Đại Hách
Tên Huyệt Đại Hách:
Hách = làm cho mạnh lên. Huyệt là nơi giao hội của kinh Thận với Xung Mạch, bên trong ứng với tinh cung. Huyệt có tác dụng cường Thận, ích tinh, mà Thận là nơi tụ của tinh khí, vì vậy gọi là Đại Hách (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Âm Duy, Âm Quan, Đại Hích..
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính Huyệt Đại Hách:
Huyệt thứ 12 của kinh Thận.
Huyệt giao hội với Xung Mạch.
Vị Trí Huyệt Đại Hách:
Rốn đo xuống 4 thốn (huyệt Trung Cực -Nh.4), đo ngang ra 0, 5 thốn, trên huyệt Hoành Cốt 1 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, cơ tháp, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi căng, tử cung khi có thai 3-4 tháng.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.
Chủ Trị Huyệt Đại Hách:
Trị bạch đới, di mộng tinh, bộ phận sinh dục ngoài đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Trung Phong (C.4) trị cơ thể suy nhược, tinh khí mất (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị thức ăn tích ở phần trên (Tư Sinh Kinh).
Cách châm Cứu Huyệt Đại Hách:
Châm thẳng 1 – 1, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu – 5 – 10 phút.