Viêm cầu thận mạn tính – Chẩn đoán và điều trị

Bệnh thận - tiết niệu

Chẩn đoán:

Chẩn đoán viêm cầu thận mạn tính phải dựa vào 4 triệu chứng chủ yếu như sau:

– Phù.

– Protein niệu.

– Hồng cầu niệu.

– Tăng huyết áp.

Có 2 triệu chứng bắt buộc là protein niệu và hồng cầu niệu. Khi chẩn đoán viêm cầu thận mạn tính phải dựa vào điều kiện sau:
– Gặp ở người trưởng thành (trên, dưới 20 tuổi).

– Không rõ căn nguyên.

– Bệnh kéo dài trên 6 tháng.

– Tăng urê và creatinin .

Viêm cầu thận mạn tính thường có tiên lượng xấu, tiên lượng phụ thuộc vào thời gian bị bệnh, có hay không có hội chứng thận hư, tình trạng THA, phụ thuộc nguyên nhân của bệnh và các bệnh kết hợp. Suy thận mạn tính xuất hiện sau 10-20 năm kể từ lúc bị bệnh.

Điều trị

1. Điều trị triệu chứng:

+ Chống nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn có thể là nguồn cung cấp kháng nguyên hoặc là yếu tố khởi phát, vì vậy sử dụng kháng sinh là cần thiết. Dùng kháng sinh ít độc tính với thận, dùng đường uống là chủ yếu. Các kháng sinh thường dùng là: ampicilline, erythromycine, rovamycine. Thời gian dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày.
+ Điều trị phù: dùng các thuốc lợi tiểu quai (như lasix, furosemide):

Lasix 40 mg ´ 2- 4 v/ngày, tuỳ theo khối lượng nước tiểu 24 giờ để điều chỉnh liều lasix cho hợp lý, lượng nước tiểu 24 giờ phải trên 1000 ml, nếu lượng nước tiểu ít hơn phải tăng liều lợi tiểu.
+ Điều trị tăng huyết áp: phải sử dụng các thuốc hạ áp không ảnh hưởng đến chức năng thận, các nhóm thuốc thường dùng là:
– Thuốc ức chế canxi: dùng một trong những thuốc sau:

. Adalat L.A 30mg ´ 1-2 v/ngày.

. Amlor 5 mg ´ 1-2 v/ngày.

. Plendil 5 mg ´ 1-2 v/ngày.

. Madiplot 10 mg ´ 1-2 v/ngày.

– Thuốc ức chế bêta: dùng một trong những thuốc sau:

. Tenormin 50 mg ´ 2-4 v/ngày.

. Concor 5 mg ´ 1-2 v/ngày.

. Dilatrend 25 mg ´ 1-2 v /ngày.

– Lợi tiểu quai: lasix.

Có thể kết hợp hai loại thuốc lợi tiểu khác nhóm, thận trọng khi sử dụng các thuốc ức chế men chuyển, resecpin, guanethidin, hypothazid.

2. Corticoid liệu pháp và các thuốc ức chế miễn dịch:

2.1. Chỉ định:

– Viêm cầu thận mạn tiên phát có hội chứng thận hư.

– Tổn thương thận trong các bệnh hệ thống: luput ban đỏ hệ thống, viêm da-cơ, bệnh tổ chức liên kết hỗn hợp.
– Các bệnh mạch máu: viêm mạch máu dạng nút, bệnh u hạt Wegener.

– Hội chứng Goodpasturê.

– Viêm cầu thận tăng sinh ngoài mao mạch.

2.2. Các thuốc và liều dùng:

+ Corticoid:

– Prednisolon 1-1,5 mg/kg/ngày, uống 1 lần sau khi ăn sáng (6-7giờ sáng), dùng kéo dài cho đến lúc protein niệu âm tính hoặc protein niệu dưới 0,5 g/ngày, sau đó giảm liều dần; thời gian điều trị là 6 tháng.
– Methylprednisolon liều 1000 mg/ngày, tiêm truyền tĩnh mạch, mỗi đợt dùng 3 ngày, mỗi tháng dùng một đợt, có thể dùng trong 6 tháng.
+ Các thuốc ức chế miễn dịch:

– Cyclophosphamide.

. Đường uống: 2-3 mg/kg/ngày ´ 12 tuần.

. Đường tiêm truyền tĩnh mạch: 500-700 mg/m2/ngày, mỗi tháng tiêm truyền một lần.

– Azathioprin 2- 4 mg/kg/ngày ´ 12 tuần.

– 6-mercaptopurine: 2- 4 mg/kg/ngày ´ 12 tuần.

Người ta thường kết hợp 1 loại thuốc corticoid với 1 loại thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài các thuốc corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch, người ta còn sử dụng các thuốc kháng tiểu cầu (persantine-dipyridamole), thuốc chống đông (heparin), các thuốc tiêu fibrine (urokinase, streptokinase).

Bệnh thận - tiết niệu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận