Nga truật

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Curcuma zedoaria Roscoe. Họ khoa học: Gừng (Zingiberaceae).

Tên Hán Việt khác:

Bồng nga truật, Thuật dược, Thuật, Nga mậu, Mậu dược, Quảng mậu, Ba xát, Thanh khương, Bồng truật, Phá quan phủ (Hòa Hán Dược Khảo) Nga truật, Xú thể khương, Hắc tâm khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Nghệ đen, Ngải tím, Nghệ xanh, Bồng truật, Nga truật, Tam nại (Việt Nam).

Mô tả:

Cây Nga truật
Cây Nga truật

Cây thảo cao chừng 1-1,5m có thân rễ hình nón, có khía dọc, củ tỏa ra theo hình chân vịt, đặc nạc, vỏ củ màu vàng nhạt ở bên ngoài, vỏ già có những vòng màu đen, ruột màu tím xanh. Ngoài những củ chính ra, còn có những củ phụ có cuốn trái xoan hay hình quả lê, màu trắng. Lá có bẹ dài ở gốc, phiến hình mũi mác dài tới 60cm, rộng cm, có những đốm đỏ dọc theo gân chính, không có cuốn hay có cuốn ngắn. Cán hoa ở bên cạnh hoa có lá, mọc từ rễ, dài tới 20cm thường xuất hiện trước khi ra lá. Cụm hoa hình trụ dài tới 20cm rộng 5cm lá bắc phía dưới hình trái xoan hay hình mũi mác tù, lợp lên nhau, màu lục nhạt, viền đỏ ở mép, các lá bắc bên trên không sinh sản màu vàng nhạt, điểm thêm màu hồng ở chóp. Hoa nhiều dào 4-5cm, màu vàng. Đài hình ống, có lông, có ba răng, không đều. Tràng hình ống dài hơn đài 3 lần, các thùy hình mũi mác tù. Bao phấn hình trái xoan có các ô kép dài xuống dưới thành cựu rẽ ra, ngọn trung đới dạng bản tròn, chỉ nhị dính với các nhị kép. Cánh môi thót lại ở gốc, lõm lại ở đỉnh, màu vàng, nhị lép hình mũi mác tù hay thuôn dính nhau ở nửa dưới. Bầu có lông, nhụy lép hình đùi.

Phân biệt:

(1) Củ rễ của Nga truật gọi là Nga linh có nơi người ta dùng với tên Uất kim cần nên phân biệt (Xem: Uất kim). (2) Có trường hợp lấy Nga truật sửa sang hình dạng, để giả dạng nhân sâm tam thất (Xem: điền thất). (3) Phân biệt với Nghệ trắng (Curcuma aromatica salisp).

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Dầu Nga truật có tác dụng phá hoại và ức chế tế bào ung thư gan. Nước sắc Nga truật làm tăng sự hấp thu máu và huyết cục trong bụng thỏ thực nghiệm, có tác dụng kháng khuẩn, kiện vị và chống có thai sớm.

Khí vị:

Vị đắng cay, khí ôn, không độc, vào phần khí của kinh Quyết âm, là âm ở trong dương dược, tính giáng xuống.

Chủ dụng:

Công phạt mạnh, vốn là thuốc để tiêu mòn báng tích, ngăn đau bụng, thông kinh nguyệt, tiêu huyết ứ, phá tích tụ và báng, là huyết dược ở trong khí. Có người nói tiêu thủy, trị trúng ác, quỳ khí truyền thi, hoắc loạn, mửa ra nước chua; có tác dụng khai Vị, tiêu hóa thức ăn.

Cấm kỵ: Phàm những chứng thuộc hư dùng lầm nó thì tích chưa tiêu mà nguyên khí đã mòn mỏi, cho nên chứng hư thì kiêng dùng nó.

Cách chế:

Muốn cho vào phần khí trước thì nướng lửa, muốn cho vào phần huyết trước thì sao với Dấm, được Dấm rượu thì càng tốt.

Nhận xét:

Nga truật
Nga truật

Bồng nga truật cảm khí cuối hè đầu thu, được mùi vị của hành Hỏa và Kim, cho nên đau về khí huyết ngưng trệ dùng nó đều khỏi, là thuốc mạnh để tiêu hóa tích trệ, những người thuộc hư mà dùng nó thì tích chưa hết mà nguyên khí ngày càng thiếu thốn, dùng kèm với Sâm, Truật mới không tổn hại, duy người nguyên khí mạnh khỏe mà có bệnh thì bệnh chịu độc vậy.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Phụ nhân lương phương”

Bài Ôn kinh thang

Đương quy 6g, Xuyên khung 6g, Bạch thược 6g, Quế tâm 4g, Cam thảo 2g, Nga truật 6g, Nhân sâm 8g, Ngưu tất 8g, Mẫu đơn bì 4g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chữa huyết hải hư hàn, kinh nguyệt không đều.

Bài Quá kỳ ẩm (Chứng trị chuẩn thằng)

Thục địa 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Nhục quế 4g, Cam thảo 4g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 4g, Nga truật 4g, Hương phụ 12g, Mộc thông 4g, Mộc hương 6g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, hành khí.

Chữa kinh nguyệt quá kỳ, hiếm muộn.

“Y học trung trung tham tây lục”

Bài Tiêu loa hoàn

Cùng tán nhỏ, thêm Hồ làm hoàn, liều uống 12-16g. Có tác dụng hoạt huyết, hành khí, tán kết.

Chữa chứng tràng nhạc.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị hoạt lạc hiệu linh đơn

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng thông lạc, hoạt ứ.

Chữa đau sườn do tổn thương ứ huyết (do bị té ngã tổn thương).

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận