh mọi chứng mệt nhọc, hình dung vàng gầy
- Phèn chua 5 đồng cân, Trần bì 3 đồng cân, đều tán, Sáp vàng 5 đồng cân, nấu chảy hòa 2 vị bột vào, viên bằng hạt ngô đồng 1 lần uống 50 viên với nước sắc thang Tứ vật.
- Hư lao lâu truyền nhiễm
- Lộc giác sương, tán – đàn ông dùng Tang bạch bì, đàn bà dùng dây Lạc tiên khô, nấu làm thang uống, mỗi sáng uống 1 đồng cân.
- Hư lao khí đoản hơi thở không tiếp tục và đi cầu phân lỏng, tiểu tiện luôn
- Nga truật, Kim anh nhục đều 1 lạng, Bằng sa 2 đồng cân, đều tán, uống khi đói 2 đồng cân, uống với nước muối.
- Cao bổ âm, chữa tất cả các chứng lao tổn, 5 chứng lao, 7 chứng thương, tinh ít, tủy khô, thận suy, huyết kém tất cả mọi thứ âm hư bất túc
Yếm rùa 10 cân, ngâm nước lạnh 7 ngày, thấy vỏ đen đã tróc nát thì đem cạo sạch cho trắng, nướng qua cho vào cối đá, giã nát, cho vào nồi đất đổ nước đầy bịt kín miệng đặt vào nồi nấu cách thủy, cạn nước thì thêm nước sôi vào, đun lửa luôn không để tắt, nấu luôn 1 ngày 1 đêm xem yếm rùa nát tan mềm và nước đặc thì lấy ra bỏ xác, lóng lấy nước đổ vào chảo, dùng lửa củi dâu đun vừa lửa khuấy liền tay. Khi nào nhỏ giọt vào nước lạnh mà không tan là được, đổ vào lọ cất kín, 1 lần uống không kể nhiều ít hòa với nước sôi uống lúc đói, uống lâu người mạnh, các bệnh tiêu hết.
- Cao bổ dương chữa các chứng dương hư thân thể tay chân khí hư yếu ớt, ăn uống kém sút, tinh lạnh, không con tất cả mọi chứng dương bất túc và hư hàn thì dùng cao này làm chủ
- Gạc hươu không kể nhiều ít cắt ra từng khúc, ngâm nước vài ngày, cạo bỏ da ngoài, nấu cách thủy như nấu cao bổ âm và cách uống cũng vậy. Nếu khí huyết đều hư thì hòa lẫn cả 2 thứ cao mà uống gọi là cao bổ âm dương thì càng công hiệu.
- Hư lao nóng rét, chân tay mình mẩy rũ mỏi, và trị lao trái nóng hầm trong xương
- Rau má tía – Thanh hao (cả cành lá hoa hột) đều 5 cân, cắt nhỏ. Nước tiểu trẻ con 5 thăng, nước 5 thăng, đổ vào nồi đất to, sắc lấy 1/2 lọc bỏ bã lấy nước, nhỏ lửa ngào còn 1 đấu, dùng 10 cái mật lợn, trích lấy nước mật hòa vào, cô thành cao, lại dùng Cam thảo 2-3 lạng nướng chín tán, trộn vào cao, giã đều viên bằng hạt ngô đồng 1 lần uống 20 viên, tăng dần 30 – 40 viên uống với nước cơm lúc đói.
- Một phương thuốc cao kinh nghiệm
- Thanh hao cả rễ cành hoa lá hột, 1 nắm cắt nhỏ, nước 3 thăng, nước tiểu trẻ con 5 thăng cùng sắc lấy 1,5 thăng, bỏ bã cô thành cao, viên bằng hạt ngô đồng, 1 lần uống 20 viên với rượu lúc đói và lúc đi ngủ hoặc chỉ dùng độc vị Thanh hao nấu cô thành cao, khi uống hòa nước tiểu trẻ em cũng được.
- Một phương thuốc rất hay chữa bệnh hư tổn
- Hạt sen già 1/2 cân, bóc vỏ bỏ tim, tẩm rượu 2 đêm, lấy 1 cái dạ dày lợn đực rửa sạch, dồn hột sen vào, buộc chặt lại bỏ vào nồi đất nấu chín, lấy ra phơi khô, tán, đổ nước dùng rượu khuấy hồ viên bằng hạt ngô đồng, một lần uống 50 viên với nước ấm trước lúc ăn.
- Lao tổn và người già suy nhược, ung thư, bệnh hủi, sống mũi lở loét, uống lâu thì bổ trung ích khí, làm cho không đói, thân thể nhẹ nhàng sống lâu
- Thiên môn đông, phơi khô, tán 1 lần uống 1 đồng cân với nước nóng, ngày 3 lần, kiêng ăn cá gáy.
- Lao tổn, đổ mồ hôi trộm di tinh, phương này có tác dụng bồi bổ, ích khí, mạnh chí
- Khiếm thực, nấu chín, bỏ vỏ, 10 lạng, củ mài nấu chín bóc vỏ, 20 lạng, phơi khô tán, 1 lần 2 đồng cân nấu, ăn lúc đói, ăn lâu khá dần.
- Khí huyết suy kém, nóng hầm hập, hư lao quá sức, mặt sưng đen xám, đau lưng không ngồi lâu được, tóc rụng, răng khô
- Gạc hươu 2 lạng, Ngưu tất tẩm rượu, kiêng đồ sắt, sấy khô, 1,5 lạng đều tán, luyện mật viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước muối và ít rượu lúc đói.
- Mọi chứng lao tổn
- Tủy bò, ăn được nhiều thì thêm sức sống lâu, và cá diếc ăn được nhiều cũng bổ ích.
- Lao, sốt nóng hầm hập, tự dổ mồ hôi, mồ hôi trộm, sốt liên miên thì khó chữa, sốt cách quãng thì dễ chữa
- Linh dương giác, tán nhỏ, uống mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm lúc đói.
- Nước tiểu trẻ em (từ 3 tuổi trở lên) 5 chén, 1 chén mật ong nấu còn 3 chén, bệnh nhẹ thì uống 20 ngày, nặng thì uống 50 ngày.
- Cá lạc bỏ ruột rửa sạch, để 2 chén rượu với muối và giấm vào mà ăn nhiều sẽ hữu hiệu.
- Âm hư hỏa bốc ho ra máu và chữa được chứng đờm tích tụ, dưởng ngũ tạng, giết được trùng trong cơ thể, trừ được ôn dịch, bổ khí nhẹ người.
- Cao Thiên môn: dùng Thiên môn đông rửa nước sôi, bỏ lõi, đổ nước 10 thăng, nhỏ lửa, nấu đến còn 3 thăng cho đến khi nhỏ cao vào nước lạnh không tan (đích thủ thành châu) thì đem rót vào lọ sành đậy kín chôn xuống đất 3 ngày lấy lên để dành dùng. Liều dùng mỗi lần 1 thìa, ngày 1 lần, sáng sớm và tối trước khi đi ngủ hòa tan với nước sôi uống, nếu tiêu lỏng thì uống với rượu.
- Chứng lao cấp, ho hắng, nóng khó chịu
- Đào nhân 3 lạng, ngâm nước, bóc bỏ vỏ và đầu nhọn, gan lợn 1 cỗ, nước tiểu trẻ con 2 bát, viên bằng hạt ngô đồng, uống 30 viên với nước nóng lúc đói.
- Lao thường, ho mất tiếng, bụng to lòi gân xanh, và trị chứng ngộ độc
- Gỗ mun hoa, mài với nước nóng lấy nước sệt uống.
- Hư lao ho hen, đờm suyễn, tự đổ mồ hôi
- Phổi lợn đực, không cho dính nước, dùng dao tre chọc thủng từng lỗ, mỗi lỗ dồn vài đồng cân hạt rau dền đồ chín, sang canh 5 cho ăn, chỉ ăn 3 – 5 lần là kiến hiệu.
- Lao tổn lâu ngày
- Bầu dục lợn đực 1 đôi, nước tiểu trẻ con 2 bát, rượu 1 chén, đều cho vào nồi đất mà ngâm, nhỏ lửa nấu kỹ sang đến canh 5 hâm nóng ăn và uống cả nước.
Ăn liên tục 1 tháng thì kiến hiệu hoặc có bệnh thổ huyết thì gia thêm một nắm cỏ may.
- Ho lao thổ huyết, chảy máu cam, nóng rét, ho đổ mồ hôi
- Thịt ếch, nấu chín nhừ rút bỏ xương, cho hành muối vào, lại nấu kỹ thường ăn, có tác dụng giáng hỏa và đại bổ.
- Truyền trị lao truyền thị
- Gan mèo đen, đừng cho dính nước, thái sống, phơi khô tán, 1 lần uống 1 đồng cân với rượu nhạt lúc đói.
- Lao gần chết
- Mạch môn đông 2 lạng, Chích cam thảo 2 lạng – gạo tẻ 1/2 cáp, lá tre 15 lá, nước 2 thăng sắc lấy 1 thăng, chia uổng 3 lần.
- Lao phục thực phục, là bệnh nặng mới khỏỉ, lại bị lao
lực hoặc thương thực mà phát lại, sắp tuyệt
- Mai ba ba đốt lên, nghiền ra, vắt nước rễ lau pha vào uống Hoặc dùng lá Tía tô, Gừng sống, Đậu xị nấu uống.
- Đàn bà phát nóng sắp thành bệnh lao, gầy gò, kém ăn
kinh không đều
- Sinh địa (phơi khô) 1 cân tán bột, viên với mật, uống với rượu, mỗi lần 50 viên.
- Đàn bà lao nhiệt, tâm buồn phiền
- Sinh địa, Thục địa đều nhau, tán bột. Uống với nước gừng nấu với trà, mỗi lần 50 viên ngày 2 lần, thấy trong bụng lạnh, lại uống xen thuốc Bát vị hoàn, vì Địa hoàng tính lạnh hại tỳ, nhưng không dùng bài ấy thì không thể bổ âm được.
- Lao ngược
- Miết giáp tẩm giấm sao nghiền nát, Hùng hoàng 1 chút uống với rượu 1 thìa, cách 1 đêm uống 1 lần, sáng sớm uống 1 lần, lúc lên cơn uống 1 lần thì khỏi ngay.
- Lao ngược lâu ngày không khỏỉ
- Ngưu tất loại dài 1 bó, cắt ra, sắc lên chia làm 3 lần uống.
- Nữ lao hoàng đản, về chiều phát sốt sợ lạnh, bụng dưới đầy căng, đại tiện lỏng, trán sắc đen
- Hoạt thạch – Thạch cao đều nhau, tán bột, uống mỗi lần 1 thìa, hễ đi tiểu nhiều thì khỏi, nếu tiểu nhiều mà vẫn đầy thì khó chữa.
- Có chỗ nói rằng: bệnh nữ lao hoàng đản là bệnh nặng vì sau khi mệt quá, nóng nực quá lại giao cấu rồi dầm nước đến đỗi bụng đầy thì khó chữa, dùng Phèn đốt lên, Hoạt thạch nung cho vàng.
Hai vị đều nhau, tán bột, nấu cháo lúa mạch, lấy nước hòa uống 1 thìa ngày 3 lần, độc bệnh theo đại tiểu tiện mà ra.
- Phương khác: tóc người, sắc uống.
- Các chứng hư yếu của đàn ông đàn bà sinh buồn phiền, sợ sệt, tiêu khát sắc mặt vàng úa, không ăn uống được hoặc trước khát sau sinh mụn nhọt hoặc trước bị mụn nhọt, sau phát ra chứng khát
- Hoàng kỳ 6 lạng, 1/2 sấy khô, 1/2 tẩm nước muối rồi hấp trên nồi cơm 3-4 lần.
- Bột Cam thảo 1 lạng, 1/2 để sống 1/2 nấu chín, các vị tán bột, thang với nước sôi uống sáng trưa mỗi lần 2 đồng cân.
- Cốt chưng, hư lao nặng, mặt sưng cáu đen, sống lưng đau không đứng lâu được, khí huyết suy bại, tóc rụng răng khô, nặng lắm thì ham ngủ nhiều
- Bột sừng hươu (gạc) 2 lạng, Ngưu tất tẩm rượu sấy khô 1,5 lạng, tán bột, viên với mật, thang với nước và muối pha rượu mỗi lần uống 50 viên.
- Bệnh lao, nóng trong xương, ngoài lạnh trong nóng, nóng thấu trong xương, gốc ởtạng phủ, mắc phải là vì sau khi ốm nặng xương thịt tiêu dần, ăn uống không biết ngon hoặc da khô ráo mà không sáng bóng, có lúc người nóng quá, chân tay gầy dần, gót chân sưng
- Thạch cao (nung) 1/2 lạng nghiền ra thêm sữa bột hòa nước sôi uống, mỗi lần 1 thìa, ngày 2 lần tùy theo hư hay thực mà chữa.
- Đàn ông đàn bà bị hư lao, phàm 5 chứng hư lao 7 chứng thương tổn hạ bộ bị lạnh đã lâu và hết thảy bị phong, chân tay đau đớn
- Bổ cốt chi 1 cân, tẩm rượu 1 đêm, phơi khô rồi dùng 1 cân dầu vừng đen trộn vào mà đun cho đến lúc dầu hết tiếng sôi thì thôi, chỉ lấy Bổ cốt chi tán bột, nấu giấm với bột làm hồ viên, lúc đói lấy rượu và muối làm thang uống, mỗi lần 30 viên.
- Hư lao nóng chân tay, mình mẩy mỏi đau, bất cứ nam nữ
- Hạt Thanh hao, tẩm nước tiểu 3 ngày phơi khô, tán bột, nấu 0 mai làm thang, mỗi lần uống 2 đồng cân.
- Hư lao khát nước nhiều, khớp xương nóng hoặc lạnh
- Vỏ trắng rễ dâu, rễ cây Câu kỷ mỗi vị 5 đồng cân, Mạch môn 2 cân, Tiểu mạch 2 cân, đổ nước nấu đến lúc Tiểu mạch chín, vớt bỏ bã, mỗi lần uống 1 cân, lúc khát thì uống.
- Hư lao phiền nhiệt và bệnh nặng cốt chưng phiền nhiệt
- Địa cốt bì 2 lạng, Phòng phong 1 lạng, Chích thảo 1/2 lạng, mỗi lần dùng 5 đồng cân, gừng sống 5 lát, sắc uống.
- Năm chứng hư lao, 7 chứng thương tổn dương hư vô lực
- Một đôi quả cật dê, 1 lạng Nhục thung dung tẩm rượu 1 đêm, bóc vỏ nấu canh với muối hành các đồ gia vị mà ăn.
Hoặc kiêm chữa lưng và chân đau đớn: 3 đôi quả cật dê, 1/2 cân thịt dê, 1 củ hành, 1 cân lá Câu kỷ cùng Ngũ vị tử, gạo trắng nấu cháo ăn thì khỏi.
- Lao thương hư lạnh
- Một đùi thịt dê đậy kín, ninh nhừ ép lấy nước uống và ăn cả thịt.
- Hư lao ra mồ hôi trộm, phiền nóng miệng khát
- Thanh hao 1 cân vắt lấy nước, ngào thành cao, bỏ hột, cho Nhân sâm, Mạch môn vào mỗi thứ 1 lạng, ngào đặc đến viên được, uống với nước cơm mỗi lần 20 viên.
- Lao truyền thị và lao trùng
- Xuyên tiêu sắc đỏ, bỏ hột và những quả không tách miệng, để cách 2 lần giấy mà sao, cho hấp hơi ra rồi đổ xuống đất, úp nồi rang lên lấy than hồng phủ kín chung quanh, chừng 2 giờ lấy ra tán bột, viên với rượu ngon, uống thang với nước muối mỗi lần 40 viên, uổng đến 2 thang, mửa ra trùng thì khỏi. Nếu thận lạnh thì uống với nước muối, nếu các chứng tê, lấy Nhục quế làm thang, nếu eo lưng đau, thang bằng Hoắc hương.
- Hư hãn ra, không có chừng độ
- Ma hoàng căn, Hoàng kỳ, 2 vị đều nhau, tán bột viên với hồ nấu nước Phù mạch làm thang, mỗi lần uống 100 viên.
- Bệnh lao lạnh đã lâu
- Mao hương hoa (hoa sả), Lá ngải đều 4 lạng – đốt nghiền ra, viên với cơm, lúc đầu nấu Xà xàng làm thang uống 20 viên trọng lượng 30g, có nôn mửa nhưng không hề gì sau lấy đại táo nấu làm thang mà uống.
- Hư lao phát nóng
- Đảng sâm, Sài hồ mỗi vị 2 lạng, gừng sống 3 lát, sắc uống ấm đến khỏi thì thôi.
- Hư lao khát nhiệt
Mạch môn đông sắc uống.
- Nhiệt lao như lửa đốt
- Địa cốt bì 3 lạng, Sài hồ 1 lạng, tán bột. Mạch môn đông làm thang, mỗi lần uống 2 đồng cân.
- Hư lao, phiền nhiệt
- Đào nhân 3 lạng, gạn lợn 1 cái, đồng tiện 5 thăng, sấy khô giã nát, làm viên uống với nước ấm, mỗi lần 30 viên.
- Ho lao tiểu ra tinh khí
- Gạc sừng hươu 2 lạng. Ngâm rượu uống.
- Hột hẹ tươi 2 cân tháng 2 sau tiết sương giáng, hái rồi tẩm rượu ngon 1 đêm, hôm sau quay mặt về hướng nam, giã nát, uống với nước ấm mỗi lần 1 thìa.
- Phế lao sinh ho
- Thư hoàng 1 lạng, bỏ vào nồi đất đậy kín vung, lấy đất vùi lên dày 2 tấc, lấy 1 cân than đốt nung than cháy 1/3 bới ra cho hả hết hỏa độc.
- Đàn ông đàn bà lao gầy
- Thanh hao băm nhỏ, nước 3 cân, nước tiểu 5 cân, sắc bỏ bă nấu thành cao, lúc đi nằm uống với rượu ấm 10 viên tán bột, viên với đường váng sữa, uống lúc đói với nước Hạnh nhân, mỗi lần 3 viên.
- Lao sắp tuyệt khí
- Mạch môn 1 lạng, Chích thảo 1 lạng, gạo tẻ 1/2 cáp, táo 2 quả, lá tre 15 lá, sắc, chia 3 lần uống.
- Hư lao miệng khô
- Mỡ dê 1 miếng to bằng quả trứng gà, rượu 1/2 cân, táo 7 quả, tẩm 7 ngày uống.
- Hư lao đau mình
- Thiên môn tán bột, uống với rượu mỗi lần 1 thìa, kiêng ăn cá chép.
- Lao tổn, uổng cho khỏi tuyệt khí
Gân hươu nấu ăn hằng ngày.
- Lao truyền thị gầy hoặc có khi phát nóng rét
- Một cái đầu ba ba đốt ra than, hòa 1 đồng cân với nước uống.
- Lao hạch
- Lá Xạ can 2 – 3 lá -Lá Cái trời 1 nắm
Sắc uống
Cứu chung quanh (cứu đỏ với gừng), cứu mụn nhỏ trước.
Uống trong:
- Kinh giới 20g – Hạ khô thảo 16g
- Mẫu lệ nung 20g – Huyền sâm 12g
- Thổ bối mẫu 12g Hợp với Bát vị tiêu dao.
- Lao thận
- Lưng đau, tiểu ra máu, tiểu gắt
- Lục vị gia giảm, Đỗ trọng, Kỷ tử, Bạch thược, Táo nhân Uống 3 tháng khỏi hoàn toàn.
- Bổ thận âm
- Lộc giao 6g – Yếm rùa sao cháy cạnh 6g
- Đậu đen sao 6g – Hà thủ ô đỏ chế 6g
- Củ mài 6g – Hạt sen bỏ tim 20g
- Hoàng tinh chế 20g – Vừng đen sao 16g
- Thục địa 20g
- Lá dâu đồ chung phơi khô 6g.
- Bào chế: Đậu đen, củ mài, hạt sen tán bột rây mịn, các vị khác (trừ Lộc giao) nấu thành cao, ngào Lộc giao cùng bột kể trên làm viên.
- Chủ trị: Cách dùng: Chữa bệnh nhân bị thận âm hư tổn, táo nhiệt, di mộng tinh, hư hỏa bốc lên, buốt đầu, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, ăn ngủ kém, lưỡi đỏ, miệng khô, khát nước, tai ù, táo bón, tiểu vàng hoặc tiểu gắt, mạch trầm huyền.
Liều lượng kể trên sau khi hoàn, tán dùng trong 1 ngày, chia 2-3 lần, uống xa bữa ăn với nước nóng. Kiêng các thứ tanh lạnh.
- Bổ thận âm: Hoàn bổ thận âm
- Quả dâu chín đen 20g – Hạt sen bỏ tim 20g
- Đậu đen sao chín 20g – Mật ong vừa đủ làm viên
Bào chế: 3 vị trên, tán bột, rây mịn, ngào mật ong làm viên; nếu quả dâu tươi có thể giã nhuyễn lấy nước, bỏ bã, ngào mật ong cô đặc.
Chủ trị – Cách dùng: Như bài trên.
- Thuốc bổ máu
- Thục địa 500g – Hà thủ ô 400g
- Ý dĩ 400g – Ngải cứu 400g
- Đậu đen 400g – Rau má 300g
- Hương phụ 400g – Nhọ nồi 300g
- Quế chi 200g – Hoài sơn 400g
- Liên nhục 400g
- Cách chế: Hoài sơn, ngâm nước vo gạo, sao vàng, Ý dĩ sao vàng,
Đậu đen sao chín, Hà thủ ô đỏ và trắng ngâm mềm, thái mỏng, tẩm nước đậu đen sao khô; Hương phụ đốt cháy lông, thái mỏng sao vàng. Rau má sao vàng; Quế chi để sống. Cho các vị trên vào thùng, đổ nước xâm xấp đun 1 ngày lấy 15 lít nước thuốc pha 2 lít nước đường, thiếu nước đổ thêm nước sôi.
- Cách dùng: 200ml/ngày chia ra 2 lần.
- Liều dùng: Người lớn 500ml/ngày chia 2 lần. Trẻ em bớt 1/2 liều.
- Cải tiến: Làm thành viên bổ máu.
- Công dụng: Chữa người gầy yếu, mệt nhọc ăn uống không ngon, ngủ khong yên, da xanh thuộc loại thiếu máu (hồng cầu xuống thấp) thay cho Vitamin B12.
- Bổ thận dương hư
- Lộc giao 8g – Anh túc xác (sống) 4g
- Ba kích tẩm rượu sao 12g – Liên tu 2g
- Hạt tơ hồng sao qua 6g – Ý dĩ sao vàng 6g
- Củ mài sao 20g – Hạt sen bỏ tim sao 20g
- Hà thủ ô đỏ hầm đậu đen, phơi khô sao 10g
- Hà thủ ô trắng hầm đậu đen, phơi khô sao 10g
- Bào chế: Ý dĩ, củ mài, hạt sen tán bột rây mịn – Anh túc xác, Ba kích, Liên tu, hạt Tơ hồng, Hà thủ ô nấu thành cao đặc, ngào với đường và Lộc giao làm viên.
- Chủ trị – Cách dùng: Chữa người bị thận dương hư tổn, suy nhược. Uống xa bữa ăn với nước chín hoặc rượu pha loãng. Ngày uống 2 lần theo liều 1 ngày.
- Bổ thận như Bát vị
- Cao ban long 8 lạng – Phụ tử chế 1 củ
- Gừng sống 1 lạng – Cao quy bản 8 lạng
- Quế thanh 1 lạng – Đường
Làm viên bằng hột bắp mỗi lần 10 viên, sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Bổ Tỳ vị: Bài Phù tang chí bảo
- Lá dâu non dùng thứ dâu vườn thì tốt, chớ nên dùng dâu núi, sợ có độc rắn rết, hái lúc mặt trời chưa mọc, độ vài ba chục cân, mang tới chỗ nước chảy rửa sạch đất, phơi nắng cho khô.
- Vừng đen: Tán nửa cho vào nước xát tróc vỏ, rồi 9 lần đồ 9 lần phơi, 2 thứ cùng tán, luyện mật viên hạt ngô đồng, 1 lần 100 viên uống với nước lúc đói.
- Bổ phủ tạng, cường khí tỏ tai sáng mắt
- Hạt sen già, bỏ vỏ tim, tán, sáng dùng gạo 2 cáp nấu cháo với 1/2 lạng hạt sen, khuấy đều, ăn nóng, ăn lâu rất tốt.
- Bổ hư tổn, hòa hợp tâm thận, bền tinh khí, tỏ tai, sáng mắt, mạnh trường vị
- Hạt sen bóc vỏ bỏ tim, tẩm rượu độ 3 giờ phơi khô tán dồn vào dạ dày lợn nấu chín, ăn tùy thích, hoặc phơi khô, tán viên với mật ong uống lúc đói, uống lâu càng tốt.
- Thuốc bổ
- Hoa sen, củ sen, hạt sen nấu trong dạ dày lợn.
- Mật ong, Củ mài, Hạt bí đao, Gà trông đen, Chim ngói.
- Hà thủ ô trắng và đỏ luyện mật, kỵ sắt.
- Xương bồ (tỏ tai mắt, tăng trí nhớ, trị loạn nhịp tim).
- Vừng đen.
- Mầm cúc, lá cúc, cây rễ cỏ cú trộn với mật làm viên bằng hạt ngô (Cam cúc phương).
- Hoàng tinh (chữa lao) nấu phơi 9 lần.
- Lộc giác sương.
- Qui bản (tẩm mỡ hoặc váng sữa nướng vàng) hoàn luyện mật làm viên.
- Lộc nhung (tẩm mõ* hoặc váng sữa nướng vàng).
- Tủy xương sống lợn đực, làm viên, uống mỗi lần 50 viên với nước.
- Thuốc bổ Can thận
- Bài 1:
Bố chính sâm 300g – Hạt sen 300g
Ý dĩ 500g – Thổ phục linh 300g
Hoài sơn 500g – Cám gạo 300g
Luyện mật, viên bằng hạt ngô đồng.
Ngày uổng 3 lần, mỗi lần 1 viên sau bữa ăn.
- Bài 2:
Ngải cứu tươi 500g – Nghệ vàng tươi 200g
Mật lợn 200g
Ngải cứu giã vắt lấy nước cốt. Nghệ tươi giã vắt lấy nước cốt, đổ chung với mật lợn, cô cách thủy cho đến đặc và viên bằng hạt ngô dồng, có thể dùng bột nghệ cho dễ vò viên.
Mỗi ngày uống 3 viên.
- Thuốc bổ
- Lá gạo rụng 1 lạng – Lá sung tật 1 lạng
- Lá vú bò 5 đồng cân – Cam thảo dây 3 đồng cân
Sao vàng sắc, uống nhiều càng chóng béo.
- Điều bổ âm dương
- Thục địa 6 đồng cân tẩm rượu sao khô
- Sâm nhị hồng 3 đồng cân tẩm nước gừng sao
- Mạch môn 2 đồng cân sao – Ngưu tất 2,5 đồng cân
- Phụ tử chế 1,5 đồng cân
Trị những chứng nghiêm trọng như bệnh trúng phong, thương hàn, ôn bệnh, âm dương suy kiệt, bệnh hư lao, âm hư phát nóng, ho suyễn đờm quyết.
Ban chẩn trầm trọng, trên suyễn dưới tả, trên nhiệt dưới hàn. Dùng chừng 1-5 thang.
Đã cứu nhiều bệnh nguy kịch.