Cưu vĩ
Tên Huyệt:
Đỉnh xương ức giống như đuôi con chim ban cưu, huyệt ở tại vị trí này, vì vậy gọi là Cưu Vĩ (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Hạt Cán, Vĩ Ế.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ (Linh Khu.1)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 15 của mạch Nhâm.
+ Huyệt lạc nối với mạch Đốc.
Vị Trí:
Ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng, dưới mũi ức 0, 5 thốn.
Giải Phẫu:
Huyệt ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng. Sau thành bụng là thùy gan trái.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Tác Dụng:
Định thần, làm dãn lồng ngực.
Chủ Trị:
Trị bụng trên đau, ngực đau tức, nấc, khó thở, động kinh, cuồng, tâm thần, suyễn.
Phối Huyệt:
1. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Thần Môn (Tm7) trị động kinh [ngũ giản ] (Thắng Ngọc Ca)
2. Phối Trung Quản (Nh.12) + Thiếu Thương (P.11) trị ăn uống không vào, động kinh (Châm Cứu Đại Thành)
3. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản (Nh.12) trị cuồng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4. Phối Đại Chùy (Đốc.14) + Yêu Kỳ + Gian Sử (Tâm bào.5) + Phong Long (Vi.40) trị bế chứng (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học)
Châm Cứu:
Châm xiên, mũi kim hơi hướng xuống dưới, sâu 0, 5 – 1 thốn. Cứu 10 – 15 phút.
Ghi Chú: Châm sâu có thể vào gan gây chảy máu bên trong.
Dạ cho em hỏi là: em té vào đầu gối bạn kia và chúng huyệt cưu vĩ nhưng em đã kịp chống 2 tay xuống và đó là va chạm nhưng em không thấy đau vậy có sao không ạ ?