Tam lăng

Tên khoa học:

Seipus yagara Ohwi Họ khoa học: Họ Cói (Cyperaceae).

Tên thường gọi: Tam lăng còn gọi là Hắc tam lăng, Kinh tam lăng, Cồ nốc mảnh, Lòng thuyền.

Tên tiếng Trung: 三 棱

Mô tả:

Cây Tam lăng
Cây Tam lăng

Tam lăng là cây thảo sống lâu năm, có thân rễ, thân cao 6-7cm, to 1-2cm. Lá hình dải, dài 45-60cm, rộng 5-7cm, màu lục, có nhiều gân; cuống lá dài 20-30cm. Cụm hoa trên cuống dài 20-25cm, đầy lông; chùm cao 8-10cm, với 10-20 hoa có cuống 1-2,5cm, có lông; hoa có đường kính 2,5cm, với phiến hoa cao 1cm, 6 nhị và bầu đầy lông. Quả hình bầu dục, dài 2cm; hạt nhiều. Ra hoa tháng 4-7.

Phân bố:

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Nêpan, Việt Nam.

Thành phần chủ yếu:

Tinh dầu, chất bột. Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tam lăng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

Liều dùng và chú ý:

Uống và cho vào thuốc thang: 3 – 10g, chế giấm làm tăng tác dụng giảm đau.

Thuốc có tác dụng phá ứ mạnh, không nên dùng cho phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều và đàn bà có thai.

Trên lâm sàng, Tam lăng và Nga truật thường dùng vì có tác dụng tương tự nhưng Tam lăng thiên về phần huyết, phá huyết mạnh. Nga truật thiên về phần khí nên hành khí tiêu tích mạnh hơn.

Khí vị:

Vị đắng ngọt, cay, bình, không độc, vào kinh Túc quyết âm và Túc thái âm, là dương ở trong âm dược.

Chủ dụng:

Tiêu trưng hà, trị đau trệ và hết thảy các chứng hòn cục, là khí dược ở trong huyết, chuyên về thông Can kinh, trừ huyết tích, khí trệ. Lại nói trị chứng sau khi sinh huyết ngưng, đau bụng, cùng chứng huyết vâng, khí trệ, sữa không thông, chữa trẻ em kinh giản thuộc nhiệt, chữa bị đánh, huyết ứ.

Cấm kỵ:

Chân khí hư thì chớ dùng.

Cách chế:

vị thuốc Tam lăng tác dụng hoạt huyết điều trị khối u
vị thuốc Tam lăng tác dụng hoạt huyết điều trị khối u

Nấu với Dấm cho kỷ, thái mỏng, phơi khô, hoặc ngâm nước sôi để dùng, hoặc tẩm Dấm sao.

Nhận xét:

Bồng nga truật phá huyết ở trong khí, Tam lăng phá khí ở trong huyết, chủ trị hơi giống nhau, khí và huyết có chút phân biệt. Đông Viên dùng 2 vị này đều lấy Nhân sâm để giúp đỡ cho nên thành công, mà không có cái hại thiên lệch, nếu chuyên dùng nó để công phạt thì khí của Vị càng hư, không vận hành được, trái lại tích báng càng thêm lớn.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Y học nhập môn”

Bài Đại nhất khí thang

Thanh bì 10g, Trần bì 10g, Cát cánh 10g, Tam lăng 10g, Hương phụ 13g, Hoắc hương 10g, Quan quế 4-10g, Cam thảo 10g, Nga truật 10g, ích trí nhân 10g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng hành trệ, tiêu tích, phá khí, tiêu kết.

Chữa phụ nữ bị trưng hà, thai chết trong bụng.

“Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc”

Bài Hóa tích hoàn

Tam lăng 120g, Nga truật 120g, A ngùy 120g, Tân lang 80g, Ngũ linh chi 120g, Hải phù thạch 80g, Hương phụ 120g, Hùng hoàng 60g, Tô mộc 120g, Ngõa bạng tử 240g. Cùng tán nhỏ, thêm Hồ làm hoàn, liều uống 8-16g, ngày 2 lần. Chữa huyết tích, khí trệ, kinh nguyệt không thông.

“Ngoại đài bí yếu”

Bài Tam lăng thông sữa

Kinh tam lăng 3 củ, nước 2 bát, đun nhỏ lửa đến cạn, lấy 1 bát. Dùng nước thuốc rửa vú cho tới khi có sữa chảy ra-cực hay. Trị sau sinh sữa không ra.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Ôn dương chỉ tả thang

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng ôn dương, cố Thận, bổ Tỳ, hóa thấp.

Chữa viêm loét Đại tràng mạn tính, người bệnh lưỡi tím sạm, rêu trắng nhuận, mạch trầm tế.

Gia giảm: Bệnh nhân hư hàn nặng thêm Phụ tử; phân nhiều dịch nhầy thêm Bồ công anh; đi ngoài ra máu thêm Điền thất, A giao; đau bụng thêm Diên hồ sách

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây