Lộc nhung

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Cornus cervi Parvum. Họ khoa học: Họ Hươu (Cervidae).

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

  • Hoa lộc nhung (nhung hươu sao): Là sừng non của con hươu sao, chia ra làm 2 loại, gọi là “cứ nhung’ và “khảm nhung’.

Cứ nhung (nhung cưa). Có hình trụ tròn, phần lớn có từ 1 đến 2 nhánh, vỏ ngoài màu nâu đỏ hoặc màu gụ, có lớp lông nhung màu vàng đỏ hoặc màu vàng gụ dày đặc, thể nhẹ, mặt cưa trắng toát, mặt cắt có hình tổ ong nhỏ xíu, chung quanh bên ngoài không có chất xương. Mùi hôi tanh, vị hơi mặn.

Khảm nhung (Nhung chặt). Tức là nhung có dính cả xương sọ, phía trước xương sọ bằng phẳng, phía sau có một đôi xương hình vòng cung, xương sọ trắng toát, không có thịt sót lại, bên ngoài có da đầu, trên da có lớp lông nhung dầy đặc.

Hoa lộc nhung loại nào to, nhánh chính tròn, đầu mút mập, chất non, lông nhỏ, da màu nâu đỏ, trơn bóng có ánh quang là loại tốt.

  • Mã lộc nhung (nhung hươu ngựa): Là sừng non của loài hươu ngựa hình dáng thô, to hơn so với nhung hươu sao, phân nhánh khá nhiều, da màu đen xám, lông màu xám xanh hoặc màu vàng xám, thô mà thưa, phía ngoài chỗ miệng cưa có chất xương, mùi tanh, hôi, vị mặn. Loại nào nhung mập, thể nhẹ, phía dưới không có sợi suốt, mặt cắt lỗ chỗ tổ ong, lông màu be xám là loại tốt.

Khí vị:

Vị ngọt, khí ôn, vào kinh Thủ quyết âm, Thủ thiếu âm, Túc quyết âm, Túc thiếu âm.

Chủ dụng:

Bổ tinh huyết nguyên dương, chủ về tiểu tiện đi luôn mà lợi, tinh tiết, tiểu tiện ra huyết, hư lạnh ở eo lưng và Thận, chân và đầu gối thiếu sức, tinh hàn tự tiết ra, có tác dụng làm đầy tinh huyết, mạnh nguyên dương, thêm khí, mạnh chí, nhuận Phế kim, rất bổ cho người gầy yếu, chữa eo lưng và đầu gối đau nhức, cùng chứng hư lao, gai gai rét như sốt rét, phụ nữ băng huyết, rong huyết. Bởi tính loài Hươu đa dâm mà khỏe mạnh nên Lộc nhung chuyên chủ về tráng dương, bổ Thận. Lại nói trị chứng xích, bạch đới, tan lâm lậu đá sỏi, tiêu ung độc, sưng đau, trị nhiệt trong xương sinh ra âm thư, trị sốt rét, kinh giản, là vị thuốc cốt yếu để bỏ huyết cũ, sinh huyết mới.

Cách chế:

Hình nhỏ như cái măng con là tốt, hoặc dài 4-5 thốn phân nhánh như cái yên ngựa cũng tốt, bỏ lông, xương, bôi váng sữa bên ngoài, nướng qua dùng.

Nhận xét:

Lộc nhung
Lộc nhung

Loài Hươu đa dâm mà không suy yếu, sừng nó chưa đầy vài tháng đã lớn dài, nặng tới vài chục cân, sinh trưởng lạ lùng, tính nó nhiệt, sinh hóa không ngừng, khí hóa đông đặc, cho nên bổ Thận rất tốt.

Phụ

LỘC GIÁC:

Chủ trị ác sang ung thũng, đuổi tà và ác khí, chữa huyết bị lưu trệ ở phần âm, trừ đau bụng máu cấp tính, eo lưng, xương sống đau buốt, hậu sản chóng mặt vì huyết hư, trị huyết ứ, bị ngã gãy huyết bầm. Để sống dùng thì hành huyết, làm chín dùng thì bổ hư, nướng với dấm, nghiền thành bột mà dùng. Sách Nguyệt lệnh nói: con hươu 60 tuổi thế nào cũng có Ngọc quỳnh, ở dưới sừng có lôm đôm diêm tía là vì nó đội hòn ngọc cho nên sừng nó lốm đốm.

LỘC GIÁC GIAO

Khí vị:

Vị ngọt, khí ôn, không độc, vào kinh Túc quyết âm, Thủ và Túc thiếu âm.

Chủ dụng:

Nội thương nhọc mệt, eo lưng đau, gầy còm, bổ trung khí, phụ nữ huyết bế không có con, yên thai, khỏi đau, chữa thổ huyết, hạ huyết, huyết băng, chân tay đau nhức, ra mồ hôi đầm đìa, ngã gãy tổn thương, uống lâu nhẹ mình tăng tuổi thọ, thêm tủy, nhiều thịt, tươi mặt, mập khỏe.

Phàm chứng thũng độc đã vỡ hay chưa vỡ, lấy một miếng Bạch giao thấm nước dán vào, trên đầu để lỗ hổng, chưa có mũ thì tiêu ngay, có mũ rồi thì vỡ mũ, lành da, thực là vị thuốc rất quý.

LỘC GIÁC SƯƠNG

Vị mặn ôn, không độc, trị chứng gầy còm, ngũ lao, thất thương, bổ Thận, thêm khí, vững tinh, tráng dương, mạnh xương.

Phụ: MÊ NHUNG, MÊ GIAO

Là nhung Nai và cao sừng Nai, công dụng giống như nhung Hươu và cao Ban long, chỉ khí lực kém hơn thôi.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Hiệu phỏng tân phương”-Hải Thượng Lãn Ông

Bài Nhị long ẩm

Cao Ban long 40g, Long nhãn 20-40g. sắc nước Long nhãn, gạn lấy nước, cho cao Ban long vào khuấy tan, chia uống trong

vài ngày, mỗi ngày 2 lần. Có tác dụng bổ tinh huyết của Tiên thiên và Hậu thiên, bổ Thận, ích Tâm, Tỳ.

Chữa lo nghĩ nhiều tổn thương Tỳ, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, sốt về chiều, đại tiện táo kết, miệng lở, da vàng, da khô, phụ nữ kinh khô, thiếu máu.

“Hiệu phỏng tân phương”-Hải Thượng Lãn Ông

Bài Tuấn bổ tinh huyết cao

Thục địa        300g       Nhân sâm     100g

Câu kỷ tử      100g       Lộc giác giao 100g

Nhục quế 20g (tán nhỏ)

Trước hết sắc riêng và cô đặc từng vị Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, rôi trộn nhau, lại cho Lộc giác giao cùng 100g Mật ong vào khuây tan, sau cùng cho bột Nhục Quế vào, hòa đêu, bảo quản cân thận, chia uống dần, mỗi lần uống vài thìa, ngày 2 lần.

Chữa tinh huyết của Tiên thiên và Hậu thiên hư tổn, ngũ tạng suy yếu, xương khớp không vận động được, Phế kim khô, Thận thủy kiệt, sắc mặt tiều tụy, hình thể yếu ớt, ăn uống kém, da nóng hầm hập, tiểu tiện đi luôn, tất cả các chứng ngũ lao, thất thương, thường có sức mạnh hồi sinh.

“Lan đài quĩ phạm”

Bài Quy lộc nhị tiên giao

Lộc giác giao 640g Quy bản giao 320g Câu kỷ tử 128g Nhân sâm 64g

Thêm Mật ong vừa đủ, đun nóng Mật ong, khuấy đều cao Ban long và cao Quy bản, cho bột 2 vị trên vào trộn đều, chia uống dần, mỗi lần 1 thìa

Có tác dụng bổ Thận, tráng dương, ích khí, sáng mắt.

Trị mắt mờ, tinh ít, kinh nguyệt không đều, sức khỏe kém sút.

Bài Đoạn hồng hoàn (Huyết chứng luận)

Lộc nhung 40g, Tục đoạn 40g, Hương phụ 40g, Hoàng kỳ 40g, Đương quy 40g, A giao 40g, Trắc bá diệp (sao) 40g.

Thêm Phụ tử nhiều, ít tùy thể trạng của bệnh nhân. Cùng tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, liều uống 8-12g, ngày 2 lần.

Trị bệnh trĩ lâu ngày, ra huyết không dứt, mặt vàng bủng, gầy còm dần, thuộc thể khí huyết đều rất hư, sợ lạnh.

“Tế sinh phương”

Bài Thập bổ hoàn

Thục địa 32g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 16g, Đan bì 12g, Bạch linh 12g, Trạch tả 12g, Nhục quế 4g, Hắc Phụ tử 4g, Ngũ vị tử 6g, Lộc nhung 16g. sắc 9 vị trên, chia uống nhiều lần trong 1-2 ngày, Lộc nhung tán nhỏ, chia uống cùng nước thuốc. Có tác dụng đại bổ tinh huyết, âm dương.

Trị Mệnh môn hỏa suy, hư yếu, liệt dương, hiếm muộn, suy nhược thần kinh, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, thân thể đen gầy, mắt mờ, tai điếc, mạch 2 bô xích vi nhươc.

“Cảnh Nhạc toàn thư”

Bài Hữu quy hoàn

Thục địa 240g, Thỏ ty tử 120g, Sơn dược 120g, Sơn thù 90g, Đỗ trọng 120g, Câu kỷ tử 120g, Đương quy 90g, Lộc giác giao 120g, Hắc phụ tử 30g, Nhục quế 30g.

Thục địa giã nát, nấu thành cao, hòa cao Ban long vào khuấy tan. Các vị khác tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn. Bảo quản cẩn thận đề phòng ẩm mốc. Liều uống 12-16g, ngày uống 2 lần.

Có tác dụng bổ Mệnh môn hỏa, ôn dưỡng Thận dương.

Trị Mệnh môn hỏa suy, Thận dương không đủ.

Gia giảm:

  • Nếu dương hư, tinh hoạt, bạch đái, bạch trọc, đại tiện lỏng thì thêm bổ cốt chỉ (sao Rượu) 12g.
  • Tiêu chảy hoặc tiêu lỏng không cầm thì thêm Ngũ vị tử 12g, Nhục đậu khấu 12g (sao Cám cho hết dầu).
  • Nếu Tỳ Vị hư hàn thì thêm Can Khương 12-16g.
  • Bụng đau thêm Ngô thù du 8g, thắt lưng đau, gối đau thì thêm Hồ đào nhục 16g (để cả vỏ).
  • Tình dục yếu, liệt dương thêm Ba kích, Nhục thung dung, Tiên linh tỳ.

Trên lâm sàng hiện dùng chữa viêm phế quản mạn tính, viêm Thận mạn tính, bệnh Tâm phế, thiếu máu không tái tạo, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, phì đại tiền liệt tuyến rất nặng, trĩ rất nặng, tình dục yếu, liệt dương, hiếm muộn, đau thần kinh tọa, rối loạn mãn kinh, rối loạn não.

Công dụng của bài này gần giống bài Bát vị thận khí hoàn, nhưng bài này có cao Ban long nên bổ tinh huyết mạnh hơn. Bài Bát vị địa hoàng hoàn có công dụng chính là “ích hỏa để chế âm hàn”, còn bài này là “ phù dương để hòa âm”.

“Hiệu phỏng tân phương”-Hải Thượng Lãn Ông

Bài Bổ âm lỉễm dương an thần phương

Thục địa 1 lạng, Bạch thược 5đ, Phục thần 2đ, Viễn chí 1đ, liên nhục 1,5đ, Mạch môn 2đ, Ngũ vị tử lđ, Cao Ban long 3đ, Đại táo 3 quả, Hắc Phụ tử 0,8đ, Đan sâm 1,5đ, nếu nóng bốc thêm Đăng tâm 10 con. sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Chủ trị các chứng: Âm hư không liễm được dương, dương hư bốc lên, trên nhiệt dưới hàn, hoặc nóng như lửa, tay chân lạnh như băng, tinh thần hôn mê, điên cuồng, vật vã khô khát, đầu mặt mồ hôi tuôn ra, tình thế khôn thoát.

“Hành giản trân nhu”-Hải Thượng Lan Ông

  • Bài Lộc giác thục địa phụ tử hoàn

Bột sừng Hươu 400g, tẩm Rượu 1 đêm; Phụ tử 30-40g (bỏ vỏ và núm); Thục địa 160g.

Cách làm: Phụ tử giã nhỏ, trộn với bột sừng Nai và Thục địa. Lấy khoảng 200g Gạo đổ vào dưới đáy cái chõ, cho tất cả

thuốc vào, đồ suốt 1 ngày. Lấy thuốc cùng Gạo ra, cùng giã nhuyễn, làm thành hoàn bằng hạt đậu xanh. Liều uống 50 hoàn, trước bữa ăn.

Có tác dụng bổ Mệnh môn hỏa, bổ khí huyết.

Chữa 5 chứng bại liệt, huyết mạch khô khan, da thịt teo gầy, xương khớp yếu mỏi, móng tay, móng chân khô, tóc rụng, mắt toi sầm.

  • Bài Lộc giác ngưu tất hoàn

Bột sừng hươu 2 lạng, Ngưu tất (tẩm Rượu sấy khô) 1,5 lạng. Trộn đều 2 thứ, thêm Mật làm hoàn bằng hạt đậu xanh, liều uống 12-16g với nước muối nhạt pha thêm ít Rượu.

Chữa chứng nóng âm ỉ trong xương, sống lưng đau không đứng được lâu.

  • Bài Lộc nhung đương quy ô mai thang

Lộc nhung 1 lạng, Đươrng quy 1 lạng cùng sấy khô tán nhỏ.

Ô mai bỏ hột, nấu cao làm chất dính, Tất cả luyện làm hoàn. Liều uống 12-16g, ngày 2-3 lần.

Có tác dụng bổ tinh huyết. Chữa tinh huyết khô cạn, biểu hiện tai điếc, miệng khát, lưng đau, đái đục, thượng nhiệt hạ hàn, bổ mạnh thì không tiếp thu được.

  • Bài Lộc nhung nhân sâm thang

Lộc nhung 3đ, Nhân sâm 10đ.

Cùng tán nhỏ, liều uống 1 muỗng, ngày 3 lần. có tác dụng bổ Tỳ, ích tinh huyết.

Chữa sau khi ăn cơm hay buồn ngủ do Tỳ hư, người gầy yếu

  • Bài Lộc giác tán

Gạc hưcru đẽo vụn 3 lạng, sao, tán nhỏ, uống lđ với Rượu lúc đói, ngày 2 lần.

Có tác dụng bổ Thận, cố sáp, chỉ thống.

Chữa Thận hư gây lưng đau như đâm không xoay trở được, di, mộng tỉnh, đái đục, đái không tự chủ, khí hư bạch đới.

  • Bài Chót gạc hươu tán

Chót đầu gạc Hươu 3 tấc, đẽo vụn, sao, tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đ với Rượu sau khi ăn.

Chữa vú mới bị viêm, sưng cứng, đau nhức, phát nóng lạnh (Nhưng chưa làm mũ). Rất hay.

  • Chữa vết đen trên mặt dùng chót gạc Hươu mài đặc bôi vào vết đen trên mặt,.

CÁCH NẤU CAO BAN LONG

Nguyên liệu:

Gạc Hươu, Nai (gạc hươu có phần tốt hơn)

Phân biệt gạc tốt xấu.

  • Gạc có đế lồi là Gạc mới rụng, là tốt.
  • Gạc có đế lõm là gạc rụng đã lâu, là kém chất.
  • Gạc xốp, gãy, dập, bên trong dễ nấm mốc là xấu, không nên dùng.
  • Gạc để quá lâu ngày cũng không còn quý báu gì.

Bình thường 4 kg gạc thì nấu được 1 kg cao Ban long.

Nấu cao Ban long có 3 giai đoạn: làm sach, tẩm nấu và cô đặc.

1-Làm sạch:

Tốt nhất là dùng máy làm sạch gỉ sắt để làm sạch gạc, phải đánh sạch lóp bẩn bên ngoài.

Dùng máy cắt sắt cắt gạc ra từng đoạn dài độ 5-6 cm, chẻ nhỏ ra 4-5 mảnh. Chồ nào có tủy đen thì nên cạo bỏ vì có thể đã bị nấm mốc.

2-Tẩm, nấu:

Cứ 10 kg gạc đã chẻ nhỏ thì dùng 1kg Gừng tươi giã nhỏ, ngâm tâm độ vài giờ, bỏ Gừng, lấy gạc phơi khô.

Nếu nấu ngay thì không phải phơi khô.

Cho gạc vào nồi nhôm hay inox, đổ ngập nước, đun liên tục. Nếu thấy có bọt bẩn thì vớt bỏ đi. Sau khoảng 10 giờ đâu có thể dùng nồi áp suất để nấu trong khoảng 6-8 giờ, rồi gạn hết nước ra để cô đặc dần. Giai đoạn tiếp theo thì lại nấu bình thường (cho gạc vào nồi to hơn để dễ khuấy, không nấu cao áp nữa), giúp cho thời gian nấu từ 6 ngày rút xuống còn 3 ngày.

Ngoài nồi hầm gạc còn có nồi cô đặc tinh chất được lọc ra, phải lọc qua vải để cao ít cặn bột gạc, phải lọc khi nước cao còn loãng mới được, nếu khó lọc quá thì phải lắng lọc. Cao lọc không kỷ trông không được bắt mắt, chứ không có hại gì (Vì bột cao là Lộc giác sương, cũng là vị thuốc tốt)

3- Cô đặc:

Khó nhất là không để xẩy ra khê, cháy. Khi nước cao đã khá đặc phải để nồi cao lên tấm sắt có lớp cát dày khoảng 1-1,5 cm, phía dưới đốt lửa nhỏ, để giảm nhiệt, tránh cao bị khê. Giai đoạn này phải khuấy liên tục (Khuấy suốt ngày).

Đũa khuấy phải chắc khỏe như cái gậy.

Khi cao đã đặc, biểu hiện hơi nước bốc lên không còn nhiều là được.

Cao được đổ vào khay, dưới có lót ni lông, để cao nguội sau khoảng 6-10 giờ (tùy nhiệt độ trong phòng) thì cắt thành miếng to nhỏ tùy ý. Đừng để cao rắn quá khó cắt.

Nếu cao nấu hơi non thì bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, cao sẽ khô dần, chú ý không bọc kín cao để nước có thể bốc hơi

Lò nấu cao được đắp đơn giản, đặt được 2 nồi trước và sau. Đốt lửa ở dưới nồi trước, lửa sẽ loang ra nồi sau. Nồi trước hầm gạc, nồi sau cô đặc cao.

Nên dùng củi to, cháy dần dần, than được gạt dần ra phía sau để gia nhiệt nồi cô đặc cao.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Lộc nhung tửu (rượu nhung hươu)

Nhung hươu 6g – Rượu trắng 500ml

Sơn dược 30g

Ngâm 7 ngày sau có thể đem ra dùng được. Uống ngày 2 lần, mỗi lần một cốc nhỏ.

Dùng cho nam giới hư lao tinh suy, liệt dương hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, phụ nữ tử cung hàn không có mang, băng lậu, đới hạ v.v…

Lộc nhung phấn (bột nhung hươu)

Nhung hươu 200g, nghiền thành bột mịn. Uống ngày 1 lần, mỗi ngày từ 1 – 3g.

Dùng cho các bệnh tinh suy, huyết thiểu, đầu váng mắt hoa, tai ù, sợ rét, không có sức lực v.v…

Lộc nhung huyết tửu (rượu huyết nhung hươu)

Khi cưa lấy nhung hươu, huyết ở nhung chảy ra hứng ngay lấy, hoà vào rượu trắng, làm thành rượu huyết nhung 20%. Uống, ngày 3 lần, mỗi lần 10ml.

Dùng cho người bị thiếu máu, thể hư.

Lộc nhung đản (nhung hươu trứng gà)

Bột nhung hươu 0,3g – Trứng gà 1 quả

Trứng gà cho nước vừa phải, hoà bột nhung vào trộn đều, hấp chín, cho thêm chút muối cho vừa, uống lúc đói vào buổi sớm. Uống liền trong 15 ngày.

Dùng cho người huyết áp thấp và thể chất hư nhược, tiêu gầy, sợ rét, chân tay lạnh giá, liệt dương, đái đêm nhiều V.V.. Người già không nên uống lâu, đề phòng béo ra và dần tới huyết áp lên cao.

Lộc nhung trùng thảo tửu (rượu nhung hươu – đông trùng hạ thảo)

Nhung hươu 20g – Trùng thảo 90g

Rượu cao lương 1500 ml

Ngâm sau 10 ngày có thể đem ra uống, mỗi lần 10ml, ngày 2 – 3 lần.

Dùng cho người thận dương hư suy, tinh huyết khuy hư dẫn tới đau lưng mỏi gối, không có sức lực, sợ rét, chân tay giá lạnh, nam giới liệt dương không hoạt động tình dục được v.v…

Lộc nhung đồn dương thận (nhung hươu hầm cật dê)

Nhung hươu 5g – Tiểu hồi hương 9g

Thỏ ti tử 15g – Cật dê 1 đôi

Cật dê bổ đôi rửa sạch hầm chung với các vị thuốc cho chín, uống thang, ăn thịt.

Dùng cho người thận hư lưng đau, tăng thêm mệt nhọc khi lao động, liệt dương, xuất tinh sớm, tinh ít, mắt hoa v.v…

Lộc nhung trư bào thang (thang nhung hươu, bong bóng lợn)

Nhung hươu 6g – Sơn dược 30g

Bạch quả nhân 20g – Bong bóng lợn 1 cái

Bong bóng lợn bổ ra rửa sạch. Các vị thuốc giã nát nhét vào trong bóng lợn, khâu miệng, cho vào nồi hầm, cho muối vừa miệng, ăn thuốc, uống thang cùng một lúc.

Dùng cho người thận hư, khí hư loãng và lạnh, lượng nhiều. Sắc mặt u ám, đái loãng và kéo dài, đau ở vùng lưng, bụng dưới đau và lạnh v.v…

Lộc nhung hương cô thái tâm (Nhung hươu, nấm hương, thái tâm) Bột gừng 10g

Thái tâm 300g

Rượu gia vị vừa phải

Muối 5g

Nhung hươu miếng 2g

Nấm hương 200g

Rượu trắng 20ml

Mỡ lợn 75g

Ngọc lan phiến 50g

Mì chính vừa phải

Nước dùng 200ml

Nhung hươu ngâm rượu trắng 2 lần riêng biệt, lấy rượu đó dùng sau. Các miếng nhung còn lại đó để dành trang trí trên bề mặt món ăn sau này. Mỡ lợn cho nóng già, đổ gừng bột vào, đảo lên, rồi cho ngay nấm hương, thái tâm, ngọc lan thái miếng vào đảo qua lên, sau đó cho muối tinh, rượu gia vị, nước dùng và rượu ngâm nhung trên đây, pha chút bột dính vào, đổ lên đĩa, rải các miếng nhung đã ngâm rượu lên trên để trang trí.

Dùng để chữa cho người già cơ thể suy nhược, ốm lâu ngày sinh ra gầy yếu, khí đoản lực khiếm. Không thiết ăn uống, liệt dương, hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, tai ù mắt hoa v.v…

Lộc nhung sao giáp ngư (Nhung hươu sào ba ba)

Ba ba 750g – Gia vị vừa phải

Nhung hươu thái miếng 1g

Ba ba giết thịt xong rửa sạch, bóp ma-di cho dậy mùi, cho vào rán trong chảo, mỡ nóng. Khi nào chín vàng thì xúc ra bỏ vào bát, trong chảo còn mỡ, cho gừng, hành, tỏi, hạt tiêu nấu thành món nước chấm, đổ lên trên bát thịt ba ba, cho thêm rượu gia vị, ma di, mì chính, nước luộc gà, đường trắng, nhung hươu, bỏ vào ngăn nồi hấp, hấp chín, lấy ra; chắt hết nước vào nồi đun sôi lên, cho bột dính vào đánh lên cho dính, cho rau thơm vào, đổ lên bát thịt ba ba, ăn thịt, uống thang.

Dùng cho người thận dương hư sinh ra liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh không có mang, hoặc đau lưng do can thận dương hư, băng huyết, ra khí hư V. V…

Lộc nhung hoàn (viên nhung hươu)

Nhung hươu 30g – Con hà sao 90g

Nhục thung dung 90g – Hạt sen bỏ tâm 150g

Bỏ nhung vào rượu ngâm, rồi đem phơi, sau đó nghiền chung với ba vị thuốc còn lại thành bột luyện với mật làm thành viên. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 10g, uống bằng nước sôi ấm.

Dùng cho phụ nữ ra khí hư lâu ngày không khỏi.

Lộc nhung hội dương bình (Thuốc nhung hươu chống lở loét)

Nhung hươu 25g – Hoàng kỳ 150g

Đương qui 60g

Trước hết ngâm nhung vào rượu, sau đó sấy khô, rồi nghiền chung với hoàng kỳ, đương qui thành bột. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 5g, uống bằng nước sôi ấm.

Dùng cho người bị lở loét kinh niên, chữa mãi không khỏi.

Lộc nhung bổ huyết hoàn (Viên nhung bổ máu)

Nhung hươu 30g – Long nhãn 500g

Hoàng Kỳ 150g

Nhung hươu đem ngâm rượu gạo, sấy khô, nghiền chung với long nhãn, hoàng kỳ thành bột, cho mật vào luyện thành viên. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 10g, bằng nước sôi ấm.

Dùng cho người thiếu máu đau đầu, thể hư sợ lạnh.

Lộc nhưng tráng cốt cao (Cao nhung bổ xương)

Nhung hươu 30g – Hoàng Kỳ 90g

Đương qui 45g – Địa hoàng 100g

Nhân sâm 10g

Keo sừng hươu (đã cho chảy) 60g

Nhung hươu và nhân sâm nghiền thành bột. Địa hoàng, hoàng kỳ, đương qui sắc 3 nước, bỏ bã lấy nước, hoà keo sừng hươu và bột nhung, nhân sâm vào, trộn thêm 1000ml mật ong, luyện nhuyễn thành cao. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa.

Dùng cho trẻ con phát dục kém, còi xương.

Nam bảo tán (Thuốc bột đàn ông)

Nhung hươu 50g – Hoàng Kỳ 250g

Đương qui 100g – Dâm dương hoắc 250g

Hồng sâm 100g – Bạch thược 250g

Nhung ngâm rượu gạo cho nhuận, sau đem sấy khô, rồi nghiền chung với 5 vị thuốc trên thành bột mịn. uống ngày 2 lần, mỗi lần 5g, với rượu gạo.

Dùng chữa bệnh liệt dương.

Lộc giác giao chúc (Cháo keo sừng hươu)

Keo sừng hươu 6g – Gạo lức 50g

Gạo lức nấu thành cháo, đánh lẩn keo sừng hươu đã cho chảy vào, cho thêm đường trắng vừa phải là dùng được. Uống ngày 2 lần, mỗi lần một bát.

Dùng cho các bệnh can thận dương hư, sợ rét, chân tay lạnh giá, liệt dương v.v…

Lộc giác keo ngưu nãi (Keo sừng hươu sữa bò)

Sữa bò tươi 250ml – Keo sừng hươu 6g

Mật ong vừa phải

Sữa bò đun sôi pha keo sừng hươu đã chảy vào, cho mật ong trộn đều uống. Ngày 1-2 lần.

Dùng cho các bệnh tinh huyết bất túc, thận hư lưng đau, chân tay mỏi mệt, đầu váng mắt hoa, sắc mặt xanh xao v.v…

Lộc thận a giao thang (thang keo da lừa, cật hươu)

Cật hươu 1 bộ – Keo da lừa 50g

Cật hươu cho nước vào nấu keo, trộn đều với keo da lừa uống ngày 2 lần.

Dùng cho phụ nữ huyết hư, lâm đới, lưng đau gối mỏi, không có chửa v.v…

Lộc tiên tửu (Rượu lộc tiên)

Dương vật tinh hoàn hươu 1 bộ

Rượu trắng 500ml

Ngâm 7 ngày sau mang ra uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 cốc nhỏ.

Dùng cho người thận dương hư, liệt dương.

Lộc tiên chúc (cháo lộc tiên)

Dương vật tinh hoàn hươu 1 bộ (tức lộc tiên)

Nhục thung dung 60g

Gạo lức 150g

Gạo lức nấu thành cháo, khi nào chín thì cho ‘-‘lộc tiên”, nhục thung dung cùng hành, muối, mì chính cho vừa mà ăn.

Dùng cho người ngũ lao thất thương (xem chú thích trang 64), lưng đau gối nhức, chân tay bải hoải, dương khi hư nhược v.v…

Lộc giác sương tán (Thuốc bột lộc giác sương)

Lộc giác sương (bả sừng hươu nấu keo còn lại) 250g Nghiền thành bột mịn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 10g, uống với nước sôi ấm. Chữa bệnh viêm tuyến sữa.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận