Tang bạch bì

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Cortex Mori Albae Radicis Họ khoa học: Dâu tằm (Moraceae)

Tên tiếng trung: 桑 白 皮

Tên thường gọi:

Các bộ phận của cây dâu tằm đều có thể làm thuốc, Mạy môn (dân tộc Thổ); Dâu cang (dân tộc Mèo); Nằn phong (Dao); Tầm tang

Lá dâu non
Lá dâu non

Cây Dâu tằm được trồng khắp nước ta để nuôi tằm và làm thuốc.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Thuốc có tác dụng giảm ho nhẹ, lợi niệu và gây tiêu chảy.
  • Thuốc sắc và chiết xuất của thuốc trong nhiều loại dung môi khác nhau đều có tác dụng hạ áp.
  • Thuốc có tác dụng an thần, giảm đau, hạ nhiệt và chống co giật nhẹ.
  • Thuốc sắc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lî Flexner và nấm tóc. Thuốc chiết xuất nước nóng có tác dụng ức chế (in vitro) chủng JTC-28 tế bào ung thư tử cung khoảng 70%.

Liều thường dùng và chú ý:

Liều: 10 – 15g. Chích Tang bì nhuận phế.

Chế biến:

Tang bạch bì

Vị thuốc Tang bạch bì

Đào lấy rễ dâu cạo bỏ rễ thô nâu bên ngoài bóc lấy vỏ trắng rửa sạch phơi hay sấy khô làm thuốc.

Khí vị:

Vị ngọt có cả cay, khí hàn, không độc, vào kinh Thủ thái âm, Tục đoạn, Quế tâm, Ma tử làm sứ, kỵ sắt và Chì.

Chủ dụng:

Vị ngọt giúp cho nguyên khí, cay thì tả hỏa tà mà ngăn ho suyễn, nhổ ra máu mủ, lợi thủy, tiêu sưng, giải khát, trục đờm. Có người cho rằng Tang bì là khí dược của Phế, Tử uyển là huyết dược của Phế (đó là lấy màu sắc của nó để điều với thuốc)

Cấm kỵ:

Đại khái tả cái quá thừa là sở trường của nó mà bổ chỗ không đủ là sở đoản của nó, do đó không nên uống nhiều, tạng Phế hư mà tiểu tiện lợi càng nên kiêng kỵ

Cách chế:

Nên lấy rễ ở phía mặt trời mọc, ăn sâu dưới đất thì tốt, thứ rễ trồi trên đất có độc không nên dùng. Cho vào thuốc thanh nhiệt sơ tán thì nên để sống, cho vào thuốc bổ Phế thì tẩm nước và Mật, sao dùng.

Nhận xét:

Tang bạch bì cảm tinh khí của cây Dâu để sống, cho nên vị nó đắng, khí hòa bình, không độc, do đó có thể dùng chữa mọi chứng thấp tê, trừ ho, an thai, hậu sản, thêm huyết, hòa huyết.

Phụ:

TANG DIỆP

Lá dâu đã qua tiết sương dùng để rửa mắt thì trừ được chứng chảy nước mắt phong rất hay, giã với Muối đắp chữa rắn cắn, chưng lên rồi giã với Muối dấp lên chỗ ứ huyết do vấp ngã, nấu uống thay nước chè chữa thủy thũng sưng chân, hạ khí xuống làm cho khớp xương đỡ đau, nghiền làm thuốc tán làm ra mồ hôi.

TANG CHI

Thường nấu nước uống thì tai mắt thông sáng, trừ cước khí tay chân co quắp, chữa phong lở, da dẻ khô khan, thông niệu quản, thông tiểu tiện, chữa chóng mặt, thông lợi khí nghịch ho suyễn, tiêu độc nhọt sưng rát.

TANG THẦM TỬ

Quả dâu là tinh ba của cây Dâu kết lại, vị ngọt, khí hàn, là thuốc để thêm huyết, trừ nhiệt, dưỡng âm, phơi khô, thêm Mật hoàn, uống có tác dụng thông lợi các khiếu, lợi khớp xương, giữ yên định thần phách, thông sáng tai mắt.

TANG KY SINH

Chữa độc lở ngứa, trừ phong thấp, chữa xương khớp cứng đau, an thai, thông sữa, chữa băng huyết khi có thai, di chứng hậu sản, làm mạnh gân xương, đầy da thịt, bổ ích khí huyết, là thuốc hay để chữa phong thấp co quắp.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Ôn bệnh điều biện”

Đài Tang hạnh thang

Tang diệp, Đạm đậu xị, Hạnh nhân, Tượng bối mẫu, Sơn chi bì, vỏ Lê đều 8-12g, Sa sâm 12-16g. sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Có tác dụng sơ phong, nhuận táo, thanh Phế, chỉ khái.

Trị Phế âm bị tổn thương do ngoại cảm ôn táo, triệu chứng thường có sốt, đau đầu, khát nước, ho khan, ít đờm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng. mạch phù sác.

Trên lâm sàng bài này thường dùng trị viêm đường hô hấp trên, có triệu chứng táo nhiệt. Họng khô, đau thêm Ngưu bàng tử, Bàng đại hải để thanh lợi yết hầu; chảy máu cam thêm Mao căn, Hạn liên thảo để cầm máu; ho đờm vàng đặc thêm Qua lâu căn, Thiên hoa phấn để thanh nhiệt trừ đờm.

“Ôn bệnh điều biện” Bài Tang cúc ẩm

Bài Tang cúc ẩm

Tang diệp 12g, Hạnh nhân 8-12g, Bạc hà 2-4g, Cúc hoa 12g, Cát cánh 8g, Liên kiều 6-12g, Lô căn 8-12g, Cam thảo 4g.

Sắc, mỗi ngày uống 1-2 thang.

Có tác dụng sơ phong, thanh nhiệt, tuyên Phế, chỉ khái.

Trị phong ôn giai đoạn đầu, biểu hiện ho, sốt không nhất định, miệng hơi khát, rêu lưỡi vàng nhat, mạch phù sác.

Ho nhiều mà khí lại nghịch có thể thêm Tiền hồ, Tô tử, Tượng bối, Ngưu bàng để tăng thêm tác dụng thông Phế, giáng nghịch. Ho nhiều đờm, rêu lưỡi trắng nhờn có thể thêm Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Chỉ xác để thông hóa thấp đờm.

Cần thiết có thể gia thêm Hoàng cầm, Đông qua nhân, Mao căn…

“Chứng trị vâng bổ”

Bài Thanh phế ẩm

Bạch linh 12g, Hoàng cầm 12g, Tang bạch bì 12g, Mộc thông 10g, Mạch môn đông 10g, Xa tiền tử 10g, Sơn chi tử 10g, Trạch tả 12g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy.

Chữa Phế, Tỳ khí táo dẫn đến chứng lâm.

“Thống chỉ phương”

Bài Thanh kim hóa đờm thang

Hoàng cầm 5g, Sơn chi tử 4g, Cát cánh 6g, Tri mẫu 4g, Quất hồng 10g, Bạch linh 10g, Mạch môn 10g, Bối mẫu 10g, Qua lâu nhân 5g, Tang bạch bì 4g, Cam thảo 2g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ huyết nhiệt.

Chữa khái thấu, đờm sắc vàng, huyết lạc bị ứ trệ, hơi thở nóng, họng khô, đau và các chứng đàm trệ.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận