Trang chủHuyệt vịHuyệt Dương Khê

Huyệt Dương Khê

Dương Khê

Tên Huyệt:

Huyệt ở chỗ lõm (giống khe suối = khê) tại cổ tay, ở mu bàn tay (mu = mặt ngoài = Dương), vì vậy gọi là Dương Khê.

Tên Khác:

Trung Khôi.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 5 của kinh Đại Trường.

Huyệt Kinh, thuộc hành Hoả.

Huyệt dùng để châm trong bệnh cơ, xương, da.

Vị Trí huyệt:

Nghiêng bàn tay, đưa ngón tay thẳng về mu bàn tay để hiện rõ hố lào giữa gân cơ duỗi và dạng ngón cái, huyệt ở sát đầu mỏ trâm xương quay.

Giải Phẫu:

Dưới da là đầu mỏm châm-xương quay, bờ trên xương thuyền, ngoài có gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngón tay cái, trong có gân cơ duỗi dài ngón tay cái, gân cơ quay 1.

Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.

Tác Dụng:

Khu phong tiết hoả, sơ tán nhiệt ở kinh Dương Minh.

Chủ Trị:

Trị cườm tay, bàn tay đau, bàn tay viêm, đầu đau, răng đau, mắt đau, tai ù, điếc, trẻ nhỏ tiêu hóa kém, sốt.

Phối Huyệt:

1. Phối Dương Cốc (Tiểu trường.5) trị mắt sưng đỏ (Thiên Kim Phương).

2. Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) + Giáp Xa (Vị 6) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nhị Gian (Đại trường.2) + Thiếu Thương (Phế 11) + Tiền Cốc (Tiểu trường.2) + Xích Trạch (Phế 5) trị họng đau (Châm Cứu Đại Thành).

3. Phối Kiên Ngung (Đại trường.15) trị sốt (Bách Chứng Phú).

4. Phối Liệt Khuyết (Phế 7) trị bệnh ở cổ tay (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng, sâu 0, 3 – 0, 5 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây