Huyệt Thiên Liêu

Huyệt vị

Thiên Liêu

Tên Huyệt:

Thiên = vùng trên cao. Huyệt ở hố trên vai (phần trên = thiên), lại ở bên cạnh (liêu) mỏm cùng vai, vì vậy gọi là Thiên Liêu (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 15 của kinh Tam Tiêu.

Huyệt giao hội với Dương Duy Mạch.

Vị Trí huyệt:

Tại trung điểm của đoạn nối huyệt Đại Chùy và bờ ngoài phía sau mỏm cùng vai, hoặc trung điểm của đoạn nối từ huyệt Kiên Tỉnh và Khúc Viên, nằm ở hố trên gai xương bả vai.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ thang, cơ trên sống và cơ góc.

Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh của dây thần kinh trên vai.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.

Chủ Trị:

Trị vai và khớp vai đau, cổ gáy nhức mỏi.

Phối Huyệt:

Phối Khúc Trì (Đại trường.11) trị vai và cánh tay đau không giơ cao được (Tư Sinh Kinh).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng, hơi hướng mũi kim tới vùng bả vai, sâu 0, 5 – 0, 8 thốn. Cứu 3 – 7 tráng – Ôn cứu 5 – 15 phút.

Tham Khảo:

“ Hàn nhiệt không ra mồ hôi, trong ngực đầy tức, nóng nảy, chọn huyệt Thiên Liêu làm chủ” (Giáp Ất Kinh).

Huyệt vị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận