Thương nhĩ tử

Vị thuốc Đông y

Thương nhĩ tử ( 苍耳子 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Thương nhỉ tử (Xuất xứ: Thần nông bản thảo kinh).

– Tên khác: Đài nhĩ thật (枱耳实), Ngưu sắt tử (牛虱子), Hồ tẩm tử (胡寝子), Thương lang chủng (苍郎种), Miên đường lang (棉螳螂), Thương tử (苍子), Hồ thương tử (胡苍子), Ngạ sắt tử (饿虱子), Thương khỏa tử (苍棵子), Thương nhĩ tật lê (苍耳蒺藜).

– Tên Trung văn: 苍耳子Cang’erzi

– Tên Anh văn: Siberian Cocklour Fruit, Fruit of Siberian Cocklebur

– Tên La tinh:

Xanthium sibiricum Patrin.ex Widder Xanthium mongolicum Kitag.- Nguồn gốc: Là quả của Thương nhĩ mang tổng bao thực vật họ Cúc ( Feverfew).

Phân bố

Cả Trung Quốc các vùng đều có sản xuất, chủ yếu sản xuất ở các vùng Sơn Đông, Giang Tây, Hồ Bắc, Giang Tô v.v…

Thu hoạch

Vào khoản tháng 8 ~9, lúc quả đã chín hái xuống phơi khô; hoặc cắt lấy cả gốc, đánh quả xuống, nhặt sạch tạp chất, phơi khô.

Ké đầu ngựa - Thương nhĩ tử
Ké đầu ngựa – Thương nhĩ tử

Bào chế

Nhặt sạch tạp chất, bỏ gai, sàng đi bụi vụn, sao hơi đến sắc vàng, lấy ra để nguội.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Ngọt, ấm, có độc.

– Trung dược học: Cay, đắng, ấm.

– Bản kinh: Vị ngọt, ấm.

– Biệt lục: Đắng.

– Phẩm hối tinh yếu: Vị đắng ngọt, tính ấm, có độc nhỏ.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Can

– Trung dược học: Có độc, vào kinh Phế.

– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào kinh Phế.

– Ngọc thu dược giải: Vào kinh Túc quyết âm Can.

– Bản thảo cầu chân: Vào Can, Tỳ.

– Hội ước y kính: Vào 2 kinh Can, Thận.

Công dụng và chủ trị

Tán phong, ngừng đau, khu thấp, sát trùng. Trị đau đầu phong hàn, tỵ uyên, răng đau, phong hàn thấp tý, tay chân co đau, ghẻ chốc, ngứa ngáy.

– Bản kinh: Chủ phong đầu lạnh đau, phong thấp chu tý, tay chân cong co đau, thịt độc cơ chết.

– Bản thảo thập di: Ngâm rượu trừ phong, bổ ích.

– Nhật Hoa tử bản thảo: Trị tất cả phong khí, thêm tủy, ấm lưng gối. Trị tràng nhạc, ghẻ lở và ngứa ngáy.

– Bản thảo mông thuyên: Ngừng đau đầu, giỏi thông đỉnh môn, đuổi phong độc, gánh vác ở tuỷ xương, giết cam trùng thấp trốn.

– Bản thảo chính: Trị tị uyên.

– Bản thảo bị yếu: Giỏi phát hãn, tán phong thấp, trên thông đỉnh não, dưới chạy xuống chân gối, ngoài đạt bì phu. Trị đau đầu mắt tối, đau răng, tỵ uyên, bỏ gai.

– Ngọc thu dược giải: Tiêu sưng khai tý, tiết phong khứ thấp. Trị ghẻ nhọt, phong ngứa ẩn chẩn.

– Yếu dược phân tể: Trị tỵ tức (Mũi mọc thịt thừa).

– Hội ước y kính: Điều trị các chứng trĩ.

– Bản thảo tái tân: Trị nhức mắt.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 3 ~9g. Hoặc cho vào hoàn tán.

Kiêng kị

– Trung dược đại từ điển: Đau đầu, tý thống do huyết hư kỵ uống.

– Trung dược học: Huyết hư đau đầu không nên dùng. Uống quá liều dễ trúng độc.

– Đường bản thảo: Kị thịt heo, thịt ngựa, nước vo gạo.

– Bản thảo tái tân: Tán khí hao huyết, người hư chớ uống.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hoá học: Bổn phẩm hàm chứa Xanthostrumarin, Dầu béo, Alkaloid, Xanthanol, Protein, Vitamin C v.v… (Trung dược học).
  2. Tác dụng dược lý:

Xanthostrumarin có tác dụng giáng đường huyết rõ rệt đối với chuột lớn, thỏ và chó bình thường. Thuốc sắc có tác dung trấn ho. Liều nhỏ có tác dụng hưng phấn hô hấp, lìều lớn có tác dụng ức chế. Bổn phẩm có tác dụng ức chế đối với tạng tim, làm nhịp tim giảm chậm, lực thu co giảm yếu. Có tác dụng giãn nở đối với mạch máu tai thỏ; tiêm tỉnh mạch có tác dụng giáng áp ngắn tạm thời. Có tác dụng ức chế nhất định đối với khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, khuẩn liên cầu loại B, khuẩn song cầu viêm phổi, và đồng thời có tác dụng chống chân khuẩn (Trung dược học).

Phụ dược

Thương nhĩ thảo (苍耳草) Là thân lá của Thương nhỉ. Tính vị đắng, cay, hơi lạnh; có độc nhỏ. Công năng khư phong, thanh nhiệt, giải độc. Chủ yếu dùng trị chứng phong thấp tý thống, tay chân cong cấp v.v…. Cũng có thể dùng trị chứng ma phong, đinh độc, da dẻ ngứa ngáy. Bổn phẩm có độc, uống trong không nên quá liều, cũng không được uống lâu dài. Liều dùng 6 ~ 15g, sắc nước hoặc nấu cao và cho vào hoàn tán. Dùng ngoài lượng thích hợp. Bổn phẩm tán khí hao huyết, người thể hư nên cẩn thận dùng.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị các chứng phong váng đầu hoa mắt, hoặc não đầu công đau: Thưong nhĩ nhân 3 lượng, Thiên ma, Bạch cúc hoa đều 3 chỉ.

(Bản thảo hối ngôn)

+ Phương thuốc 2:

Trị đại ma phong (bệnh hủi): Thương truật 1 cân, Thương nhĩ tử 3 lượng, đều nghiền nhỏ, cơm làm hoàn như hạt ngô đồng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 chỉ. Kị phòng sự 3 tháng.

(Đỗng thiên áo chỉ)

+ Phương thuốc 3:

Trị ghẻ chốc, tiêu phong tán độc: Thương nhỉ tử sao thịt hến ăn.

(Sinh thảo dược tính bị yếu)

+ Phương thuốc 4:

Trị mũi chảy nước đục không ngừng: Tân di hoa nửa lượng, Thương nhĩ tử 2 chỉ rưỡi, Hương bạch chỉ 1 lượng, Bạc hà nửa chỉ. Thuốc trên tất cả phơi khô làm thành bột mịn. Mỗi lần uống 2 chỉ, dùng hành, trà xanh điều uống sau bửa ăn.

(Tế sinh phương – Thương nhĩ tán)

+ Phương thuốc 5:

Trị đau răng: Thương nhĩ tử 5 thăng, dùng nước 1 đấu, nấu lấy 5 thăng, nóng ngậm vậy, nguội nhổ ra, nhổ ngậm lại, không quả, thân lá cũng dùng được vậy.

(Thiên kim dực phương)

+ Phương thuốc 6:

Trị đinh nhọt độc: Thương nhỉ tử 5 chỉ, sao qua nghiền bột, rượu vàng quấy uống; đống thời dùng tròng trắng trứng gà thoa vào chổ bệnh, rễ đinh nhọt nhổ ra.

(Kinh nghiệm quảng tập – Thương nhĩ tửu)

+ Phương thuốc 7:

Dùng dịch cô đặc thuốc ngâm nước Thương nhỉ tử điều trị 15 ca thương hàn, toàn bộ kiến hiệu, thời gian hạ sốt 10 giờ ~ 19 ngày, gan lách to 5 ~ 7 ngày tiêu mất, 7 ca , máu, phân, dịch mật trực khuẩn thương hàn dương tính, sau khi điều trị toàn bộ chuyển âm.

(Tạp chí Trung y dược Thương Hải, 1981,(8):23)

+ Phương thuốc 8: Thương nhỉ tử tán gia vị

-Thành phần: Bạch chỉ 15g, Bạc hà 10g, Tân di hoa 10g, Thương nhỉ tử 10g, Xuyên khung 10g, Cúc hoa 10g, Phòng phong 10g, Hoàng cầm 15g, Mộc thông 10g.

-Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 2~3 lần.

+ Phương thuốc 9: Tam hoa tán

-Thành phần: Kim ngân hoa 30g, Dã cúc hoa 30g, Tân di hoa 10g, Thương nhỉ tử 20g, Sinh ý dĩ nhân 20g; Đào nhân, Hoàng cầm, Bạch chỉ mỗi vị 10g.

-Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận