Dạ giao đằng ( 夜交藤 )
Tên và nguồn gốc
– Tên thuốc: Dạ giao đằng (Xuất xứ: Bản thảo phùng nguyên)
– Tên khác: Kỳ đằng (棋藤), Thủ ô đằng (首乌藤).- Tên Trung văn: 夜交藤 YEJIAOTENG
– Tên Anh văn: Tuber fleeceflower stem
– Tên La tinh: Polygonum multiflorum Thunb.
– Nguồn gốc: Là thân dây hoặc thân dây kèm lá của Hà thủ ô thực vật họ rau Răm (Polygonaceae).
Dược liệu
Thân dây khô có hình trụ tròn dài nhỏ, thường cong khúc, có khi phân nhánh, đường kính 3 ~ 7mm. Bề mặt màu nâu tía, thô ráp, có vân nhăn dọc cong queo và đốt, và mọc rải rác chấm nhỏ màu đỏ, chất bần ít mỏng, có dạng miếng vảy bong ra từng mảnh, chất cứng, dễ bẻ gẫy, phần vỏ mặt cắt sắc nâu đỏ, bộ phận cây sắc vàng nhạt có hình rẻ quạt, giửa là bộ phận tủy xốp sắc trắng. Không mùi, vị hơi đắng chát
Dùng thứ to chắc đều, bên ngòai màu nâu tía là tốt.
Phân bố
Chủ yếu sản xuất ở các vùng Hà Nam, Hồ Bắc, Giang Tô, Chiết Giang v.v…(Trung Quốc).
Thu hoạch
Thân dây kèm lá, vào hạ , thu thu hái.
Nhưng thương phẩm phần lớn dùng thân dây, vào mùa thu sau khi lá rụng cắt lấy, bỏ cành nhỏ, lá hỏng, cắt thành đọan khỏan 70 cm, trói thành bó, phơi khô.
Bào chế
Rửa nước sạch, ngâm qua, vớt ra, sau khi thấm, cắt đọan, phơi khô.
Tính vị
– Trung dược đại từ điển: Ngọt, hơi đắng, bình.- Bản thảo tái tân: Vị đắng, tính ấm, không độc
– Ẩm phiến tân tham: Đắng chát hơi ngọt.
– Trung thảo dược Thiểm Tây: Tính bình, vị ngọt.
Qui kinh
– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tâm, Can.- Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Tâm, Tỳ.
– Tứ Xuyên Trung dược chí: Vào 2 kinh Can, Thận.
Công dụng và chủ trị
Dưỡng tâm, an thần, thông lạc, trừ phong.
Trị mất ngủ, lao thương, nhiều mồ hôi, đau mình huyết hư, ung nhọt, tràng nhạc, phong sang ghẻ lở.
– Cương mục: Phong sang ghẻ lở phát ngứa, sắc nước tắm rửa.
– Bản thảo tái tân: Bổ trung khí, hành kinh lạc, thông huyết mạch, trị lao thương.
– Bản thảo chính nghĩa: Trị đêm ngủ ít.
– Ẩm phiến tân tham: Dưỡng Can Thận, cầm hư hãn, an thần thúc ngủ.
– An Huy dược tài: Tiêu sưng ung nhọt, tràng nhạc và trĩ sang.
– Trung thảo dược Thiểm Tây: Trừ phong thấp, thông kinh lạc. Trị mất ngủ, nhiều mồ hôi, thiếu máu, tòan thân đau mỏi, bệnh ngòai da ghẻ lở v.v…
Cách dùng và liều dùng
Uống trong: Sắc thang, 2 ~ 4 chỉ. Dùng ngòai: Sắc nước rửa hoặc giã đắp.
Thành phần hóa học
– Thân hàm chứa Anthraquinones, chủ yếu là Emodin, Chrysophanol hoặc Physcion, đều tồn tại hình kết hợp (Trung dược đại từ điển).
– Trong thân dây hàm chứa emodim, Phy scion, emodin-8-β-D-glucopyranoside, β-sitosterol [1]. Còn hàm chứa polygoacetophenoside, tức là 2,3,4,6-tetrahydroxy acetoPheone-3-O-β-D-glucopyranoside)[2] (Trung Hoa bản thảo).
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
– Chủ trị: Chứng tinh thần phân liệt.
– Thành phần: Hà thủ ô chế 90g, Dạ giao đằng 90g, Táo đỏ 5 trái.
– Cách dùng: 3 vị cộng lại sắc, phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang, 15 ngày là 1 liệu trình
DẠ GIAO ĐẰNG
Tên Việt Nam:
Dây Hà Thủ Ô đỏ. Tên Hán Việt khác: Thủ ô đằng.
Tên gọi:
Tương truyền về đêm dây của 2 cây Hà thủ ô quấn lại với nhau nên gọi là Dạ giao đằng (Dạ: ban đêm, giao: gặp gỡ nhau, đằng: dây leo).
Tên khoa học:
Polygonum multiflorum Thunb.
Họ khoa học: Polygonaceae. Mô tả:
Dây leo bằng thân quấn của cây Hà thủ ô đỏ (Polygonum Multiflorum Thunb), cây sống dai, thân mềm nhẵn, mọc soắn vào nhau. Lá mọc so le, có cuống dài khoảng 2cm, hình tim hẹp hoặc hình mũi tên, đầu thuôn nhọn, có 3-5 gân xuất phát từ gốc lá. Phiến lá dài 5-8cm, rộng 3-4cm. Bẹ chìa mỏng, ngắn. Rễ phình thành củ màu nâu đỏ, như củ khoai lang (xem thêm: Hà thủ ô).
Phân biệt:
Cần phân biệt với dây Hà thủ ô trắng còn gọi là giây vú bò, sừng bò (xem: Cổ dương đằng).
Địa lý:
Cây mọc hoang ở vùng núi cao, nhiều nhất ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoàng Liên Sơn. Cây được trồng bằng dây hay hạt, có nơi trồng ở đất đồi trung du, cây phát triển tốt.
Thu hái, sơ chế:
Chặt về phơi khô, cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Thân dây.
Tính vị:
Vị ngọt, tính bình.
Tác dụng:
An thần, chỉ hãn, trừ phong thấp, thư cân lạc.
Chủ trị:
+ Trị mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, thiếu máu, đau nhức toàn thân.
Liều lượng:
Uống mỗi lần 9 – 15g, sắc hoặc tán bột cho vào hoàn tán. Trị lở ngứa ở ngoài da sắc nước rửa nơi đó.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mất ngủ nóng nảy bồn chồn trong người, hay mơ mộng khi ngủ: Hà thủ ô đằng, Đơn sâm, mỗi thứ 3 chỉ, Trân châu mẫu 1 lượng. Sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian)
+ Trị thiếu máu, đau nhức toàn thân, suy nhược toàn thân, an thần: Dạ giao đằng (Thủ ô đằng) 2 lượng khô, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Dây hà thủ ô em đem phơi khô, nấu nước uống hàng ngày có được không ạ?
Bạn chế biến dây Hà thủ ô như vậy là đúng. Nhưng việc sử dụng hàng ngày cần xem mục đích sử dụng, không nên dùng vị thuốc nào không đúng mục đích.
Tôi hay bị mất ngủ, có nên dùng cây và lá hà thủ ô nấu nước uống mỗi ngày ko ạ?
vị thuốc này có tác dụng an thần, tuy nhiên để xem có phù hợp không bạn cần có sự chẩn đoán của bác sĩ y học cô truyền để có được hiệu quả.