Ý dĩ

Vị thuốc Đông y
Ý dĩ nhân
Ý dĩ nhân

Tên khoa học

Coix lachryma jobi L. Họ Lúa (Poaceae).

Ý dĩ nhân ( 薏苡仁 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Ý dĩ nhân (Xuất xứ: Bản kinh).

+ Tên khác: Giải lễ (解蠡), Khởi thực (起实), Cống mễ (赣米), Cảm mễ (感米), Ý châu tử (薏珠子), Hồi hồi mễ (回回米), Thảo châu nhi (草珠儿)、Bồ đề tử (菩提子)、Cống châu (赣珠), Tất đề châu (必提珠), Khỉ thật (芑实), Ý mễ (薏米), Mễ nhân (米仁), Ý nhân (薏仁), Dĩ nhân (苡仁), Dĩ mễ (苡米), Thảo châu tử (草珠子), Lục cốc mễ (六谷米), Ý dĩ nhân (薏苡仁).

+ Tên Việt Nam: Bo bo, hạt bo bo.

+ Tên Trung văn: 薏苡仁 YIYIREN

+ Tên Anh Văn: Coix Seed, Seed of Jobstears

+ Tên La tinh: Coix lacryma-jobi L.var.ma-yuen(Roman) stapf,[C.ma-yuen Romanet;C.lacryma-jobi L.var.frumentacea Makino].

+ Nguồn gốc: Là nhân hạt của Ý dĩ, thực vật họ Hòa Bổn (Gramineae).

Ý dĩ Coix lacryma-jobi L

Dược liệu Ý dĩ SEMEN COICIS

Thu hái

Mùa thu sau khi quả đã chín, cắt lấy cả gốc cây , phơi khô, đánh rơi quả, bỏ đi vỏ ngòai và vỏ ngòai sắc vàng nâu, bỏ tạp chất, thu nhặt nhân hạt, phơi khô.

Bào chế

– Trung dược học: Sao hoặc dùng sống.

– Ý dĩ nhân sao: Lấy Ý dĩ nhân sạch bỏ vào trong nồi dùng lửa nhỏ sao đến sắc hơi vàng, lấy ra để nguội là được. Hoặc dùng vỏ trấu cùng sao cũng được (Mỗi 100 cân Ý dĩ sạch, dùng vỏ trấu 10 cân).

Phân biệt tính chất, đặc điểm

Hạt ý dĩ
Hạt ý dĩ

Hạt ý dĩ có hình trứng bè hoặc hình bầu dục dài; dài 4 – 8mm, rộng 3 – 6mm. Bề mặt màu trắng đục, có ánh quang, đôi khi còn sót cả vỏ hạt màu be vàng. Một đầu tròn tầy, đầu kia tương đối rộng mà hơi lõm, có một rốn hạt hình chấm nhỏ màu nâu nhạt. Phía lưng tròn lồi, phía bụng, có một khe dọc khá rộng và sâu. Chất rắn chắc, mặt cắt màu trắng, có tinh bột. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt. Loại nào hạt to, màu trắng, lành lặn, không sứt sẹo, không có mày hoặc tạp chất bám vào là loại tốt.

Bảo quản

Vị thuốc này hút ẩm, dễ mốc, mọt, nên để chỗ khô ráo thoáng gió, phòng chuột.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

– Bổn phẩm hàm chứa chất dầu béo, coixenolide, colxan A, B, C và amino acid, vitamin B1 v.v…(Trung dược học).

– Nhân hạt hàm chứa protein 16,2%, chất béo 4, 65%, carbohydrate 79,17 %, lượng ít vitamin B1 (330 vi lượng%). Hạt hàm chứa amino acids (là leucine, lysine, arginine (Arg), tyrosine v.v…), coixol, coixenolide, hợp chất triterpenoid (Trung dược đại từ điển).

  1. Tác dụng dược lý:

– Thuốc sắc Ý dĩ nhân, cồn và chất chiết acetone có tác dụng ức chế rõ đối với tế bào ung thư. Coixenolide có tác dụng ức chế đối với tiểu trường. Dầu béo của nó có thể làm hạ thấp đường huyết và canxi huyết thanh, và có tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh, giảm đau (Trung dược học).

– Chất chiết cồn Dĩ nhân tiêm vào xoang bụng có tác dụng ức chế rõ rệt ung thư bụng nước Ehrlich (Ehrlich ascites carcinoma) ở chuột con, và có thể kéo dài thời gian sinh tồn động vật (Dược học văn trích (5) : 129, 1960)

Theo các nghiên cứu hiện đại, hạt ý dĩ có thể tăng cường chức năng miễn dịch, giảm lượng đường trong máu và lượng calci trong huyết thanh, ức chế sự sinh trưởng của tê bào ung thư, đối với mạch máu tim và dạ con có tác dụng hưng phấn, có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, trấn tĩnh.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Ngọt, nhạt, mát.

– Trung dược học: Ngọt, nhạt, mát.

– Bản kinh: Vị ngọt, hơi lạnh.

– Biệt lục: Không độc.

– Thực liệu bản thảo: Tính bình.

– Bản thảo chính: Vị ngọt nhạt, khí hơi mát.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tỳ, Phế, Thận.

– Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Vị, Phế.

– Cương mục: Dương minh.

– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào Phế, Tỳ, Can, Vị, Đại trường.

– Bản thảo tân biên: Vào 2 kinh Tỳ, Thận.

Công dụng và chủ trị

Cây ý dĩ thân thảo, có dáng gần giống cây ngô
Cây ý dĩ thân thảo, có dáng gần giống cây ngô

Kiện Tỳ, bổ Phế, thanh nhiệt, lợi thấp.

Trị tiết tả, thấp tý, gân mạch co rút, co duỗi không lợi, thủy thũng, cước khí, Phế nuy, phế ung, trường ung, lâm trọc, bạch đới.

– Bản kinh: Chủ gân co rút gấp , không thể co duỗi, phong thấp tý, hạ khí.

– Biệt lục: Trừ tà khí gân xương tê, lợi trường vị, tiêu thủy thũng, khiến người ăn được.

– Dược tính luận: Chủ Phế nuy Phế khí, ói mủ máu, ho nước mũi nước bọt thượng khí. Sắc uống phá độc sưng năm khe.

– Thực liệu bản thảo: Trừ can thấp cước khí.

– Bản thảo thập di: Ôn khí, chủ tiêu khát. Giết giun đũa.

– Cương mục: Kiện Tỳ ích Vị, bổ Phế thanh nhiệt, trừ phong thắng thấp. Thổi cơm ăn, trị khí lạnh; sắc uống lợi tiểu tiện nhiệt lâm.

– Dược lý học quốc dược: Trị trong bao tử tích nước.

– Trung Quốc dược thực đồ giám: Trị phổi thủy thũng, viêm màng phối tính thấp, bài tiết nước tiểu trở ngại, bệnh ruột bao tử mạn tính, lóet mạn tính.

Liều dùng và cách dùng

Sắc uống , 9~ 30g. Thanh lợi thấp nhiệt nên dùng sống, kiện Tỳ cầm tiêu chảy nên dùng sao.

Kiêng kỵ

– Trung dược đại từ điển: Tỳ ước đại tiện khó và đàn bà có thai dùng thận trọng.

– Trung dược học: Người tân dịch không đủ dùng thận trọng.

– Bản thảo kinh sơ: Phàm người bệnh đại tiện khô ráo, tiểu nước ngắn ít, chuột rút do hàn, tỳ hư không thấp kỵ vậy. Đàn bà có thai cấm dùng.

– Bản thảo thông huyền: Hạ lợi hư mà hạ hãm, không nên dùng vậy.

  • Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người nào ỉa táo, đái són mà ít, do bị rét mà chuyên gân, tỳ hư vô thấp kiêng dùng. Phụ nữ có mang cấm dùng.

Dùng thuốc phân biệt

Ý dĩ nhân và Phục linh: Công năng gần như giống nhau, đều lợi thủy tiêu thũng, thấm thấp, kiện Tỳ. Tuy nhiên Ý dĩ nhân tính mát mà thanh nhiệt, bài trừ mủ mà tiêu ung nhọt, còn chuyên trừ tý. Mà Phục linh tính bình, và lại bổ ích Tâm Tỳ, ninh Tâm an thần.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị bệnh tòan thân đau nặng, phát sốt, quá trưa phát nặng, gọi là Phong thấp, bệnh này thương tổn do ra mồ hôi gặp phải gió, hoặc tổn thương lâu ngày bị lạnh gây ra: Ma hòang (bỏ mắt) nửa lượng (nước sôi ngâm), Cam thảo 1 lượng (chích), Ý dĩ nhân nửa lượng, Hạnh nhân 10 cái (Bỏ vỏ, đầu nhọn, sao). Thuốc trên nghiền như hạt đậu mè, mỗi lần uống 4 chỉ, nước 1 chén rưỡi, nấu còn 8 phân, bỏ bã uống ấm, có chút mồ hôi tránh gió.

(Kim qủy yếu lược – Ma hòang Hạnh nhân Ý dĩ Cam thảo thang)

+ Phương thuốc 2:

Trị phong thấp tý khí, chi thể nuy tý, lưng cột sống mỏi đau: Ý dĩ nhân 1 cân, Tang kí sinh thật, Đương qui thân, Xuyên Tục Đọan, Thương truật (tẩm nước gạo sao) đều 4 lượng. Phân làm 16 tể, sắc nước uống.

(Quảng tế phương).

+ Phương thuốc 3:

Trị phong thấp lâu ngày, bổ chính khí, lợi ruột bao tử, tiêu thủy thũng, trừ tà khí trong ngực, trị gân mạch co rút: Ý dĩ nhân nghiền bột, cùng gạo tẻ nấu cháo, ngày ngày ăn vậy.

(Cương mục: Ý dĩ nhân chúc).

+ Phương thuốc 4:

Trừ phong thấp, mạnh gân xương, kiện Tỳ Vị: Bột Ý dĩ nhân, cùng Khúc mễ cất rượu, hoặc túi đựng nấu rượu uống vậy.

(Cương mục).

+ Phương thuốc 5:

Trị thủy thũng suyễn gấp: Úc lý nhân 2 lượng, nghiền, lọc lấy nước, nấu cơm Ý dĩ nhân, ngày ăn 2 lần vậy.

(Độc hành phương).

+ Phương thuốc 6:

Trị phế nuy nhổ máu mủ: Ý dĩ nhân 10 lượng, chày giã vụn, nước 3 thăng, sắc 1 thăng, bỏ vào chút ít rượu uống vậy.

(Mai sư tập nghiệm phương).

+ Phương thuốc 7:

Trị Phế ung khạc máu: Ý dĩ nhân 3 đài. Giã nát, nước 2 chén lớn, cho vào chút ít rượu, phân 2 lần uống.

(Tế sinh phương)

+ Phương thuốc 8:

Trị sa thạch nhiệt lâm, đau không chịu được: Ngọc thuật (hạt, lá, rễ đều có thể dùng), nước sắc uống nóng, tháng hè uống lạnh, lấy thông làm độ.

(Dương thị kinh nghiệm phương).

+ Phương thuốc 9:

– Chủ trị: Màng bao tinh hòan ứ dịch.

– Thành phần: Sinh Ý dĩ 40g, Biển súc 30g

– Cách dùng: Sắc nước phân 3 lần uống, uống liền 7 ngày.

+ Phương thuốc 10:

– Chủ trị: Bướu giáp.

– Thành phần: Ý dĩ nhân 50g, Hải đới 30g, Bạch giới tử 10g (vải gói). Đậu hủ trắng 2 miếng.

– Cách dùng: Thêm nước nấu cách thủy cho nhừ, bỏ Bạch giới tử, phân 2 lần uống.

+ Phương thuốc 11:

Da sần sùi lấy ý dĩ nhân sao khô, nghiền thành bột, 01 ngày 3 lần, mỗi lần uống 2 muổng cafe, kiên trì 2 tuần, có thể làm cho da dẻ mịn màng. Phương này trị mụn cóc cũng có hiệu quả.

+ Phương thuốc 12:

Mụn cóc dùng Ý dĩ nhân

Lấy ý dĩ 50g, sau khi nấu chín (hạt Ý dĩ vừa mới nở bung ra), cho thêm chút đường trắng, ăn hết Ý dĩ và nước, mỗi ngày 1 thang, trẻ em tùy theo bệnh tình mà giảm liều.

+ Phương thuốc 13: Ung thư bao tử dùng Gạo lức, Ý dĩ nhân, Đậu đỏ

Ung thư bao tử lấy Gạo lức, Ý dĩ nhân, Đậu đỏ theo tỷ lệ 5:3:2, dùng nồi áp suất nấu chín, làm món ăn chính, có hiệu quả.

+ Phương thuốc 14:

Trong thời gian dùng hóa trị cấp cho thuốc sữa Ý dĩ nhân, điều trị ung thư thực quản, ung thư bao tử, ung thư kết, trực tràng có hiệu quả tốt.

(Tạp chí ung bướu 200, 3: 232)

+ Phương thuốc 15:

Dùng nước đường (xi rô) Ý dĩ nhân, trong 100g hàm chứa lượng thuốc sống tương đương 50g, uống, mỗi lần uống 20 ~ 40 ml, mỗi ngày 3 lần, trẻ co châm chước giảm. Lâm sàng dùng thử vào ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư bao tử, ung thư cổ tử cung, ung thư thượng bì màng nhung mao v.v…có hiệu quả.

(Kháng nham Trung thảo dược chế tể 182, 1984)

+ Phương thuốc 16:

Ý dĩ nhân, Đại thanh diệp, Bản lam căn, Thăng ma, sắc nước uống, điều trị hột cơm mềm (molluscum contagiosum) truyền nhiễm, hột cơm bẹt có hiệu quả tốt.

(Lâm sàng bì phu khoa tạp chí, 1985, 6: 341)

+ Phương thuốc 17:

Ý dĩ nhân sắc nước uống có thể điều trị viêm túi họat dịch đốt xương chậu.

(Tạp chí Trung y, 1987, 1: 66)

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng

Dĩ nhân chúc (cháo hạt ý dĩ)

Dĩ nhân 30g – Gạo tẻ 30 – 60g

Nấu cho đặc, ăn 1 lần. Ngày 1 thang.

Chữa bệnh tỳ hư án kém, phù nề, phong thấp đau tê, co duỗi khó khăn, tiêu khát

Dĩ nhân bách hợp chúc (cháo bách hợp, hạt ý dĩ)

Hạt ý dĩ 50g – Bách hợp 6g

Cho nước vừa phải nấu cháo, trộn đường trắng hoặc mật ong vừa phải ăn.

Dùng cho người da mọc mụn hột com, tàn hương, trứng cá, phát ban.

Châu ngọc nhị bảo chúc (cháo châu ngọc lưỡng bảo)

Hạt ý dĩ tươi 100g – Sơn dược 100g

Thị sương (xem chú thích trang 36) 24g

Sơn dược và hạt ỹ dĩ giã nát, nấu chín, pha thêm thị sương vào, ăn tùy thích. Dùng cho người tỳ vị khuy tổn, không thiết ăn uống, hư nhược lao bị họ và âm hư.

Dĩ mễ đồn trư đề (hạt ý dĩ hầm chân giò)

Hạt ý dĩ 50g – Chân giò 2 cái

Hầm lên ăn. Dùng cho người bị tê thấp, cước khí, sưng đau lên nhọt

Dĩ mễ liên thang (thang ý dĩ hạt sen)

Hạt ý dĩ, hạt sen, khiếm thực: 120g mỗi vị

Cho vào nồi đất, đổ vào 1200ml nước, đun vừa lửa cho mềm;

Lấy 1 chiếc nồi khác, cho 120g nước, 120g đường phèn nấu lên thành mật. Đổ lẫn 2 thứ với nhau cùng nấu lên. Ăn bình thường. Có tác dụng bồi bổ, khoẻ mạnh cường tráng và làm cho khuôn mặt xinh đẹp.

Dĩ mễ cát ngạnh tán

Hạt ý dĩ 50g – Cát ngạnh 50g

Nghiền bột mịn. Chấm vào lỗ răng sâu, chữa sâu ràng.

Dĩ mễ sơn dược chúc (cháo sơn dược hạt ý dĩ)

Hạt ý dĩ 150g – Sơn dược 150g

Gạo tẻ 150g

Cho nước vừa phải, nấu cháo, nêm muối cho vừa; ăn ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng cho người tỳ vị bất thích, không thiết ăn uống.

Dĩ mễ bạch quả nhân (hạt ý dĩ bạch quả nhân)

Hạt ý dĩ 100g – Bạch quả nhân 12g

Cho nước vừa phải, đun chín tới, pha đường trắng hoặc đường phèn vào ăn.

Dùng cho người bị mụn hột cơm, tỳ hư ỉa chảy, ho suyễn có đờm, đái dắt, đái đường và ung thư dạ dày, ung thư thực quản.

Dĩ mễ kháng nham thang (thang hạt ý dĩ chống ung thư)

Hạt ý dĩ 30g – Phô địa cẩm 30g

Sinh địa 12g – Hạ khô thảo 15g

Nguyên sâm 12g – Quất hồng 10g

Rễ cỏ tranh 30g – Quất hạch 10g

Thất diệp nhất chi hoa 15g

Bạch hoa sà thiệt thảo 30g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng cho người ung thư phổi.

Dĩ mễ đông qua bì thang (thang hạt ý dĩ vỏ bí đao)

Hạt ý dĩ 30g – vỏ bí đao 30g

Xa tiền thảo 15g

Sắc uống ngày 1 thang, 7 ngày là 1 liệu trình. Dùng cho các loại phát ban.

Dĩ mễ ty giới chúc (cháo hạt ý dĩ ty giới)

Hạt ý dĩ 30g – Ty giới 10g

Gạo lức 100g

Ty giới sắc riêng lấy nước, nấu chung với hạt ý dĩ, gạo lức thành cháo. Buổi sớm ngủ dậy lấy làm bữa ăn sáng.

Dùng để chữa các bệnh đái cặn, đái đục hoặc có các vật trơn tuột ra, niệu đạo nóng rát.

Dĩ mễ mã xỉ hiện chúc (cháo hạt ý dĩ, rau sam)

Hạt ý dĩ 30g – Rau sam 30g

Củ cải thái mỏng 30g

Cho nước vừa phải, nấu cháo. Uống ngày 1 lần. 1 liệu trình là 1 tháng.

Dùng cho người bị viêm da do tràn mỡ.

Dĩ’mễ phòng phong trà (trà phòng phong, hạt ý dĩ)

Hạt ý dĩ 30g – Phòng phong 15g

Sắc lấy nước, uống thay trà.

Dùng cho người phong thấp dẫn tới các khớp chân, khớp tay trở nên nặng và đau, hoặc hơi đau, phát sốt.

Nhị nhân phạm (cơm lưỡng hạt)

Hạt ý dĩ 500g – Hạt uất lý 100g

Cho nước vào nấu com hạt ý dĩ. Chia 2 ngày ăn bằng hết.

Dùng cho người phù nề, hen suyễn.

Dĩ mễ, ký sinh thang (thang hạt ý dĩ, tầm gửi)

Ý dĩ 500g – Xuyên đoạn 200g

Tầm gửi cây dâu 200g – Xương truật 200g.

Đương qui thân 200g

Chia thành 16 tễ. sắc uống ngày 1 tễ, chia 3 lần.

Dùng cho người bị viêm thấp khớp, người và chân tay tê dại, đau xương sống.

Dĩ mễ lăng giác chúc (cháo củ ấu, hạt ý dĩ)

Hạt ý dĩ 30g

Táo tầu 10 quả

Củ âu 15g

Bong cá chiên (hoàng ngư biễu) 5g

Nấu chung thành cháo ăn. Ngày 1 thang, chia 3 lần. Ăn thường xuyên có thể chữa được bệnh ung thư cổ tử cung do can thận âm hư sinh ra.

Dĩ mễ sơn tra chúc

Hạt ý dĩ 30g – Biển đậu sao 15g

Sơn tra 15g – Đường đỏ vừa phải

Nấu chung thành cháo ăn, ngày 1 thang, mỗi tháng uống liền 7 – 8 thang.

Dùng cho người đàm thấp, ứ trệ dẫn tới tắc kinh.

Dĩ mễ tiểu đậu chúc (cháo hạt ý dĩ tiểu đậu)

Hạt ý dĩ 50g – Hoàng kỳ sao 25 – 50g

Tiểu đậu đỏ 50g – Gạo tẻ vừa phải.

Nấu cháo ăn tuỳ thích. Dùng cho người viêm thận mạn.

Dĩ mễ giảm phì trà (trà hạt ý dĩ giảm béo)

Hạt ý dĩ tươi 10g – Lá sen 60g

Sơn tra tươi 10g – Trần bì 5g

Nghiền chung thành bột mịn, hãm nước sôi uống thay trà, ngày 1 thang. Uống liên tục trong 3 tháng.

Dùng cho người béo đơn thuần, người có lưọtig mỡ cao trong máu.

Dĩ mễ đông qua thang (thang hạt ý dĩ, bí đao)

Hạt ý dĩ 100g – Bí đao 500g

Nấu lên, ăn thuốc, uống thang. Ngày 1 lần, hoặc cách 1 ngày 1 lần. Pha thêm hoặc đường hoặc muối cho vừa.

Dùng cho người mùa hè mọc đầy rôm sẩy, bàng quang thấp nhiệt, đái són, nước đái vàng, và dùng cho người bụng trướng nước, ung thư dạ con, ung thư lưỡi…

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận