Estrogen

Progesteron

ĐIỀU HOÀ CHỨC NĂNG BUỒNG TRỨNG

  • Bài tiết các hormon của buồng trứng nằm dưới sự kiểm soát của một hệ thống điều hoà trợ động (điều hoà phản hồi) dưới đồi thị-tuyến yên- buồng trứng. Hệ thôrìg điểu hoà này giữ vai trò hàng đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, nhưng những chi tiết của cơ chế điều hoà còn chưa được rõ.
  • Hormon folliculostimulin (FSH: hormon kích thích nang trứng) có tác dụng kích thích những nang trứng nguyên thuỷ (nguyên phát) phát triển trở thành nang trưởng thành (chín), và hormon luteinostimulin (LH) tác động tới pha (giai đoạn) cuối của nang trứng chín. Một đỉnh bài tiết LH sẽ làm rụng trứng chín (nang trứng vỡ và giải phóng trứng chín ra ngoài).

— Vùng dưới đồi thị kiểm soát hoạt động của buồng trứng nhờ LH-RH (Luteinizing Hormone-Releasing Hormone) do chính vùng này sản xuất ra, và những hormon này kích thích tuyến yên bài tiết ra những gonadostimulin (FSH và LH).

  • Sử dụng liên tục estrogen sẽ kìm hãm rụng trứng, có khả năng vì estrogen ức chế tuyến yên bài tiết FSH và vì estrogen làm mất nhịp điệu đều đặn của đỉnh bài tiết LH (bình thường có những đỉnh bài tiết đều đặn gây ra rụng trứng), sử dụng phối hợp estrogen và progesteron (viên ngừa thai uống) cũng kìm hãm rụng trứng. Nếu uống viên tránh thai theo chu kỳ 21 ngày, ngừng nghỉ 5 đến 7 ngày, thì có thể vẫn duy trì được chu kỳ kinh nguyệt.

CÁC TEST CHỨC NĂNG BUỒNG TRỨNG

ĐỊNH LƯỢNG CÁC HORMON TRONG MÁU

  • Estrogen: có thế định lượng estradiol trong huyết tương bằng phương pháp huỳnh quang kế, phương pháp đồng vị phóng xạ, hoặc phương pháp bức xạ-miễn dịch. Có một đỉnh bài tiết estrogen ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, xuất hiện ngay trước lúc trứng rụng, và một đĩnh thứ hai thấp hơn xảy ra sau đó 5 đến 8 ngày, vào giữa pha (giai đoạn) hoàng thể (hoặc pha progesteron).
  • Giảm estrogen: gặp trong trường hợp nhược năng tuyến sinh dục nữ, hội chứng Stein-Leventhal, chán ăn tâm thần. Giảm estrogen sinh lý xảy ra trước dậy thì và sau mãn kinh. v
  • Tăng estrogen: gặp trong ưu năng tuyên sinh dục nữ, chứng dậy thì sớm, u buổng trứng chế tiết, sử dụng thuốc tránh thai hormon, có thai.
  • Progesteron: định lượng bàng phương pháp đồng vị phóng xạ hoặc phương pháp miễn dịch. Hàm lượng progesterone tăng trong pha (giai đoạn) hoàng thè của chu kỳ kinh nguyệt (giữa ngày thứ 5 và thứ 10 trước ngày thấy kinh). Nếu trong thời kỳ này mà hàm lượng giảm rõ rệt thì có thể do không có hoàng thê.
  • Androgen: có thể định lượng được testosteron, androstenedion, hoặc dehydro-epiandrosteron. Hàm lượng của những hormon này thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt (giá trị đạt mức cao ở khoảng giữa chu kỳ) và trong chu kỳ 24 giờ (chu kỳ ngày đêm). Hàm lượng các hormon này tăng trong trường hợp u buồng trứng hoặc u tuyến thượng thận nam tính hoá, và trong hội chứng Stein-Leventhal.
  • Gonadostimulin (LH và FSH):hàm lượng các hormon này thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt (với đỉnh bài tiết LH xảy ra ở ngày thứ 14, vào lúc rụng trứng).
  • Tăng các gonadostimulin: thấy trong nhược năng tuyến sinh dục nữ nguyên phát do nguồn gốc buồng trứng (những hormon của buồng trứng đều thấp, còn các gonadostimulin thì cao).
  • Giảm các gonadostimulin: thấy trong trường hợp nhược năng tuyến sinh dục nữ (buồng trứng) thứ phát có nguồn gốc tuyến yên (cả những hormon buồng trứng và các gonadostimulin đều thấp).
  • Prolactin: tăng trong hội chứng vô kinh-tiết sữa.

ĐỊNH LƯỢNG CÁC HORMON TRONG NƯỚC TIỂU: các phương pháp định lượng estrogen và gonadotrophin toàn phần ngày nay đã bỏ và thay thế bằng những phương pháp định lượng hormon trong huyết tương. Pregnandiol là một sản phẩm chuyển hoá chính của progesteron được đào thải vào nước tiểu dưới dạng liên kết glycuronic, do đó định lượng pregnandiol trong nước tiểu có thể cung cấp những chỉ dẫn (tuy kém tin cậy) về mức độ bài tiết progesteron của hoàng thể. Có một test hoá-miễn dịch nhanh (gọi là LH-color. Organon) có thể phát hiện LH được giải phóng vào nước tiểu vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, và do đó xác định được thời kỳ tối ưu đối với việc thụ tinh trứng.

THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH VỚI CLOMIFEN: clomifen tác động cạnh tranh với estriol tối vùng dưới đồi thị, từ đó giải phóng ra LH-RH và do đó giải phóng các hormon được kiểm soát. Cho người thử sử dụng clomifen 100 mg mỗi ngày, trong 5 ngày liền rồi định lượng FSH, LH, và estriol trong huyết tương vào ngày thứ 7.

THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH VỚI GONADOTROPHIN RAU THAI (HCG): tiêm 5000 đơn vị gonadotrophin 3 lần trong 3 ngày liên tiếp, bình thường hàm lượng progesteron và estradiol trong huyết tương sẽ tăng lên gấp đôi.

THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH BANG GONADOTROPHIN MÃN KINH HOẶC THỬ NGHIỆM NETTER: được thực hiện để đánh giá chức năng của nang trứng; tiêm gonadotrophin mãn kinh (HMG) 150 đơn vị quốc tế trong 3 ngày liền và định lượng estradiol trong huyết tương sau đó 7 ngày và 10 ngày.

THẢM DÒ GIÁN TIẾP CHỨC NĂNG CỦA BUỒNG TRỨNG:

  • Xét nghiệm dịch cô tử cung: nếu dịch cổ tử cung nhiều, nhớt chảy thành sợi, và kết tinh thành hình lá dương xỉ, thì đó là dấu hiệu bài tiết estrogen bình thường, và vào lúc xét nghiệm thì hoàng thể chưa hình thành.
  • Khảo sát đường biểu diễn thân nhiệt (biểu đồ kinh nguyệt): đo nhiệt độ cơ thể ở trực tràng mỗi ngày hai lần sáng và tối. Vào ngày rụng trứng thì thân nhiệt thường tăng lên khoảng 0,2-0,5°C, mức tăng thân nhiệt này sẽ duy trì cho tới ngày hành kinh, và tình trạng đó chứng tỏ bài tiết progesteron bình thường trong pha (giai đoạn) hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt. Khảo sát biểu đồ kinh nguyệt được thực hiện nhằm:

+ Xác định thời kỳ rụng trứng để thực hiện test sau-giao hợp (xem test này) hoặc để thực hiện thụ tinh nhân tạo. Trong trường hợp có thai, thì tình trạng tăng thân nhiệt nói trên sẽ duy trì quá ngày thứ 29.

+ Thăm dò chức năng hoàng thể và theo dõi kết quả điều trị vô sinh bằng hormon.

+ Chẩn đoán vô kinh: nếu thân nhiệt thấp thì có thể loại trừ giả thiết có thai (tắt kinh).

+ Sử dụng phương pháp tránh thai: giao hợp bắt đầu từ ngày thứ 3 của thời kỳ tăng thân nhiệt.

  • Sinh thiết nội mạc tử cung: xét nghiệm được chỉ định trong trường hợp: rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, và sẩy thai tái diễn nhiều lần. Chống chỉ định sinh thiết niêm mạc tử cung trong trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh dục hoặc nghi ngờ có thai. Sinh thiết được thực hiện vào pha (giai đoạn) hoàng thể của chu kỳ kinh. Có thể quan sát thấy những bất thường sau đây:

+ Nội mạc phát triển không đều trong pha trước hành kinh: thấy trong một số trường hợp vô sinh.

+ Giảm sản hoặc teo nội mạc tử cung: xảy ra trong trường hợp buồng trứng giảm bài tiết toàn phần.

+ Tăng sản nội mạc: bài tiết estrogen kéo dài, không cân bằng với bài tiết progesterone.

+ Có hình ảnh viêm: viêm nội mạc tử cung.

  • Xét nghiệm phiến đồ dịch âm đạo: ít có ý nghĩa trong chẩn đoán nội tiết.
Bài trướcThăm dò chức năng của tinh hoàn trong chẩn đoán
Bài tiếp theoNội tiết tố liên quan đến vấn đề sinh sản Nam giới

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.