Trần bì

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Citrus deliciosa Tenore. Họ khoa học: Họ Cam (Rutaceae).

Tên thường dùng: Trần bì, quất bì, quảng trần bì, tần hội bì, vỏ quýt

(Vỏ quýt để lâu năm)

Tên tiếng Trung: 陈皮

Mô Tả:

Trần bì
Trần bì

Cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn mọc so le, mép khía răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hơi dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ. Vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt.

Trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta. Nhiều nhất tại các tỉnh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Cao Lạng.

Dùng vỏ quả và lá; vỏ quả để khô thường gọi là Trần bì.

Thu hái:

Thu hái quả tháng 11-1 năm sau.

Bộ phận thường dùng:

Vỏ quả chín khô (Pericrpium Citri Reticlatae).

Mô tả dược liệu:

+ Trần bì: Thường cắt thành 4 miếng, mỗi miếng phần nhiều là hình bầu dục, chỗ cuống quả liền lại, có lúc miếng vỏ tách rời ra hoặc thành xiên méo. Mặt ngoài mầu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì dòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng. Mùi thơm, vị hơi ngọt sau đó thấy đắng, cay (Dược Tài Học).

+ Quảng Trần Bì: Thường bóc thành 5 miếng, hoặc xé rời từng miếng. Mặt ngoài mầu tía nâu hoặc nâu hồng nhạt, nhiều đường nhăn, có điểm lõm hình tròn, đưa ra sáng thấy hơi thấu sang. Mặt trong mầu vàng trắng ngà, lồi lõm, có những gân xơ không đều, cũng có điểm nhỏ lõm xuống. Mềm nhũn, khó bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng (Dược Tài Học).

Bào chế:

  • Rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu càng tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Rửa sạch (không rửa lâu), lau, cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng vừa cho khô. Sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, dạ dầy đau). Có khi tẩm mật ong hoặc muới, sao qua để dùng [trị ho] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm.

Thành phần hóa học:

+ Limonene, b-Myrcene, Piene, a-Terpinene, a-Thujene, Sabinene, Octanal, a- Phellandrene, p-Cymene, a-Ocimene, g-Terpinene, Terpinolene, Linalool, 3,7- Dimenthyl-7-Octenal, 4-Terpineol, a-Terpineol, Decanal, Citronellol, 4-1, 1- Dimenthylrthyl-Benzenemethanol, Perillaldehyde, Carvacrol, a-Farnesene, Benzyl alcohol, Nerol, Octanol, Thymol, Citronella, Sabinene hydrate (lưu Văn Tù, Trung Dược Tài 1991, 14 (3): 33).

+ b-Sistosterol, Limonin, Ferulic acid, 5, 5’-Oxydimethylene-bis (2-Furaldehyde) (Iimuma M và cộng sự, Chem Phar Bull 1980, 28 (3): 717).

+ Hesperidin, Neohesperidin, Citromitin (Chaliha B R và cộng sự C A, 1967, 66: 5534e).

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột: Tinh dầu Trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm gĩan cơ trơn của dạ dày và ruột (Trung Dược Học).

+ Tác dụng khu đàm, bình suyễn: Thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch tiết, làm loãng đờ, dễ khạc ra. Xuyên trần bì làm gĩan phế quản, hạ cơn hen. Dịch cồn chiết xuất Quất bì với nồng độ 0,02g (thuốc sống) /ml hoàn toàn ngăn chậ được cơn co thắt phế quản chuột lang do Histamin gây nên (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng viêm, chống loét: Thành phần Humulene và a-Humulenol acetat có tác dụng như Vitamin P. Chích Humuiene vào ổ bụng chuột nhắt với liều 170 – 250mg/kg, có tác dụng làm giảm tính thấm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng.Chích 10mg Humulene vào ổ bụng một con chuột nhắt cũng có tác dụng kháng Histamin, gây tính thẩm thấu của thành mạch. Chất a-Humulenol acetat có tác dụng chống loét rõ và làm giảm tiết dịch vị trên mô hình gây loét dạ dày bằng cách thắt môn vị (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: nước sắc Trần bì tươl và dịch Trần bì chiết cồn với liều bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế, nếu chích thuốc nhanh vào tĩnh mạch thỏ và chó, huyết áp tăng cao, nhưng bơm vào dạ dày thì không có tác dụng đó (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng khuẩn: Quảng trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết (Trung Dược Học).

Ngoài ra, Trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Liều dùng: 4 – 12g. Kiêng kỵ:

Thực nhiệt, khí hư, ho khan do âm hư, thổ huyết: kiêng dùng (Trung Dược Học).

Không có thấp, không có đờm, không ứ trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Khí vị:

Vị cay, đắng, khí ôn, không độc, vị bạc mà khí hậu, giáng xuống nhiều, đưa lên ít, là âm ở trong dương dược, vào kinh Thủ thái âm và Túc thái âm, Túc dương minh, Bạch đàn làm sứ.

Chủ dụng:

Trần bì chữa ở phần cao, Thanh bì chữa ở phần thấp, người thể thực, đờm khí bế tắc uống thì tốt, nếu để cùi trắng thì bổ Dạ dày, điều hòa trung tiêu mà giúp Tỳ khí, bỏ cùi trắng thì tiêu đờm, lợi trệ mà chữa Phế Tỳ là mẹ đẻ ra nguyên khí, Phế là cái khóa để giữ khí, cho nên nó chuyên điều hòa mọi khí, không thể tách rời hai kinh đó. Chữa cước khí xung Tâm, trừ nhiệt lưu ở Bàng quang, lợi đường nước, thông 5 chứng lâm, giải độc Rượu, trừ sán xơ mít, tiêu thức ăn tích trệ, tiêu đờm, khai Vị, hạ khí xuống, chữa hoắc loạn thổ tả, ôn đươc, bổ được, hòa được, có công to lớn.

Hợp dụng:

Cùng dùng với Bạch truật, Bán hạ thì thẩm thấp mà mạnh cho Tỳ và Vị, cùng Cam thảo, Bạch truật dùng ít thì bổ cho Tỳ và Vị, nếu dùng nhiều, dùng độc vị thì lại tả Phế; cùng dùng với Can khương để trị nấc vì hàn, cùng dùng với Thương truật, Hậu phác để trừ tà từ Vị đến Cách mạc, lồng ngực, lại gia thêm những loại như Sinh Khương, Thông bạch, Ma hoàng thì tán được tà còn rớt lại trong cơ nhục cho đến ngoài da, vì cho vào thuốc bổ khí thì ích khí, cho vào thuốc tiết khí thì phá khí, cho vào thuốc tiêu đờm thì trừ đờm, cho vào thuốc tiêu tích thì tiêu thức ăn tích trệ, tức là theo từng thuộc loại của nó.

Cấm kỵ:

Phàm chứng âm hư, hoặc dương hư, cũng như bệnh thế âm dương sắp thoát thì không dùng nó được.

Cách chế:

Thứ lâu năm thì tốt, thứ đã để được một năm cũng dùng được, muốn cho di xuống hạ tiêu thì tẩm nước Muối, Phế táo thì tẩm Đồng tiện phơi khô, dùng thường thì sao chín.

Nhận xét:

Thanh bì tính hơi mạnh không nên dùng nhiều, giống người tuôi trẻ không khỏi táo bạo, đến khi trưởng thành là Quất bì, cũng như người tuổi già thì sức lực giảm bớt. để lâu năm là Trần bì thì khí táo đã tiêu hết.

Phụ

QUẤT HẠCH (Hạt Quýt)

Là thuốc hay nhất để chữa chứng đau eo lưng, Bàng quang sán khí, tán bột uống với Rượu 5đ.

QUẤT BÌ

(Vỏ Quýt)

Là vị thuốc rất hay để hành khí ở Can, tan ung nhọt ở vú, ung nhọt ở hông sườn, vắt lấy nước mà dùng.

THANH BÌ

(Quả Quýt non phơi khô). Vị rất đắng mà cay, khí ôn, không độc, chìm mà giáng xuống, là dương ở trong âm dược, vào kinh Túc thiếu dương, là thuốc dẫn kinh của Quyết âm, chủ phá khí trệ, lợi cho khí của Tỳ và Vị, tiêu thức ăn, trừ khí tích kết ở Cách mạc, ngăn trướng đau ở bụng dưới, lại là dược khí của Can, trị đau bên hông sườn, sán khí và dập tắt chứng kinh động do đờm hỏa. (Nên dùng 2-3 phân).

Lý Đông Viên nói:

Phá được khí trệ càng ở chỗ thấp lại càng hay, trừ chứng tích càng ở dưới lại càng tốt, khí hư yếu thì dùng ít, vì có khí trệ thì phá khí trệ, không có khí trệ thì làm tổn hại chân nguyên, chứng khí đoản thì tuyệt đối cấm dùng.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Hòa tễ cục phương”

Bài Bình vị tán

Thương truật 6-12g, Hậu phác 4-12g, Trần bì 4-12g, Trích Cam thảo 4g. Sinh Khương 2-3g, Đại táo 4-6g.

Thường chuyển thành thuốc thang, sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng kiện Tỳ, táo thấp, hành khí, đạo trệ.

Trị chứng Tỳ, Vị thấp trệ, có triệu chứng bụng đầy, miệng nhạt, buồn nôn, nôn, chân tay mệt mỏi, đại tiện lỏng. rêu lưỡi trang nhớt, dày.

Trên lâm sàng thường dùng chữa Vị, Trường viêm cấp hoặc mạn tính, rối loạn thần kinh dạ dày, loét Dạ dày, Tá tràng, viêm Thận, viêm Gan siêu vi, xơ Gan cổ trướng, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp Tim, mất ngủ, ho gà, bế kinh, nói chung những bệnh do hàn thấp gây ra.

Trường hợp thấp nhiệt nặng gia Hoàng cầm, Hoàng liên. Nếu thực tích, bụng đầy, đại tiện táo kết thêm Đại phúc bì, La bặc tử, Chỉ xác để hạ khí, thông tiện.

Bên trong có thấp trệ, kèm ngoại cảm có triệu chứng nôn, bụng đầy, sốt, sợ lạnh thêm Hoắc hương, Bán hạ để giải biểu hóa trọc, gọi là bài Bất hoán kim chính khí tán.

Sốt rét, thân mình nặng đau, lạnh nhiều, nóng ít. mạch nhu dùng bài này hợp với bài Tiểu sài hồ để chữa gọi là bài Sài bình tham.

Bài Bình vị tán gia Tang bì gọi là bài Đổi kim ẩm tử. trị chứng Tỳ Vị thấp, người nặng, da phù

Những người hư hao nhiều vì chứng bệnh khác làm rối loạn tiêu hóa thì không dùng bài Bình vị tán.

“Hòa tễ cục phương” Bài Nhị trần thang

Bài Nhị trần thang

Bán hạ 8-12g, Trần bì 8-12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g, Sinh Khương 46g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng táo thâp, hóa đàm, lý khí, hòa trung.

Đàm âm sinh bệnh, bệnh sinh đàm ẩm, cho nên có thể nói: bệnh đàm thấp rất phổ biến. Đàm do thấp, thấp ở Vị làm nôn mửa, ở Phê sinh ho, ở Thận sinh phù, ở Can sinh bôn đôn, ở Tâm sinh rối loạn thần kinh.

Thông thường dùng bài này hóa đờm, hòa Vị, chữa sa Dạ dày, nôn mửa, ốm nghén, khí uất, say Rượu, rối loạn tiêu hóa, đau bên đầu, đau ngực, đau vùng dưới Tim, dưới nách, ho hen, viêm Phế quản mạn, viêm Gan mạn, viêm tủi Mật mạn, viêm họng tắt tiếng, trẻ nhỏ chảy nước dãi và bệnh ngủ nhiều.

Người ta phân biệt đờm xanh là phong đờm, đờm trong và lạnh là hàn đờm, đờm trắng là thấp đờm, đờm vàng là nhiệt đờm. Nếu thuộc hàn đờm thêm Can Khương, Tế tân để ôn hóa đờm. Nếu thuộc nhiệt đờm thêm Qua lâu, Bối mẫu, Hoàng cầm đe thanh nhiệt hóa đờm. Nếu thuộc thực đờm thêm La bặc tử, Chỉ xác để tiêu thực, hóa đờm.

Viêm Phế quản mạn tính, rêu lưỡi trắng nhớt thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bách bộ, Cát cánh, Sa nhân để giáng khí hóa đờm, chỉ khái.

Bài Nhị trần thang gia thêm Đương quy 8-12g, Thục địa 16- 20g gọi là bài Kim thủy luc quân tiễn có tác dụng dưỡng Tâm huyết, hóa đờm, trị Phế, Thận âm hư, Tỳ thấp sinh đờm, ho suyễn, đờm nhiều, nôn, họng khô, miệng ráo.

“Phụ nhân lương phương”

Bài Lục quân tử thang

Nhân sâm 8g, Bạch truật 8g, Bạch linh 8g, Trích Cam thảo 4g, Trần bì 4g, Bán hạ 4g. sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Có tác dụng kiện Tỳ, bô khí, hòa trang, hóa đàm. Trên lâm sàng thường dùng cho người Tỳ Vị hư yếu, đờm thấp, viêm Dạ dày mạn, loét Tả tràng, viêm phế quản mạn tính, rói loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy, đục thủy tinh thê.

“Tỳ Vị luận”

Bài Bổ trung ích khí thang

Hoàng kỳ 20g, Nhân sâm (bỏ cuống) 8g, Bạch truật 12g, Đương quy 12g, Thăng ma 4-6g, Sài hồ 6-10g, Trần bì (để cả xơ trắng) 4g, Chích Cam thảo 4g, thêm Gừng, Táo. sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Có tác dụng ích khí, thăng dương, điều bổ Tỳ Vị.

Trị Tỳ, Vị khí hư, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, hoặc phát sốt, trung khí hạ hãm, nội tạng bị sa (lòi dom, sa tử cung, sa Dạ dày) tiểu tiện không cầm được, phụ nữ băng lậu thuộc chứng khí bất nhiếp huyết, lưỡi nhat, mạch hư đai hoăc hư nhuyễn.

Trên lâm sàng dùng bài này gia, giảm chữa sa Dạ dày, sa Tử cung, bệnh đới hạ, băng lậu, viêm gan mạn tính, thoát vị bẹn, trẻ nhỏ lồng ruột, viêm trực tràng do tia xạ, trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ vào mùa Thu, trị tiểu đục, tiểu không tự chủ sau sinh, trẻ tiểu nhiều lần do rối loạn thần kinh, trị đau thắt Thận do sỏi đường niệu di chuyển, trị giảm Bạch cầu, động kinh, ù tai, mất ngủ lâu ngày, trị di tinh sau kết hôn.

“Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc”

Bài Bổ khí vận tỳ hoàn

Hoàng kỳ 8g, Nhân sâm 8g, Bạch truật 12g, Sinh Khương 4g Bạch linh 6g, Cam thảo 2g, Trần bì 6g, Sa nhân 3g, Bán hạ 6g, Đại táo 1 quả. Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa mỏi mệt, hụt hơi, đầy bụng, chậm tiêu, hay rối loạn tiêu hóa, kém ăn, chân tay không ấm, mạch hư nhược.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận