Huyệt Đại Chung

Huyệt vị

Đại Chung

Tên Huyệt Đại Chung:

Huyệt ở gót chân (giống hình quả chuông), vì vậy gọi là Đại Chung.

Xuất Xứ

Huyệt Đại Chung

:

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh khu.10).

Đặc Tính

Huyệt Đại Chung

:

Huyệt thứ 4 của kinh Thận.

Huyệt Lạc.

Huyệt Biệt Tẩu của Thái Dương.

Vị Trí

Huyệt Đại Chung

:

Ở chỗ lõm tạo nên do gân gót bám vào bờ trên trong xương gót, dưới huyệt Thái Khê 0, 5 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ trong gân gót chân, phía trước cơ gân của cơ gấp dài ngón chân cái, gân cơ gấp dài các ngón chân, mặt trên xương gót chân.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác Dụng

Huyệt Đại Chung

:

Điều Thận, hòa huyết, bổ ích tinh thần.

Chủ Trị

Huyệt Đại Chung

:

Trị gân gót chân đau, lưng đau, tiểu khó, suyễn, táo bón, thần kinh suy nhược, Hysteria.

Phối Huyệt:

1. Phối Khích Môn (Tâm bào.4) trị hoảng sợ, sợ người, thần khí bất túc (Thiên Kim Dực Phương).

2. Phối Thạch Quan (Th.18) trị bón (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Thái Khê (Th.3) trị ngực tức, muốn nôn (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Khích Môn (Tâm bào.4) trị lo sợ, thần khí không đủ (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Tâm Du (Bàng quang.15) trị ho ra máu (Tư Sinh Kinh).

6. Phối Thông Lý (Tm.5) trị mệt mỏi, muốn nằm (Bách Chứng Phú).

7. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị thương hàn sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Thành).

8. Phối Bá Hội (Đc.20) + Gian Sử (Tâm bào.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kiên Ngung (Đại trường.15) + Kiên Tỉnh (21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong khí tắc, đờm kéo, hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).

9. Phối Bá Hội (Đc.20) + Gian Sử (Tâm bào.5) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị phong trúng tạng phủ bất tỉnh (Vệ Sinh Bảo Giám).

10. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Phong Trì (Đ.20) trị ngoại cảm phong hàn (Thái Ất Thần Châm Cứu).

11. Phối Đào Đạo (Đc.13) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Trụ (Đ.12) trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Tập Cẩm).

12. Phối châm nặn máu Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Ngoại Quan (Tam tiêu.6) + Ngư Tế (Phế 9) trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

Cách châm Cứu Huyệt Đại Chung:

Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

“Xương bị hàn nhiệt, làm cho người bệnh không lúc nào yên, mồ hôi ra không ngừng, nếu răng chưa khô, thủ huyệt Lạc phía trong đùi của kinh Thiếu Âm [Đại Chung] (Linh khu.21, 3-4).

“Bàng quang kinh bệnh, đầu cổ sưng đau, cổ gáy thắt lưng chân đau khó bước, lỵ ngược, cuồng điên là chứng Tâm Đởm nhiệt, lưng cứng, tay cứng, trán đau, xương chân mày đau, chảy máu cam, mắt vàng, gân xương teo, lòi dom, trĩ lậu, ngực bụng đầy tức, nếu muốn chữa, không cách nào khác: Kinh Cốt + Đại Chung hiệu quả rõ rệt” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc Quyết).

Huyệt vị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận