Verorab

Thuốc Verorab
Thuốc Verorab

VERORAB

AVENTIS PASTEUR

Bột pha tiêm bắp: hộp 1 lọ bột đông khô (1 liều) + ống tiêm chứa dung môi 0,5 ml.

THÀNH PHẦN

cho 1 đơn vị
Virus bệnh dại (chủng Wistar rabies PM/WI 38-1503- 3 M) 1 liều
ống dung môi: Sodium chlorure 2 mg, nước cất pha tiêm vừa đủ 0,5 ml

CHỈ ĐỊNH

  • Dự phòng bệnh dại trước khi tiếp xúc:
  • nhóm nghề nghiệp: bác sĩ thú y, sinh viên phụ tá, nhân viên phòng thí nghiệm và lò sát sinh, người nhồi bông thú, họa sĩ hay điêu khắc gia chuyên về súc vật.
  • tại các vùng có dịch dại ở súc vật: nông gia, lính tuần săn, thợ săn, trẻ em, khách du lịch (Phi châu, Á châu, Nam Mỹ).
  • Dự phòng bệnh dại sau khi chắc chắn hay nghi ngờ có tiếp xúc virus.

Việc tiêm chủng phải được khởi sự ngay lập tức khi có bất cứ nguy cơ lây nhiễm dại nào và bắt buộc phải được thực hiện tại một trung tâm chống dại.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Trường hợp điều trị sau khi bị lây nhiễm, hoàn toàn không có chống chỉ định tiêm chủng. Trường hợp tiêm chủng dự phòng ở người có nguy cơ cao, nên hoãn tiêm ngừa khi có bệnh lý sốt tiến triển.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

Nếu đối tượng đã tiêm chủng bị một con vật cắn hay bị lây nhiễm bởi một vật phẩm khả nghi, bắt buộc phải đi khám tại một trung tâm chống dại, có mang theo thẻ chứng nhận tiêm ngừa.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Thận trọng khi dùng trong trường hợp dị ứng với Streptomycine, Néomycine và/hoặc Polymyxine B dù chúng chỉ hiện diện ở dạng vết trong vaccin.

LÚC CÓ THAI

Không chống chỉ định tiêm chủng khi có thai, trừ trường hợp tiêm chủng dự phòng (trước khi có tiếp xúc) ở người có nguy cơ lây nhiễm cao.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Tại nơi tiêm, hiếm gặp ban đỏ và nổi cục cứng nhỏ tồn tại từ 24 đến 48 giờ, vài trường hợp có kèm tăng thân nhiệt và suy nhược tạm thời.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

Người lớn: tiêm vùng cơ đen-ta.

Trẻ em: tiêm ở khu vực hai bên phía trước ngoài của bắp đùi.

– Tiêm chủng dự phòng:

– Lần chủng ngừa đầu tiên: 1 mũi tiêm vào các ngày 0, ngày 7 và ngày thứ 28.

– Chủng ngừa lặp lại: 1 mũi tiêm sau 1 năm, sau đó mỗi 5 năm.

– Chủng ngừa được coi như là điều trị:

Đối tượng chưa được miễn dịch: 1 mũi tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14, 30. Trong ca nguy cơ bị bệnh dại cao, tiêm ở ngày 0 liều 40 UI/kg huyết thanh kháng bệnh dại hoặc 20 UI/kg globuline miễn dịch người kháng bệnh dại ; cho huyết thanh ngấm sâu vào vết thương càng nhiều càng tốt, phần còn lại tiêm bắp ở một nơi cách xa nơi tiêm vaccin.

Đối tượng đã có miễn dịch (được tiêm ngừa và tiêm nhắc đầy đủ):

< 3 năm: tiêm 1 mũi vào ngày 0 và ngày 3 không cần dùng huyết thanh.

– > 3 năm hoặc không tính được: tiêm chủng điều trị và huyết thanh liệu pháp với liều đầy đủ nếu cần thiết.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây