Bối mẫu

Vị thuốc Đông y
bối mẫu
bối mẫu

Tên khoa học:

Fritillaria roylel Hook. Họ khoa học: Liliaceae.

Thứ lớn gọi là Thổ Bối mẫu, thứ nhỏ gọi là Xuyên Bối mẫu.

Tên Hán Việt khác:

Càn mẫu, Khổ thái, Khổ hoa, Không thảo (Biệt Lục) Manh (Nhĩ Nhã), Manh dương thật (Bản Thảo Cương Mục), Biên lạp bách hợp (Nhật Bản), Manh, Thương thảo, Không thái, Càn mẫu, Sách mẫu, Thương sách mẫu, Mẫu long tinh, Ngõa lung ban, Du đông sách mẫu (Hòa Hán Dược Khảo) Điềm Bối mẫu (Cương mục thập di).

Mô tả:

Bối mẫu gồm hai loại:

  1. Xuyên bối mẫu (Fritillaria roylei Hook) là loại cây mọc lâu năm, cao chừng 40- Lá gồm 3-6 lá mọc vòng, đầu lá cuộn lại. Hoa hình truông chúc xuống đất, dài 3,5 đến 5cm, ngoài màu vàng lục nhạt. Có ở Tứ xuyên, Trung Quốc, vì vậy gọi là Xuyên bối mẫu.
  2. Triết Bối mẫu (Fritillaria verticillata Willd var Thunbegri Baker): Cây này khác Xuyên bối mẫu ở chỗ lá hẹp hơn, 3-4 lá mọc vòng và dài 2-3cm. Cây này có ở Triết giang nên gọi là Triết bối mẫu hoặc Tượng bối mẫ

Địa lý:

Chưa tìm thấy ở nước ta, vị này còn phải nhập ở Trung Quốc.

bối mẫu hồ bắc
bối mẫu hồ bắc

Thu hái, sơ chế:

  • Xuyên bối mẫu: đào dò về vào khoảng giữa tháng 8-10, rửa sạch, phơi trong râm cho khô.
  • Triết bối mẫu: đào dò về sau tiết lập hạ, rửa sạch, rồi lựa loạt lớn thì tách thành tép riêng, bỏ vỏ ngoài, cho vôi vào để hút chất nhựa, rồi phơi nắng hoặc sấy khô gọi là ‘Nguyên Bảo Bối’, loại nhỏ gọi là ‘Châu Bối’. Loại to thường tốt hơn loại nhỏ. Có nơi dùng thứ nhỏ màu trắng đầu nhọn là thứ tốt nhất gọi là Tiêm Bố

Phần dùng làm thuốc:

Thân hành, vảy.

Mô tả dược liệu:

  • Xuyên bối mẫu sản xuất ở Tứ xuyên, hình cầu dẹt hoặc gần hình cầu viên chùy, hợp thành bởi 2 phiến lá vảy dầy mập lớn nhỏ và 2 phiến vảy nhỏ bọc bên trong, dày khoảng 2-3 phân, vùng đầu nhọn, vùng dưới rộng, hai phiến lá bên ngoài thể hiện hình tròn trứng trong lõm ngoài lồi hơn, phẳng trơn màu trắng, 2-3 phiến cánh trong nhỏ dài hẹp màu vàng nhạt có chất bột có chất bộ Loại sản xuất ở huyện Tòng xuyên như dạng bồng con, hình tròn bóng trơn sạch sẽ, hơi ngọt, vị này tương đối tốt nên được gọi là Chân trâu Bối mẫu.
  • Triết bối mẫu sản xuất ở Tượng Sơn (Triết Giang) cho nên người ta gọi là Tượng Bối mẫu, hình tròn hơi giống bánh bao, họp thành 2 phiến lá vảy dầy mập và vài phiến lá vảy nhỏ bọc bên trong, lớp ngoài phiến vảy mọc dài như dạng nguyên bửu (vàng xưa) đường kính khoảng 2,5-3cm đến hơn 3cm, mặt ngoài màu trắng phấn, vùng vỏ tàng dư gh màu vàng nhạt nâu. Triết bối mẫu nguyên vẹn chính giữa có 2-3 lá vẩy nhỏ héo teo, mặt bên ngoài màu xám trắng thường có vết đốm màu vàng nhạ mặt bên trong màu nâu có chất bột giòn. Các loại Bối mẫu trắng nặng nhiều bột, khô, không đen không mốc mọt, hoặc vụn nát là tốt.

Bào chế:

+ Bối mẫu bỏ lõi, sao với gạo nếp cho tới khi vàng, sàng bỏ gạo nếp, lấy bối mẫu cất dùng. Hoặc sau khi bỏ lõi, tẩm với nước gừng sao vàng (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Xuyên bối mẫu rút bỏ lõi, sấy khô tán bột dùng sống hoặc tẩm với nước gừng sao vàng tán bột, khi dùng hoà nước thuốc thang đã sắc mà uống (loại này không dùng sắc). Thổ bối mẫu loại củ tròn không nhọn đầu. Rửa sạch, ủ, bào mỏng, phơi khô hoặc tẩm nước gừng sao vàng (Loại này thường dùng sắc với thuốc) (Trung Dược Học).

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, đựng trong thùng lọ, có lót vôi sống dễ bị mọt.

Khí vị:

Vị đắng cay, hơi hàn, không độc, vào kinh Thủ thái âm và Thủ thiếu âm, Hậu phác, Bạch vi làm sứ, ghét Đào hoa, sợ Tần giao, phản Ô đầu.

Chủ trị:

Vị đắng thì tả Tâm hỏa, cay thì tán Phế uất, tiêu đờm đặc hên cách mạc, có công hiệu mau đối với chứng ho lâu, tan khí nghịch trong Tâm, người nhiều sầu uất thì có công hiệu khác thường, chứng thời dịch vàng da, chứng sán hà, tê cổ họng, thanh khí, hóa đờm, trừ nhiệt giải độc, nôn ra máu, khạc ra máu, phế nuy, phế ung, tan uất, thông sữa, thanh Tâm, nhuận Phế, mọi độc ác sang đều có hiệu quả, mụt vú, tràng nhạc cũng dùng được. Ngăn được chứng tiêu khát, phiền nhiệt, bôi lở trên mặt rất hay. Là vị thuốc chủ yếu để tan kết, trừ nhiệt, giải độc, hóa đờm, sau khi đẻ nhau không ra đều lấy nó tán nhỏ uống vói rượu.

Cấm kỵ:

Vị hàn, Tỳ hư, hàn đờm đình ẩm, đau đầu, đờm quyết, lợm mửa, tiết tả đều kiêng dùng. Thứ ở giữa có cái rễ, không tách ra làm đôi, không có vỏ gọi là Đan long tinh thì làm tôn hại cho gân mạch, không nên dùng.

Cách chế:

Chọn cái to trắng, bỏ ruột đi mà dùng, người Vị hàn thì sao với Gạo, chừng nào gạo chín là được, hoặc tẩm với nước gừng sao.

Nhận xét:

Công dụng của Bối mầu là đi vào tạng Phế để trị táo đàm, nhưng uống lâu thì tạng Tỳ không ưa. Thường cho Bán hạ táo, có độc, dùng Bối mẫu để thay, không biết Bối mẫu trị đờm táo của Phế kim cho nên phải nhuận, Bán hạ trị đờm thấp của Tỳ thổ cho nên phải táo, một vị thì nhuận, một vị thì táo, khác nhau một trời, một vực, nếu dùng lầm cái này ra cái kia thì rất có hại, thay thế sao được.

Vả lại Thổ Bối mẫu vị rất đắng, tính hàn, công dụng của nó phần nhiều để giải độc, hóa đờm, tan uất, trừ nhiệt, Xuyên bối mẫu vị ít đắng hơn thì tính hàn cũng giảm bớt, công dụng để thanh nhiệt, giải độc tuy không bằng Thổ bối mẫu mà sức nhuận Phế hóa đờm thì lại hơn.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Y học tâm ngộ”

Bài Bối mẫu qua lâu tán

Bối mẫu 6-10g, Qua lâu 8-10g, Thiên hoa phấn 8-12g, Quất hồng 8-12g, Bạch linh 8-12g, Cát cánh 8-12g. sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, nhuận Phế, chỉ khái.

Trị ho do Phế bị táo, khó khạc đờm, họng khô đau, lười đỏ, ít rêu mà khô.

Trên lâm sàng hiện nay thương dùng chữa viêm Phế quản, ho gà thể táo nhiệt.

“Y học tâm ngộ”

Bài Khải cách hoàn

Sa sâm 10g, Đan sâm 10, Bối mẫu 6g, Bạch linh 4g, uất kim 4g, Sa nhân xác l,2g, Hà diệp đế 2 lá, Ngô đầu khang 15g.

Sắc, Chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng nhuận táo, giải uất, hóa đờm, giáng nghịch.

Chữa chứng ế cách, như vướng vật gì trong họng, ăn vào thì mửa, bụng trướng, tảo bón.

Bài Tiêu loa hoàn

Huyền sâm, sinh Mẫu lệ, Bối mẫu-lượng bằng nhau, tán bột mịn, lấy Mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần. Có tác dung thanh hóa đờm nhiệt, nhuyễn kiên, tán kết.

Chữa u bướu, đờm hạch.

Trên lâm sàng thường dùng trị viêm hạch bạch huyết, lao hạch, vú sưng, vú có khối u, bướu cổ, đờm hạch.

Gia giảm:

Âm hư, hỏa vượng, miệng khô, họng khát thì tăng Huyền sâm, gia thêm Mạch môn, Sinh địa, Đơn bì để tư âm, giáng hỏa.

Nếu đờm nhiều, dính đặc, miệng đắng thì tăng lượng Bối mẫu, thêm Qua lâu, Hải phù thạch để thanh nhiệt, hóa đờm.

Nếu có khối u cứng thì tăng lượng Mẫu lệ, thêm Côn bố, Hải tảo, Hạ khô thảo để tăng tác dụng nhuyễn kiên, tán kết.

Nếu Can khí uất, ngực đầy đau thì thêm Sài hồ, Bạch thược, Thanh bì để sơ Can, giải uất, lý khí, hành trệ.

“Chứng trị chuẩn thằng”

Bài Hải đái hoàn

Hải đới 80g, Thanh bì 80g, Trần bì 40g, Bối mẫu 60g.

Cùng tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, liều uống 6-12g, ngày 2

Cùng tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, liều uống 8-16g, ngày 2 lần.

Có tác dụng hóa đờm, mềm kết rắn, tiêu tan u bướu.

Chữa tuyến giáp trạng sưng to, lao hạch, đờm hạch.

Tên gọi:

+ Vị thuốc có củ như những con ốc bện (Bối tử) nên gọi là Bối mẫu (Danh Y Biệt Lục).

+ Vị này bám chi chít vào rễ như đàn con bám vào vú mẹ, cũng là loại thuốc quý như Bảo bối nên gọi là Bối mẫu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Xuyên bối mẫu khác Triết bối mẫu. Xuyên bối mẫu tính tư nhuận mạnh, thường dùng trị Phế nhiệt, ho khan, Phế hư, ho lao. Triết bối mẫu sức khai tiết mạnh, dùng trong ngoại cảm phong tà, đàm nhiệt uất Phế dẫn đến ho (Thực Dụng Trung Y Học).

Phân biệt: Ở Việt Nam có nhiều nơi dùng cây Hoa cựa (Disporum cantoniense (Lour) Merr = Disporum pullum Salisb) dùng làm thuốc có tác dụng như cây Bối mẫu, đó là cây thảo phân nhánh nhiều từ phần gốc, có thân và cành mảnh. Lá hình dải, mũi mác, có cuống ngắn, hơi thót lại ở gốc, nhọn dài ra ở chóp, dài tới 8cm, rộng tới 3cm, gân gốc 3. Tán hoa có cuống ngắn mang 3-7 hoa, thường là 4-5 hoa màu hồng lục. Bao hoa 6 mảnh, thuôn nhọn, có 3 gân, cựu tiêu giảm thành 1 u dạng lườn ở bên ngoài. Nhị 6 bằng nhau, chỉ nhị dầy, bầu hình trứng thuôn, vòi dạng sợi chia ra 3 đầu nhụy hình giải. Quả mọng hình cầu, nạc. Cây ra hoa vào mùa hè, thường thấy ở Lào Cai, Hoà Bình.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận