Huyệt Dương Phụ

Huyệt vị

Dương Phụ

Tên Huyệt:

Phần ngoài thuộc Dương; Ngày xưa gọi xương ống chân là Phụ Cốt. Huyệt ở phần ngoài cẳng chân ( thuộc dương), lại ở chỗ phụ cốt, vì vậy gọi là Dương Phụ (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Dương Phò, Dương Phù, Phân Gian, Phân Nhục.

Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 38 của kinh Đởm.

Huyệt Kinh, thuộc hành Hoả .

Huyệt Tả của kinh Đởm.

Vị Trí huyệt:

Trên đỉnh mắt cá ngoài 4 thốn, ở bờ trước xương mác.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa cơ mác bên ngắn với bờ trước xương mác.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ – da.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Chủ Trị:

Trị khớp gối viêm, lưng đau, toàn thân bồn chồn, mỏi mệt.

Phối Huyệt:

1. Phối Dương Giao (Đ.35) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị vùng mông và xương ống chân tê, mất cảm giác (Thiên Kim Phương).

2. Cứu Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Dương Phụ (Đ.38) + Huyền Chung (Đ.39) + Phong Thị (Đ.31) trị cước khí (Ngoại Đài Bí Yếu).

3. Phối Dương Quan (Đ.33) trị phong tê (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Chương Môn (C.13) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị loa lịch (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Chương Môn (C.13) + Lâm Khấp (Đ.41) trị quyết nghịch (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Khâu Khư (Đ.40) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị dưới nách sưng (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Thái Xung (C.3) trị nách sưng, cổ có nhọt (Châm Cứu Đại Thành).

8. Phối Dương Giao (Đ.35) + Hành Gian (C.2) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị 2 chân tê (Châm Cứu ĐạiThành).

9. Phối Cách Du (Bàng quang.17) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Thương Khâu (Tỳ 5) + Tỳ Du (Bàng quang.20) + Vị Du (Bàng quang.21) trị dạ dầy đau (Thần Cứu Kinh Luân).

10. Cứu Dương Phụ 21 tráng, phối cứu Khí Hải (Nh.6) 100 tráng + Tam Âm Giao (Tỳ 6) 21 tráng + Túc Tam Lý (Vị 36) 21 tráng trị khí nhược, tiêu chảy phân sống, rốn lạnh, bụng đau (Vệ Sinh Bảo Giám).

11. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hiệp Khê (Đ.43) + Túc Khiếu Âm (Đ.44) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị mụn nhọt mọc ở 1 bên đầu (Ngoại Khoa Lý Lệ).

12. Phối Thái Xung (C.3) trị dưới nách sưng lở (Tân Châm Cứu Học).

13. Phối Cách Du (Bàng quang.17) + Can Du (Bàng quang.18) + Chi Câu (Tam tiêu.6) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị ngực và sườn đau (Châm Cứu Học Gỉan Biên).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 1 – 1, 5 thốn, Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

” Chứng Nhiệt Quyết nên thủ huyệt ở kinh túc Thái Âm và túc Thiếu Dương (huyệt Dương Phụ), tất cả đều nên lưu kim lâu” (Linh khu.21, 28).

“Mã đao thủng lủ dưới nách, họng sưng tắc: dùng Dương Phụ để trị” (Giáp Ất Kinh).

“Trị các chứng phong: cứu huyệt Dương Phụ 7 tráng” (Thiên Kim Phương).

Huyệt vị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận