Tây dương sâm

Vị thuốc Đông y

Tây dương sâm ( 西洋参 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Tây Dương Sâm (Xuất xứ: Cương mục).

+ Tên khác: Tây Dương nhân sâm (西洋人参), Dương sâm (洋参), Tây sâm (西参), Hoa Kỳ sâm (花旗参), Quảng Đông nhân sâm (广东人参).

+ Tên Trung văn: 西洋参 XIYANGSHEN

+ Tên Anh Văn: American Ginseng

+ Tên La tinh: Panax quinquefolium L.

+ Nguồn gốc: Là rễ của Tây dương sâm thực vật họ Ngũ Gia (Araliaceae).

+ Phân bố: Chủ yếu sản xuất ở nước Mỹ, Canada. Trung Quốc vùng Bắc kinh, Cát Lâm, Liêu Ninh v.v…cũng có nuôi trồng.

– Thu hoạch –

Chọn lấy rễ 3 ~ 6 năm, vào thu đào lên, bỏ đi cành phân nhánh, đuôi râu, phơi khô.

Phun nước thấm ướt, đánh bỏ vỏ ngòai, lại dùng Lưu hòang xông, sau khi phơi khô, nổi bột sắc trắng, gọi là Phấn quang Tây dương sâm (粉光西洋参).

Sau khi đào lên liền phơi khô luôn vỏ hoặc sấy khô, gọi là Nguyên bì Tây dương sâm (原皮西洋参).

Bào chế

Thúôc ban đầu dùng nước sạch phun ướt, che phủ khăn ướt, xuân thu thấm 2 ngày, đông xuân thấm 3 ngày, lấy ra cắt lát, phơi khô.

Tính vị

– Trung dược học: Ngọt, hơi đắng, mát.

– Bản thảo tòng tân: Vị hơi ngọt, lạnh.

– Bản thảo tái tân: Vị ngọt cay, tính mát, không độc.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Tâm, Thận, Tỳ.

– Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tâm, Phế, Thận.

Công dụng và chủ trị

Ích Phế âm, thanh hư hỏa, sanh tân chỉ khát.

Trị Phế hư ho lâu, mất máu, cổ họng khô miệng khát, hư nhiệt phiền mỏi mệt.

– Bản thảo tòng tân: Bổ Phế giáng hỏa, sanh tân dịch, trừ phiền mỏi mệt. Người hư mà có hỏa thì thích hợp.

– Dược tính khảo: Bổ âm thối nhiệt.

– Bản thảo tái tân: Trị Phế hỏa vượng, ho đàm nhiều, khí hư thở suyễn, mất máu, lao thương, cố tinh an thần, sinh ra các chứng hư.

– Bản thảo cầu nguyên: Thanh Phế Thận, lương Tâm Tỳ để giáng hỏa, tiêu thử, giải rượu.

– Y học trung Trung tham Tây lục: Năng bổ khí phận, và năng năng bổ ích huyết phận.

– Ứng dụng –

  1. Chứng khí âm lưỡng thương: Bổn phẩm có thể bổ ích nguyên khí, nhưng tác dụng yếu hơn Nhân sâm; Tính thuốc cùa nó thiên mát, kiêm năng thanh hỏa dưỡng âm sanh tân, thích dùng vào bệnh nhiệt hoặc chứng đại hãn, đại tả, đại thất huyết, hao thương âm khí và thương tân gây ra tinh thần mệt mỏi sức yếu, hơi thở ngắn, thở gặt, tự ra mồ hôi dính nóng, tâm phiền miệng khát, tiểu ngắn đỏ rít, đại tiện khô kết, lưỡi ráo, mạch tế sác vô lực v.v…thường cùng dùng với thuốc dưỡng âm sanh tân, liễm hãn Mạch đông, Ngũ vị tử v.v…
  2. Chứng Phế khí hư và Phế âm hư: Bổn phẩm năng bổ Phế khí, kiêm năng dưỡng Phế âm, thanh Phế hỏa, thích dùng vào chứng hỏa nhiệt hao thương khí âm tạng Phế gây ra hơi thở ngắn, thở gặt, ho đờm ít, hoặc trong đờm kèm máu v.v…Có thể cùng dùng với Ngọc trúc, Mạch đông dưỡng âm nhuận Phế, Xuyên bối mẫu thanh nhiệt hóa đờm ngừng ho v.v…

Ngòai ra bổn phẩm còn có thể bổ tâm khí, ích Tỳ khí và kiêm năng dưỡng tâm âm, ,tư Tỳ âm. Điều trị khí âm lưỡng hư : tim hồi hộp, tim đau, mất ngủ nhiều mộng. Có thể cùng dùng với Cam thảo Bổ Tâm khí, Mạch môn, Sinh địa dưỡng Tâm âm, thanh tâm nhiệt. Điều trị Tỳ khí âm hư, ăn kém thực trệ, miệng khát muốn uống. Có thể cùng dùng với Thái tử sâm, Sơn dược, Thần khúc, Cốc nha v.v… kiện Tỳ tiêu thực. Chứng Thận âm bất túc cũng có thể chọn dùng.

  1. Nhiệt bệnh khí hư tân dịch thương tổn miệng khát và tiêu khát: Bổn phẩm không chỉ có thể bổ khí, dưỡng âm sanh tân, còn cóthể thanh nhiệt, thích hợp dùng vào chứng nhiệt tổn thương khí tân dịch gây mình nóng nhiều mồ hôi, miệng khát Tâm phiền, người mệt mỏi thiếu hơi, mạch hư sác. Thường cùng dùng với Tây qua thúy y, Trúc diệp, Mạch đông v.v… như Thanh thử ích khí thang (Ôn nhiệt kinh vĩ). Lâm sàng cũng thường phối ngũ với lọai dưỡng âm, sanh tân, dùng vào chứng bệnh tiêu khát khí âm lưỡng thương.

– Liều dùng và cách dùng –

Uống trong: Sắc thang (Sắc riêng hòa uống) 0,8 ~ 2chỉ.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Theo “Dược điển” ghi: Bổn phẩm không nên cùng dùng với Lê lô.

– Bản thảo tòng tân: Người tạng hàn uống, sẽ gây đau bụng, người uất hỏa uống, hỏa không thấu phát, ngược lại sinh hàn nhiệt.

– Cương mục thập di: Kỵ đồ sắt và lửa sao.

– Dùng thuốc phân biệt –

Nhân sâm và Tây dương sâm đều có công hiệu bổ ích nguyên khí, đơn dụng thì cũng có thể thu hiệu quả, có thể dùng vào chứng khí hư muốn thóat, hơi thở ngắn tinh thần mệt mỏi, mạch tế vô lực. Nhưng Nhân sâm lực ích khí cứu thóat mạnh hơn, đơn dụng có thể thu hiệu quả; Tây dương sâm thiên vế đắng lạnh, kiêm năng bổ âm, khá thích hợp với người bệnh nhiệt v.v…gây ra khí âm lưỡng thóat. Hai lọai thuốc lại có thể bổ khí của Tỳ Phế, có thể chủ trị chứng Tỳ Phế khí hư, trong đó dùng Nhân sâm tác dụng mạnh hơn, nhưng Tây dương sâm phần nhiều dùng vào chứng Tỳ Phế khí âm lưỡng hư. Hai lọai thuốc này còn có tác dụng ích khí sanh tân, đều thường dùng vào chứng tổn thương tân dịch miệng khát và tiêu khát. Ngòai ra Nhân sâm còn có khả năng bổ ích khí của Tâm Thận, an thần tăng chí, còn có thể dùng vào chứng mất ngủ, hay quên, tim hồi hợp, sợ sệt và khí ngắn hư suyễn thận không nạp khí.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

– Thân rễ hàm chứa panaxoside Ro、Rb1、Rb2、Rc、Rd、Re、Rg1 và cùng pseudoginsenoside-F11,còn hàm chứa 18 lọai amino acid như arginine (Arg)、aspartic acid v.v…;còn hàm chứa dầu bay hơi, nhựa cây v.v…(Trung dược đại từ điển).

– Bổn phẩm hàm chứa nhiều lọai ginsenoside, nhiều lọai thành phần bay hơi, nhựa cây, tinh bột, glucide và amino acid, muối vô cơ v.v…(Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

– Thực nghiệm động vật, có tác dụng trấn tĩnh đại não, tác dụng hưng phấn độ trung bình đối với trung khu sinh mệnh Trung dược đại từ điển).

– Tây dương sâm có tác dụng chống cơn sốc, có thể đề cao tỉ lệ sinh tồn của chuột lớn cơn sốc do mất máu rõ rệt; Có tác dụng trấn tĩnh đối với đại não, có tác dụng hưng phấn độ trung bình đối với trung khu sinh mệnh; còn có tác dụng chống thiếu ô xy, chống thiếu máu cơ tim, chống ô xy hóa cơ tim, tăng gia lực cop bóp cơ tim, chống rối lọan nhịp tim, chống mệt mỏi, chống stress, chống kinh quyết, giáng đường huyết, cầm máu và chống lợi niệu (Trung dược học).

  1. Phản ứng không tốt:

Gần đây có báo cáo uống Tây dương sâm gây ra phản ứng dị ứng, xuất hiện mụt nước và nội tiết nữ mất điều hòa, cần chú ý thêm (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Theo báo cáo dùng Tây dương sâm phối ngũ với Long nhãn nhục v.v…, điều trị 32 ca bệnh nhân mắc chứng khí hư kém, có thể làm cho triệu chứng chủ yếu tiêu mất, tăng gia thể trọng, huyết sắc tố và bạch cầu giảm ít tăng cao, có hiệu suất đạt 84,4%.

(Trung y dược Phúc Kiến, 1986, 3: 63)

+ Phương thuốc 2 : Sâm Tam Kim Phấn

– Thành phần: Tây dương sâm 70g, Kê nội kim 50g, Điền thất phiến 40g, Hương phụ 25g, Sinh ý dĩ 50g.

– Cách dùng: Thuốc trên sấy lửa khô tán bột, mỗi lần 10g, , mỗi ngày sáng dậy uống với mật ong hoặc cháo trắng, dùng liên tục.

– Công hiệu: Phù chính chống ung thư.

– Chứng thích ứng: Hổ trợ tri liệu xen lẫn sau điều trị ung thư gan.

– Phụ chú: Phương này có thể đề cao sức miễn dịch, ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ phản ứng phụ của hoá liệu. Đồng thời cũng cố hiệu quả điều trị, ngăn ngừa tái phát hoặc di căn, đề cao tỉ lệ sinh tồn thời kì cuối.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

3 Comments

  1. toi bi lao ho ra mau va ton thuong phoi dien rong co dung duoc tay duong sam khong va cach dung the nao

    Reply
    1. Author

      bạn muốn dùng tây dương sâm cần phải xem nguyên nhân nào của y học cổ truyền, không nên tùy tiện sử dụng

      Reply

Trả lời anh Hủy