Trang chủHuyệt vịThiếu Thương - Huyệt vị, vị trí, tác dụng, cách xác định,...

Thiếu Thương – Huyệt vị, vị trí, tác dụng, cách xác định, ở đâu

Thiếu Thương

Tên Huyệt:

Trương-Chí-Thông, khi chú giải ‘Linh Khu’, đã giải thích rằng: ‘Kinh Thủ Thái Âm chủ về khí bất cập của Kim Khí mùa Thu, vì vậy gọi huyệt này là Thiếu Thương (Phế 11) ’.

Tên Khác:

Quỷ Tín (Thiên).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu 2).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 11 của kinh Phế.

Huyệt Tỉnh của kinh Phế, thuộc hành Mộc.

1 trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ với tên gọi là Quỷ Tín.

Là huyệt cổ điển trị tai ù do Tông khí hư (thiên ‘Khẩu Vấn’ – Linh khu 28).

Huyệt quan trọng để phát hãn.

Vị Trí huyệt:

Tại bờ ngoài ngón tay cái, cách góc móng tay 0, 1 thốn về phía tay quay. Hoặc huyệt nằm ở nơi gặp nhau tiếp giáp da gan – mu tay và đường ngang qua góc chân móng ngón tay cái.

Giải Phẫu:

Dưới da là xương, huyệt ở dưới chỗ bám của gân cơ duỗi dài ngón tay cái. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

Tác Dụng:

Sơ tiết hỏa xung nghịch của 12 kinh khí, thanh Phế nghịch, thông kinh khí, thông lợi vùng họng.

Chủ Trị:

Trị sốt, amydale viêm, trúng gió, hôn mê, động kinh, khó thở.

Phối Huyệt:

1. Phối Lao Cung (Tâm bào.8) trị nôn ra máu (Thiên Kim Phương).

2. Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) trị ho, suyễn (Thiên Kim Phương).

3. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị họng sưng đau, không nuốt cơm nước được (Châm Cứu Đại Thành).

4. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thiên Đột (Nh.22) trị họng sưng đau (Châm Cứu Đại Thành).

5. Phối Quan Xung (Tam tiêu.1) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) + Thiếu Xung (Tm.9) + Thương Dương (Đại trường.1) + Trung Xung (Tâm bào.9) trị trúng phong hôn mê, đờm dãi khò khè (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Thiên Đột (Nh.22) trị ho (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Ẩn Bạch (Tỳ 1) + Dũng Tuyền (Th.1) + Phong Long (Vị 40) + Quan Xung (Tam tiêu.1) + Thiếu Xung (Tm.9) trị họng đau (Y Học Cương Mục).

8. Phối Nhân Trung (Đc.26) + Thủy Tuyền (Th.5) trị trẻ nhỏ bị kinh phong (Y Học Nhập Môn).

9. Phối Giác Tôn (Tam tiêu.20) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Kim Tân + Ngọc Dịch trị amygdale viêm (Trung Quốc Châm Cứu Học).

10. Phối Thương Dương (Đại trường.1) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).

11. Châm Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thiếu Thương (Phế 11) [xuất huyết] trị amydale viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 0, 1 – 0, 2 thốn hoặc châm xiên hoặc dùng kim tam lăng châm nặn ra máu.

Ghi Chú:

(Đàn bà có thai cần cẩn thận khi cứu.

(Trị mắt đỏ, họng đau nên châm nặn ra máu.

(Trị chứng tâm thần phân liệt nên ôn cứu hơn châm.

Tham Khảo:

(Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ ghi: “Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch Mạch khẩu đóng, suyễn và hơi thở ngắn, nên châm ngay, tức thì mồ hôi sẽ tự ra, châm cạn huyệt nằm ở trong khoảng ngón tay cái [huyệt Thiếu Thương (Phế 11) ] (Linh khu 23, 10).

(Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “Chứng tai ù, bổ huyệt Khách Chủ Nhân + huyệt nằm ở đầu ngón tay cái giáp thịt gần móng tay [huyệt Thiếu Thương (Phế 11) ] ” (Linh khu 28, 46).

(“Thiên ‘Mậu Thích Luận’ ghi: “Tà khách ở lạc của thủ Dương minh làm cho người ta bị khí đầy tức ở ngực, suyễn, thở gấp, hông sườn tức, giữa ngực nóng, châm ở gốc móng ngón tay trỏ (Thương Dương) và ngón cái (Thiếu Thương), cách khoảng 1 lá hẹ. Đau bên phải châm bên trái, đau bên trái châm bên phải. Trong khoảng thời gian ăn xong bữa thì khỏi bệnh” (Tố vấn 63, 12).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây