Bán chi liên

Vị thuốc Đông y

Bán chi liên ( 半枝莲 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Bán chi liên (Xuất xứ: Giang Tô thực vật đồ chí).

+ Tên khác: Thông kinh thảo(通经草), Tử liên thảo (紫连草), Bính đầu thảo (并头草), Nha lóat thảo (牙刷草), Tiểu hàn tín thảo (小韩信草), Thủy hàn tín (水韩信), Tiểu nhỉ ọat thảo (小耳挖草), Khê biên hòang cầm (溪边黄芩) v.v…

+ Tên Trung văn: 半枝莲 Bàn Zhī Lián

+ Tên Anh văn: Barbed Skullcap Herb, Herb of Barbed Skullcap

+ Tên La tinh:

Scytekarua barbvata D. Don(S.riu-larias Wall.)

+ Nguồn gốc: Là cây tòan thảo của Bán chi liên thực vật họ hình môi (Labiate).

 – Hình thái thực vật –

Cây thảo đa niên. Hình râu rể, thân thẳng đứng, hình 4 góc, cao 15 ~ 50cm. Lá mọc đối; hình trứng đến hình kim, dài độ 7 ~ 32 mm, rộng 4 ~ 15mm, phần đáy hình cụt hoặc hình trái tim, trước ngay thẳng hình góc tù, mép có răng cưa thưa; lá của bộ phận dưới thân có cuống ngắn, đỉnh lá ngay thẳng hầu như không có cuống.

Vòng hoa có hoa 2 đóa cùng mọc, hoa tụ chùm hợp mọc lệch bên ở đỉnh và nách; lá bắc trải ra hình kim, mặt trên và mép có lông, mặt sau không lông; cuống hoa dài 1 ~ 15mm, lông mềm ngắn tính nước nhầy rậm, đài hoa hình chuông, đỉnh ngay thẳng tách 2 môi, ở phần lưng 1 bên ống đài hoa thường kèm theo vảy hình khiên, tràng hoa sắc tím xanh nhạt, hình ống, đỉnh ngay thẳng tách 2 môi, môi trên hình mủ, tách 3, vảy tách 2 bên hình răng, vảy tách ở giửa hình tròn, vảy dưới hình quả cât; bộ nhị 4, 2 cứng, không duỗi ra; bầu nhị tách 4, trụ hoa hòan tòan mọc ở đáy bầu nhị, đỉnh ngay thẳng tách 2.

Quả cứng nhỏ hình cầu, mọc ngang, có cuống cong.

Thời kỳ cho hoa: tháng 5 ~ 6.

Thời kỳ kết quả: tháng 6 ~ 8.

Phân bố môi trường sống

Mọc ở bờ ao tù, bờ ruộng hoặc nơi ẩm ướt bờ đường. Phân bố ở các vùng Giang Tô, Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hồ Bắc, An Huy v.v…(Trung Quốc).

 Thu hái

Thu hái lúc nở hoa, bỏ rễ, dùng tươi hoặc phơi khô.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Cay, bình.- Quảng Tây dược thực đồ chí: Vị cay hơi tanh, tính bình, không độc.

– Tạp chí thuốc TP Nam Ninh: ngọt,bình, không độc.

– Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương: Tính bình, vị cay hơi đắng, không độc.

– Sổ tay Trung thảo dược thường dùng – Bộ đội Quảng Châu: Vị đắng, mát.

Công dụng và chủ trị

Thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, cầm máu, ngừng đau.

Trị thổ huyết, chảy máu mũi, huyết lâm, xích lỵ, hòang đản, yết hầu đau nhức, phế ung, đinh nhọt, tràng nhạc, nhọt độc, ung thư sưng, trật đả đao thương, vết thương rắn cắn.

– Nam kinh dân gian dược thảo: Phá huyết thông kinh.

– Quảng Tây dược thực đồ chí: Tiêu viêm, tán , cầm máu ứ. Trị thương tổn do trật đả, huyết lỵ.

– Tạp chí thuốc TP Nam Ninh: Tiêu sưng, ngừng đau. Trị trật đả, vết thương do dao, ung nhọt.

– Tuyền châu bản thảo: Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tán ứ, hành khí, lợi thủy, thông lạc, phá ứ, ngừng đau. Uống trong chủ huyết lâm, thổ huyết, chảy máu mũi; Dùng ngòai trị vết thương rắn độc cắn, ung nhọt, đinh sang, vô danh thũng độc.

– Sổ tay Trung thảo dược thường dùng – Bộ đội Quảng Châu: Thanh nhiệt giải độc. Trị ung thư thấy được hiệu quả cải thiện triệu chứng; viêm ruột thừa, viêm gan.

– Sổ tay điều trị thảo dược thường dùng – Thành Đô: Ung thư thực quản, ung thư bao tử, ung thư tử cung.

 Cách dùng và liều dùng

Uống trong: sắc thang, 0,5 ~ 1 lượng (lọai tươi 1 ~ 2 lượng); hoặc giã nước.

Dùng ngòai: Giã đắp .

Kiêng kỵ

Huyết hư không nên dùng, phụ nữ có thai dùng cẩn thận (Trung dược đại từ điển)

 Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

– Tòan thảo chứa Alkaloid, Flavone glycoside, Phenols, Sterides (*Từ điển).

– Toàn thảo hàm chứa carthamidin, iso-carthamidin, scutellarein, scutel-larin, β-sitosterol, steraric acid, alkaloid [1,2], amylose [3] v.v…Riêng theo báo cáo, bộ phận trên mặt đất phân ly được wogo-nin,scutervulin, rivularin, naringenin, apigenin, hispedulin, eriodictyol, suteolin, 5,7,-trihydroxy-6-methoxyflavanone, 4-hydroxywogonin, 7-hy-droxy-5,8-dimethoxy flavane, p-hydroxyben-zaldehyde, p-hydroxybenzylacetone, p-coumaric aicd, protocatechuic acid, ut-solic acid, phytosterol, phy-tosteryl-β-D-glucoside v.v… (Trung Hoa bản thảo).

  1. Tác dụng dược lý:

Dùng thí nghiệm sàng lọc phép ống nghiệm xanh metylen, có tác dụng ức chế rất nhẹ đối với tế bào máu bệnh ung thư máu bạch cầu hạt cấp tính; thí nghiệm sàng lọc phép dùng máy hô hấp tế bào, ức chế tế bào máu bệnh ung thư máu nói trên hiệu suất 75% ((Trung dược đại từ điển).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1: Trị ói máu, khạc ra máu: Hiệp diệp hàn tín thảo tươi 1 ~ 2 lượng, giã nát vắt nước, hòa mật chút ít, nấu cách thủy, uống ấm, ngày 2 lần.

(Tuyền châu bản thảo)

+ Phương thuốc 2:

Trị viêm đường tiểu, tiểu tiện ra máu đau nhức: Hiệp diệp hàn tín thảo tươi 1 lượng, rửa sạch, sắc thang, hòa với đường phèn, ngày 2 lần.

(Tuyền châu bản thảo)

+ Phương thuốc 3:

Trị lỵ ra máu do nhiệt: Tiểu hàn tín thảo 2 lượng, sắc uống.

(Quảng Tây dược thực đồ chí)

+ Phương thuốc 4: Trị kiết lỵ: Hiệp diệp hàn tín thảo tươi 3 ~ 5 lượng, giã nát vắt lấy nước; hoặc cả cây khô 1 lượng, sắc nước uống.

(Phúc Kiến Trung thảo dược)

+ Phương thuốc 5:

Trị viêm gan: Bán chi liên tươi 5 chỉ, Táo đỏ 5 trái. Sắc nước uống.

(Thảo dược dân gian Chiết Giang)

+ Phương thuốc 6:

Trị lao hạch: Bán chi liên 2 lượng, sắc uống

(Thảo dược dân gian Chiết Giang)

+ Phương thuốc 7: Trị trật đả tổn thương: Tiểu hàn tín thảo giã nát, cùng rượu ngâm nấu nóng đắp.

( Quảng Tây dược thực đồ chí)

+ Phương thuốc 8:

Trị tất cả vết thương rắn độc cắn: Hiệp diệp tín thảo tươi, rửa sạch giả nát, vắt nước, điều với rượu vàng (rượu cất từ gạo) chút ít uống ấm, bã đắp nơi đau.

(Tuyền Châu bản thảo)

+ Phương thuốc 9: – Chủ trị: Ghẻ lở nhiệt độc.

– Thành phần: Bán chi liên 30g, Tử hoa địa dinh 20g, Kim ngân hoa 10g, Dã cúc hoa 15g.

– Cách dùng: Sắc nước uống.

+ Phương thuốc 10:

– Chủ trị: Vết thương rắn độc cắn.

– Thành phần: Bán chi liên 60g.

– Cách dùng: Đem Bán chi liên sắc nhỏ, gia thêm nước, rượu lượng thích hợp, nấu 30 phút, trong uống chút ít, ngòai thoa xung quanh miệng vết thương.

(Phối ngũ và nghiệm phương Trung thảo dược)

(Chú ý: Trước khi sử dụng phương này, bạn cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc.)

+ Phương thuốc 11:

– Chủ trị: Bệnh tiểu đường.

– Thành phần: Bán chi liên 30g.

– Cách dùng: Sắc nước bỏ bã, phân 2 ~3 lần uống.

+ Phương thuốc 12:

– Chủ trị: Xơ gan bụng nước.

– Thành phần: Bán chi liên 120g.

– Cách dùng: Sắc nước làm trà uống.

+ Phương thuốc 13:

– Chủ trị: Phế ung (Phổi ung nhọt)

– Thành phần: Bán chi liên 30g, Ngư tinh thảo 30g (bỏ sau), Cát cánh 5g, Ý dĩ nhân 30g.

– Cách dùng: Sắc nước uống.

+ Phương thuốc 14:

– Chủ trị: Ho, khạc máu.

– Thành phần: Bán chi liên 60g, Mật ong 30g.

– Cách dùng: Trước lấy Bán chi liên cho thêm nước, sắc 2 lần, bỏ bã, cho thêm mật ong phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang, liên tục uống 3 ~ 5 ngày.

+ Phương thuốc 15:

– Chủ trị: Lao lim phô.

– Thành phần: Bán chi liên 30g, Hạ khô thảo 15g.

– Cách dùng: Sắc nước, phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang, uống liên tục.

+ Phương thuốc 16:

– Chủ trị: Ung thư phổi, ung thư mũi cổ họng, ung thư trực tràng, ung thư xoang miệng.

– Thành phần: Bán chi liên 30g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g.

– Cách dùng: Sắc nước 2 lần bỏ bã, làm trà uống uống, uống trường kỳ. Có thể sử dụng phối hợp đồng thời với xạ trị, hóa trị.

+ Phương thuốc 17:

Dùng trị ung thư u bướu lấy Bán chi liên 1 lượng, sắc nước 2 lần, sáng chiều phân uống, hoặc thay trà uống.

Theo quan sát 36 ca ung thư thực quản, ung thư phổi, sau khi dùng thuốc bộ phận bệnh nhân cải thiện triệu chứng trước mắt, nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả điều trị tận gốc.

Riêng có dùng Bán chi liên, Bạch anh mỗi vị 1 lượng, sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Dùng trị ung thư phổi, có hiệu quả nhất định cải thiện triệu chứng.

(Trung dược đại từ điển)

Tham khảo thêm:

BÁN CHI LIÊN

 

Tên Việt Nam: Hoàng cầm râu. Tên Hán Việt khác:

Nha loát thảo, Tinh dầu thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách).

Tên gọi:

Hoa có hình dạng như bàn chải đánh răng nên gọi là Nha loát thảo (Nha răng loát: bàn chải).

Tên khoa học:

Scutellaria barbata don = Scutallaria rivulars Wall.

Họ khoa học:

 

Labiatae.

Mô tả:

Cỏ đa niên thân 4 góc, bò ở gốc, mảnh ở ngọn, cao 0,15-0,20m. Lá mọc đối, lá trên không cuống, lá dưới có cuống mảnh, phiến lá hình trứng hẹp đến hình mũi mác, dài 1-2cm, toàn mép môi trên mang một cái khiên rụng sớm, môi dưới tồn tại. Tràng màu xanh 2 môi, môi trên 3 thùy, môi dưới tròn, 4 nhị không thò ra ngoài. Ra hoa vào mùa xuân.

Địa lý:

Sinh ở hai bên bờ ruộng, rãnh nước, nơi ẩm thấp gần nước. Có ở miền bắc nước ta.

Phần dùng làm thuốc: Dùng toàn cây.

Thu hái, sơ chế:

Thu hái vào mùa xuân hạ, rửa sạch phơi nắng cất dùng.

Tính vị:

Vị hơi đắng, tính mát.

Tác dụng sinh lý:

Thanh nhiệt, giải độc, trị ung thư (Cancer), tiêu viêm giảm đau.

Chủ trị:

Dùng để kháng ung thư, có hiệu quả cải thiện chứng trạng ung thư. Trị viêm ruột thừa viêm gan, xơ gan cổ trướng, rắn trùng thú độc cắn, chấn thương.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

4 Comments

    1. Author

      Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nhưng bạn không phải là người có chuyên môn y học thì không nên tự ý sử dụng

      Reply

Trả lời Thuốc chữa bệnh Hủy