Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp ở người có tuổi

Bệnh lão khoa

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, có đặc điểm tăng sinh hoạt dịch, tạo màng máu và ăn mòn khớp. Tổn thương khớp không hồi phục xảy ra trong thời gian 2 năm đầu phát bệnh, bệnh tiến triển gây đau và biến dạng khớp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Những người bị bệnh khớp thường có biểu hiện sau:

Cứng khớp buổi sáng, cố gắng vận động thì khớp bớt cứng.

Có ít nhất 3 nhóm khớp bị viêm (sưng, nóng, đỏ, dau) cổ tay, vai, gối, cổ chân, bàn chân, bàn đốt chân… và sưng phần mềm quanh khớp.

Viêm khớp bàn chân, bàn tay, bàn đốt, liên đốt.

Viêm khớp đối xứng.

Nốt thấp trên da, thường gặp ở phía dưới khuỷu tay, lưng ngón tay, mặt sau da đầu.

Tìm thây yếu tố dạng thấp trong huyết thanh.

Có tổn thương trên X quang: Khuyết bờ xương, huỷ sụn khớp, khoảng giữa hai đầu xương bị hẹp lại, trục khớp bị lệch.

Khi theo dõi cơ điện thấy xuất hiện 4  trong 7 yếu tố trên là đủ khả năng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Các yếu tố 1, 2, 3 và 4 thường kéo dài trong thời gian 6 tuần.

Nguy cơ của dạng thấp: Nhiều khớp cùng sưng một lượt, tuổi cao, người bệnh kém hiểu biết, người bệnh không hoạt động và càng biểu hiện rõ khi chụp X quang, chúng ta có thể nhận thấy tiến hư khớp nhanh và nhiều.

Khi điều trị cần phối hợp các biện pháp giảm đau, dinh dưỡng phải được cung cấp đầy đủ, tập vận động hợp lý, nâng cao tình trạng tâm lý, cải thiện sinh hoạt. Những thuốc giảm đau chỉ phát huy được hết tác dụng của nó khi có một số điều kiện kèm theo:

Hiệu quả của thuốc ngắn hay dài.

Thuốc được dùng bắt đầu từ liều thấp nhất.

Tránh dùng các loại thuốc kháng viêm cho những người có biến chứng tiêu hoá.

Thuốc khi đã vào cơ thể cần phải qua màng ruột và máu, rồi lại được albumin tải đến vùng khớp bị viêm.

Thuốc còn được lọc qua gan hay thận để chất thừa được thải ra ngoài. Nếu chức năng của gan thận kém, lượng hoá chất tồn đọng trong người có thể gãy những phản ứng phụ nghiêm trọng.

thuốc được truyền khớp qua hệ mạch máu quanh khớp, nếu cơ teo, lưu lượng máu đến khớp giảm, thuốc không được tải đến đủ, hiệu quả thuốc giảm mà phản ứng phụ tăng do lượng thuốc tồn đọng tàng.

Ve dinh dưỡng:

Cần phải tăng sự biến dưỡng để vừa đủ sức tiêu hoá thuốc, vừa chuyển thuốc đến khớp bệnh một cách đầy dủ.

Thức ăn của người bị bệnh khớp: An nhiều trái cây tươi và các loại hạt, hạn chế ăn thịt nhất là thịt bò và thịt gà. Nên ăn nhiều cá nhất là các loại cá biển (vì trong đó có nhiều axit béo omega – 3), giúp làm giảm tình trạng viêm của khớp.

Cần tránh ăn: Măng tre, khoai môn, khổ qua, tôm, cua, ghẹ, không nên uống nước lạnh, nước đá, ruợu.

Tập vận động:

Đa số những ngươi thấp khớp có cơ bị teo, khớp biến dạng, các cơ quan nội tạng ở tình trạng kém hoạt động. Do đó, việc tập hoạt động có vai trò quan trọng trong điều trị. Vận động điểu độ sẽ làm các cơ bớt teo, làm tăng trưởng lực cơ để làm giảm lực chịu trẽn các khớp, lại giúp ăn uống, dinh dưỡng tăng nhờ cơ quan hoạt động hợp lý. Tập luyện tốt sẽ giúp lưu lượng máu đến vùng bị bệnh tăng, thải được các yếu tố gây viêm, hiện tượng viêm đau giảm 30%.

Thời gian điều trị khá lâu (vài tháng và cũng có thể đến vài chục năm), các biến động trong cơ thể làm cho người bệnh bị mất tinh thần, hoạt động bị thu hẹp, thu nhập kém đi, gia đình khó khăn, làm tâm lý bị biến động và trở nên trầm cảm.

Các thuốc giảm đau không viêm làm giảm một lưu lượng lớn Prostaylandin, là chất khá quan trọng trong sự linh hoạt của hệ thần kinh, làm cho người bệnh mất linh hoạt, cần động viên tâm ]ý và khuyến khích tập luyện để làm giảm bớt biến chứng của bệnh và có tác dụng phụ của thuốc đối với hệ thần kinh người bệnh.

Khi khớp bị biến dạng, nhiều khớp bị viêm kéo dài do viêm hoạt mạc mãn tính, hoặc sụn khớp bị phá hư gây nhiều cản trở sinh hoạt hàng ngày, nếu như bệnh nặng thì phải phẫu thuật cắt xương sửa trục, cắt hoạt mạc qua nội soi và có thể thay khớp toàn phần nếu thể trạng bệnh nhân khoẻ.

Chú ý khi điều trị bệnh khớp phải phối hợp các biện pháp sinh hoạt điều độ, dinh dưỡng hợp lý, tập luyện phù hợp với sức khoẻ người bệnh (kể cả xoa bóp), tâm lý, thuốc và phẫu thuật

Bệnh lão khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận