Trang chủHuyệt vịHuyệt Thái Khê

Huyệt Thái Khê

Thái Khê

Tên Huyệt Thái Khê:

Huyệt là nơi tập trung kinh khí mạnh nhất (thái) của kinh Thận, lại nằm ở chỗ lõm giống hình cái suối (khê), vì vậy gọi là Thái Khê (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Lữ Tế, Nội Côn Lôn.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính Huyệt Thái Khê:

Huyệt Du, huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.

Một trong 14 yếu huyệt của ‘Châm Cứu Chân Tuỷ’ để nâng cao chính khí.

Là 1 trong số các mạch quyết định sự sống chết: khi mạch Thái Khê (Th.3) còn đập, dù các mạch khác đã mất, vẫn còn hy vọng cứu sống.

Vị Trí Huyệt Thái Khê:

Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa gân gót chân ở sau, gân cơ gấp dài ngón chân cái, gân cơ gấp chung các ngón chân và gân cơ cẳng chân sau, ở trước mặt trong-sau đầu dưới xương chầy.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác Dụng Huyệt Thái Khê:

Tư Thận Âm, tráng Dương, thanh nhiệt, kiện gân cốt.

Chủ Trị Huyệt Thái Khê:

Trị răng đau, họng đau, chi dưới liệt, kinh nguyệt rối loạn, Bàng quang viêm, Thận viêm, tiểu dầm, di tinh.

Phối Huyệt:

1. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) trị đầu gối đau, chân đau lâu ngày (Trữu Hậu Ca).

2. Phối Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị họng khô, miệng nóng (Thiên Kim Phương).

3. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Nhiên Cốc (Th.2) trị Tâm đau như dùi đâm (Thiên Kim Phương).

4. Phối Trung Chử (Tam tiêu.3) trị họng sưng (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị họng khô (Tư Sinh Kinh).

6. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Trung Chử (Tam tiêu.3) trị sốt rét kinh niên (Tư Sinh Kinh).

7. Phối Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30) + Quan Nguyên (Nh.4) trị tiểu vàng (Tư Sinh Kinh).

8. Phối Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30) + Ủy Trung (Bàng quang.60) trị lưng đau do Thận hư (Châm Cứu Đại Thành).

9. Phối Liệt Khuyết (Phế 7) + Tam Lý (Vị 36) trị ho ra máu (Châm Cứu Đại Thành).

10. Phối Hãm Cốc (Vị 43) + Thiếu Thương (Phế 11) trị thích ợ (Châm Cứu Đại Thành).

11. Phối Thính Hội (Đ.2) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị tai ù do hư (Châm Cứu Đại Thành).

12. Phối Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30) + Thận Du (Bàng quang.23) + Ủy Trung (Bàng quang.60) trị thận hư, lưng đau (Châm Cứu Đại Thành).

13. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) + Thân Mạch (Bàng quang.62) trị chân sưng khó đi (Ngọc Long Kinh).

14. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bàng quang.13) + Xích Trạch (Phế 5) trị ho nhiệt (Thần Cứu Kinh Luân).

15. Phối Ẩn Bạch (Tỳ 1) + Đại Lăng (Tâm bào.7) + Thần Môn (Tm.7) trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu (Nho Môn Sự Thân).

16. Phối Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30) + Chiếu Hải (Th.6) + Quan Nguyên (Nh.4)+ Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị di tinh, bạch trọc, tiểu gắt (Châm Cứu Đại Toàn).

17. Phối Ế Phong (Tam tiêu.17) + Thận Du (Bàng quang.23) + Thính Hội (Đ.2) trị tai ù do hư (Châm Cứu Toàn Thư).

18. Phối Giáp Xa (Vị 6) + Hạ Quan (Vị 7) trị răng đau do Thận hư (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

19. Phối An Miên + Thái Xung (C.3) trị tai ù, chóng mặt do tiền đình (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu Huyệt Thái Khê:

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn hoặc có thể thấu tới Côn Lôn (Bàng quang.60).

Khi trị bệnh ở gót chân thì hướng mũi kim xuống.

Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

Thiên ‘Chung Thỉ ‘ ghi: “ Tam mạch (tam Âm – tam Dương) động ở khoảng trong của ngón chân cái (h.Thái Khê (Th.3), khi châm huyệt này phải xem xét hư hay thực. Vì nếu hư mà Tả đó gọi là ‘trùng hư’, bị trùng hư thì bệnh càng nặng hơn. Phàm khi châm huyệt này, nên dùng ngón tay án vào, nếu thấy mạch động mà Thực – Sác, phải châm Tả, nếu thấy mạch Hư – Trì thì phải bổ. Nếu làm ngược như trên thì bệnh càng nặng” (Linh khu.9, 74).

Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “Chứng Quyết tâm thống làm cho người bệnh đau như dùng cây chùy đâm vào Tâm, Tâm bị đau nhiều, gọi là ‘Tỳ Tâm Thống’, thủ huyệt Nhiên Cốc (Th.2) và Đại (Thái) Khê” (Linh khu.24, 13).

Thiên ‘Ngũ Loạn’ ghi: “(Tà) Khí ở tại Phế, thủ huyệt Vinh của Phế (Ngư Tế – P.10) và Du của Thận [Thái Khê – Th.3]” (Linh khu.34, 17).

Thiên ‘Thích Yêu Thống’ ghi: “Mạch kinh túc Thiếu Âm bệnh, gây đau vùng lưng, cột sống và lên đến cổ: châm 2 nốt tại phía trong xương ống chân thuộc kinh Thiếu âm (Thái Khê (Th.3) – Đừng cho ra máu vào mùa xuân, nếu ra máu nhiều, bệnh sẽ khó hồi phục. . (Tố vấn.41, 4).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây